Người lính cách mạng trong bài thơ đồng chí đã phải trải qua những khó khăn gian khổ nào

Hướng dẫn

Đề 10: So sánh hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Bài làm

Người lính là một trong những hình tượng trung tâm của văn học cách mạng Việt Nam. Đi vào trang văn trang thơ là những anh bộ đội Cụ Hồ với những phẩm chất đáng quý. Hai tác phẩm Đồng chí (1948) của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969) của Phạm Tiến Duật cũng nằm trong dòng chảy đó.

Hai bài thơ, mỗi bài mỗi vẻ. Ở Đồng chí của Chính Hữu, người đọc bắt gặp hình ảnh người nông dân mặc áo lính giản dị, chân thành, chất phác với hoàn cảnh xuất thân bình dị:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn, ra đi từ những miền quê nghèo khó. Vì chung lí tưởng, chung nhiệm vụ mà họ trở thành người đồng chí sát cánh bên nhau. Khác với những người chiến sĩ trong bài Đồng chí, những người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những chiến sĩ trẻ hồn nhiên, hóm hỉnh, ngang tàng, trẻ trung, phần nhiều là những thanh niên học sinh đi thẳng từ nhà trường ra chiến trường. Họ ngang tàng, hóm hỉnh ngay từ chính câu thơ đầu tiên: “Không có kính không phải vì xe không có kính” – câu thơ mang giọng tranh luận sôi nổi, say sưa của tuổi trẻ. Dòng thơ đầu dài mười tiếng như lời phân trần nguyên nhân khiến xe không có kính. Và người chiến sĩ lái xe trẻ trung đã biến cái không bình thường thành cái bình thường, thậm chí thấy thú vị trước cái không bình thường đó.

Tuy mang một vài điểm khác nhau về độ tuổi, về hoàn cảnh xuất thân nhưng hình tượng người lính trong hai bài thơ đều mang những nét đẹp chung của anh bộ đội Cụ Hồ như tinh thần sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tình đồng đội keo sơn gắn bó, ý chí chiến đấu kiên cường và tinh thần lạc quan, yêu đời.

Trong cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân ta, dù ở thời điểm nào, người lính cũng phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thử thách. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã phải sống những ngày tháng kháng chiến gian truân, vất vả, thiếu thốn. Ai đã từng trải qua đời lính trong những năm tháng đó mới thấm thìa hết những gian nan mà người lính phải trải qua. Một trong những khó khăn mà họ phải đối mặt là căn bệnh sốt rét rừng:

Xem thêm:  Thế nào là một tình bạn đẹp

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Những người nhiễm bệnh đầu tiên cảm thấy ớn lạnh, sau đó người lạnh run cầm cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không đủ, người vã mồ hôi vì nóng và vì yếu. Sau cơn sốt rét là da xanh, da vàng, viêm gan… Viết về điều này, Tố Hữu đã có những câu về anh vệ quốc quân: “Giọt giọt mồ hôi rơi – Trên má anh vàng nghệ”. Thôi Hữu trong bài Lên Cấm Sơn cũng để cập đến căn bệnh ác tính này: “Nước da đã lên màu tật bệnh – Đâu còn tươi nữa những ngày hoa”. Không chỉ để lại nước da xanh, căn bệnh này còn cướp đi sinh mạng của biết bao chiến sĩ. Có những người không chống chọi lại được với bệnh tật và nằm lại ở rừng xanh: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa – Gục lên súng mũ bỏ quên đờì” (Quang Dũng – Tây Tiến).

Không chỉ phải đối mặt với bệnh tật, những ngày đầu kháng chiến, cuộc sống của người lính rất gian khổ thiếu thốn:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Những khó khăn thiếu thốn đó của các anh bộ đội đã hiện lên trong thơ Chính Hữu bằng bút pháp tả thực, một sự thật trần trụi đến xót xa. Nhà thơ Hồng Nguyên trong bài thơ Nhớ cũng kể về những anh lính thiếu thốn quân trang quân dụng, phải đánh giặc bằng vũ khí tự tạo:

Lột sắt đường tàu

Rèn thêm dao kiếm

Ảo vải chân không

Đi lùng giặc đánh

Khi viết về những người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật không nhắc đến những thiếu thốn về quân trang quân dụng mà đề cập đến sự khốc liệt của chiến trường. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe của đoàn xe ra trận trở thành những chiếc xe không kính. Xe không kính vì: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Không có kính nên “Bụi phun tóc trắng như người già”, “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”. Và tác giả đã lạc quan vui vẻ gọi tiểu đội của mình là “tiểu đội xe không kính”. Trên con đường Trường Sơn – nơi mà “một mét vuông có ba quả bom lớn” nhiều chiến sĩ đã phải nằm lại về điều này, có nhà thơ đã viết những câu thơ đầy đau xót.:

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thánh Gióng

Nếu tất cả trở về đông đủ

Sư đoàn tôi sẽ thành mấy sư đoàn?

Dù ở thời điểm nào, chiến tranh cũng luôn là mất mát, là đau thương. Mặc dầu vậy, những chiến sĩ lái xe vẫn vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách lạc quan, trẻ trung. Họ hiện ra với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Tư thế đó là tư thế đi vào lịch sử, tư thế hùng tráng của những anh hùng Trường Sơn.

Dù khó khăn, vất vả như vậy nhưng những chiến sĩ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Dù đứng giữa rừng rét buốt nhưng trên môi họ vẫn nở nụ cười: “Miệng cười buốt gia ‘ (Đồng chí). Họ coi thường thử thách, khó khăn. Câu thơ cho thấy sự lạc quan, bình thản của những con người hồn nhiên, giản dị. Những người lính ấy lạc quan, cười trước khó khăn, chấp nhận mọi thách thức: “Không có kính, ừ thì có bụi – Bụi phun tóc trắng như người già – Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc – Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”, rồi “Không có kính, ừ thì ướt áo – Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời – Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa – Mưa ngừng, gió lùa, khô mau thôi”. Ai đã từng đặt chân đến đường Trường Sơn vào thời chống Mĩ mới thấu hiểu hết gian khổ của người lính lái xe. Đường Trường Sơn gập ghềnh hiểm trở. Mưa rừng Trường Sơn như trút nước. Mùa khô, bụi bay mù trời. Ngày trời quang mây tạnh thì bom giặc Mĩ liên tục trút xuống những đoàn xe nối nhau ra trận. Xe có kính, những chiến sĩ lái xe đã vất vả, xe không có kính lại càng vất vả biết chừng nào.

Sống giữa lửa đạn chiến tranh, những người lính càng thêm yêu thương đùm bọc nhau. Sống những ngày tháng gian khổ, họ sẵn sàng chia sẻ từng cái chăn, tấm áo: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (Chính Hữu – Đồng chỉ). Đó là cái nắm tay xiết chặt hàng ngũ và gạt bớt những khó khăn, gian khổ. Dù bom đạn giặc Mĩ có khốc liệt đến đâu cũng không thể ngăn được những cái bắt tay thân ái của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới – Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Cái bắt tay đó cho thấy sự bất lực của kẻ thù, đồng thời cũng cho thấy sự cộng hưởng niềm vui chiến thắng. Dù trút mưa bom bão đạn song đế quốc Mĩ không sao ngăn được “Bếp Hoàng Cẩm ta dựng giữa trời – Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy – Võng mắc chông chênh đường xe chạy – Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Dừng chân giữa rừng Trường Sơn, những người chiến sĩ động viên, khích lệ nhau cùng hướng về ngày mai tươi sáng. “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, dù không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước thì những chiếc xe vẫn sẽ luôn hướng về miền Nam yêu thương.

Xem thêm:  Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, khổ thơ nào để lại trong em nhiều ấn tượng nhất? Viết đoạn văn nêu rõ lí do

Những ngày tháng gian khổ hi sinh mà thắm tình đồng đội sẽ là những tháng ngày không thể nào quên đối với mỗi người chiến sĩ đã từng sống và chiến đấu bên nhau. Hai bài thơ khác nhau về giọng điệu, về hoàn cảnh sáng tác, về hoàn cảnh xuất thân của những người lính song đều khắc họa rất thật và rất thành công hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ – những “Thạch Sanh của thế kỉ XX” (Tố Hữu).

THỦY BÌNH

Lời nhận xét:

– Kiểu bài so sánh là một dụng đề khó, đòi hỏi tư duy tổng hợp, khái quát và kiến thức sâu rộng về tác phẩm. So sánh hình tượng người lính qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người viết đã chỉ ra những nét giống và khác nhau cơ bản, đặc sắc.

– Bố cục bài viết mạch lạc, lô gích. Sau khi chỉ ra các đặc điểm khác nhau về hoàn cảnh xuất thân, người viết đã đi sâu phân tích những nét tương đồng của hình tượng người lính trong hai bài thơ như: “tinh thần sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tình đồng đội keo sơn gắn bó, ý chí chiến đấu kiên cường vù tinh thần lạc quan yêu đời “

– Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.

Xem thêm Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá tại đây.

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Trong nền văn kháng chiến, có rất nhiều bài văn, bài thơ ca ngợi về tình đồng chí, đồng đội. Không ít bài thơ nói về anh bộ đội cụ Hồ với những tình cảm chân thành, chia ngọt sẻ bùi đầy xúc động. Một trong những bài thơ về tình đồng chí được độc giả đón nhận và gây xúc động nhiều nhất đó là bài Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều gian khổ. Qua tác phẩm, Chính Hữu đã khắc họa lên hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ tình cảm như keo sơn, gắn bó và ý chí vượt qua khó khăn.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ,

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí –Có bao giờ bạn tự hỏi, những người lính cụ Hồ xuất thân từ đâu!? Trong những câu thơ đầu Chính Hữu đã giúp cho bạn đọc biết được những người lính xuất thân từ đâu. Họ đều là những người con từ các vùng nông thôn nghèo, khổ cực. Nơi mà “nước mặn đồng chua” và đất cày lên sỏi đá”. Bằng những câu thơ giàu hình ảnh này, chúng ta có thể hình dung cuộc sống của những người lính trước đây vất vả vô cùng. Chính vì vậy, giờ đây họ cùng ở chiến trường, cùng đồng cảm với nhau, yêu thương nhau và coi như hơn cả ruột thịt. Họ đều là những người tứ xứ, từ các nơi tụ lại, hoàn cảnh khó khăn, đã từng là xa lạ nhưng giờ đây, họ chẳng hẹn mà lại quen nhau. Chính lý tưởng chung đó là bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi kẻ thù đã kết nối những người đồng chí lại với nhau. Xuất thân dù là nghèo khó, dù là nông dân nhưng họ đều mang trong mình lý tưởng cách mạng lớn lao.

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Sang khổ thơ thứ 2 chúng ta lại càng thấy được hoàn cảnh vô cùng éo le của người lính. Có người khi ra trận thì gửi lại ruông nương cho những người thân ở lại. Có người không còn ai, ngôi nhà xác xơ, mặc kệ gió lung lay. Có những người khi ra đi lại nhớ về giếng nước gốc đa, những hình ảnh vô cùng quen thuộc và nhớ da diết. Hoàn cảnh càng éo le càng thấy trân trọng những người lính cụ Hồ, họ sẵn sàng hi sinh tình riêng để ra trận với mục đích bảo vệ quê hương đất nước. Phải yêu quê hương, phải yêu đất nước thế nào họ mới dũng cảm ra đi như thế. Khổ thơ vừa nói lên hoàn cảnh, vừa là sự cảm thông, trân trọng của tác giả đối với những người lính cụ Hồ và cảm phục tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của họ.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

Nếu ở những khổ thơ trên nói về hoàn cảnh, xuất thân nghèo khó của những người đồng chí và thương nhau , gặp nhau như anh em. Đến khổ thơ này chúng ta càng thấy được những vất vẩ khó khăn của họ ở nơi chiến trường. Đó là áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá. Cuộc sống thiếu thốn đến nỗi quần áo mặc trên người cũng không lành lặn. Đặc biệt, giữa đêm rừng buốt giá, chân không giày nhưng miệng vẫn mỉm cười. Trong khổ thơ này, dù tác giẩ khắc họa nên hình ảnh vô cùng thiếu thốn và khó khăn của người lính nhưng nụ cười giữa đêm đông bắc giá đã xua tan đi mọi khó khăn, vất vả. Điều này càng thấy được quyết tâm và ý chí của người lính, sự lạc quan bình tĩnh giữa những khó khăn.

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”

Nỗi vất vả khó khăn được tác giả khắc họa lớn hơn khi họ cùng trải qua những cơn sốt rét. Ở chiến trường và trong rừng trường sơn, sốt rét là căn bệnh mà rất nhiều người lính mắc phải. Đây cũng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của họ do điều kiện sống khắc nghiệt và y tế kém. Qua đây chúng ta càng khẳng định, những người lính ở bên nhau cả những lúc vui buồn và những lúc ốm đau, cận kề cửa tử. Chính vì vậy càng làm cho tính đồng đội thêm gắn kết và thiêng liêng hơn.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Đây chính là câu thơ khẳng định tình cảm keo sơn, thương nhau như ruột thịt. Ở nơi rừng thiêng nước độc này, tình cảm chính là điều tuyệt vời nhất, vật chất có thể là xa xỉ, nhưng tinh thần, tình cảm thì luôn dạt dào. Trong khó khăn, hoạn nạn họ luôn nắm chặt tay nhau cùng vượt qua mọi khó khăn.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Khổ thơ cuối gợi hình ảnh rất lớn. Một bức tranh về tình đồng đội đẹp và thiêng liêng vô cùng. Giữa rừng hoang sương muối nhiều nguy hiểm họ đứng cạnh bên nhau, canh cho nhau và canh quân thù. Câu thơ “chờ giặc tới” cho thấy sự sẵn sàng, quyết tử và luôn trong thế chủ động. Họ không sợ kẻ thù, đối với họ mục đích ra chiến trường chính là đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước để lập lại hòa bình, mang lại bình yên cho những người thân yêu. Vì vậy, tư thế đứng cạnh nhau vô cùng hiên ngang, tinh thần vô cùng lạc quan. Đặc biệt, câu cuối: “Đầu sung trăng treo” chính là hai hình ảnh đối lập nhưng lại hỗ trợ cho nhau, một hình ảnh cực đẹp và gợi hình.

Nói đến đầu súng là nói đến chiến tranh, tàn khốc và đổ máu. Súng chính là thực tại ác liệt của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Trong khi đó trăng treo lại ở trên cao, phía trên đầu súng. Hình ảnh trăng lại là hình ảnh đẹp, biểu tượng của hòa bình, yên ả. Trăng cũng là niềm khát vọng và mơ ước tự do. Hai hình ảnh đối lập nhau lại đặt cạnh nhau, tưởng đối nghịch nhưng lại hòa quyện vào nhau thể hiện sự khát vọng chiến thắng, khát vọng tự do và hòa bình. Nó cũng thể hiện cho niềm tin của những người chiến sĩ vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Đây là hình ảnh vô cùng lãng mạn và cũng xuất hiện nhiều trong thơ của một số nhà văn thời kì kháng chiến. Ví dụ như Quang Dũng cùng từng ví: “súng ngửi trời” , một hình ảnh lãng mạn thể hiện khát vọng tự do, khát vọng chiến thắng và làm dịu đi những mất mát của chiến tranh. Đây chính là đôi cánh nâng đỡ người lính trên mọi gian lao, nếu người lính không có lí tưởng, không có hi vọng vào ngày mai và tin vào chiến thắng thì liệu có thể bền chí, sẵn sàng hi sinh ra tính mạng của mình để ra chiến trường!? Chính Hữu đã nhìn được điều đó, đã thổi vào trong họ những khát vọng, đã lãng mạn hóa cuộc sống chiến trường, đã nâng người chiến sĩ lên một tầm cao lý tưởng mới.

Kết bài

Bằng những hinh ảnh sóng đôi, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, Chính Hữu đã khắc họa lên người lính cụ Hồ vừa mộc mạc, chân thực và mang trong mình khát vọng hòa bình. Họ không phải là những người lính quá lí tưởng hóa về tinh thần hay đời sống, những vần thơ đều miêu tả rất chân thật của sống của họ, nhưng họ sống có lí tưởng, đùm bọc, yêu thương nhau, tình đồng chí đẹp thiêng liêng. Qua đây, chúng ta càng thêm trân trọng những hi sinh của người lính cụ Hồ để sống và cống hiến sao cho xứng đáng với những hi sinh của các bậc cha anh đi trước. Cảm ơn Chính Hữu đã giúp cho chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về những hi sinh, mất mát mà người lính cụ Hồ đã gánh để chúng ta càng yêu và trân trọng, biết ơn đời đời!

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu chuẩn theo bài giảng