Người nổi tiếng còn được gọi là gì
Celeb là gì và ai được gọi là Celeb? Các celebs Việt.

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb? Celeb hay còn gọi là Celebrity là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Theo tiếng anh Celebrity có nghĩa là người nổi tiếng hay Việt Nam còn gọi là sao.

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb

Celeb hay celebrity trong tiếng Anh là cách gọi tương ứng với từ người nổi tiếng. Người nổi tiếng theo định nghĩa của Daniel Boorstin: Người nổi tiếng là người nổi tiếng vì sự nổi tiếng của họ. Từ năm 1962, Daniel Boorstin đã coi danh tiếng là một đặc trưng của nền văn hóa Mỹ, của thế kỷ lúc bấy giờ, tựa như tính thần thánh của các vị thần Hy Lạp hồi thế kỷ 6 trước công nguyên.

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb:Celeb hay celebrity trong tiếng Anh là cách gọi tương ứng với từ người nổi tiếng

Danh tiếng dựa trên sự tạo chế của truyền thông đại chúng đã được nghiên cứu từ nhiều thập kỷ nay tại các nước có nền công nghiệp đại chúng phát triển. Thế nhưng, tới đầu thế kỷ 21, hiện tượng này mới đột ngột trở nên rõ nét trên phông văn hóa Việt Nam, trong khi những nghiên cứu về nó ở nước ta vẫn hết sức ít ỏi.

Việc bình luận về hiện tượng này lúc bấy giờ hầu như đều tự động rơi vào diễn ngôn nhị phân giữa văn hóa tinh hoa (elite) và văn hóa đại chúng (pop), trong đó, hiện tượng ngôi sao thường bị coi là nông cạn và thấp kém, đồng thời là dấu hiệu của sự xuống cấp trong khiếu thẩm mỹ chung, cũng như đạo đức xã hội.

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb: Nhân vật nổi tiếng Thành Long

Góc nhìn này thực chất không phải không thuyết phục, nhưng hoàn toàn không đầy đủ. Mặc dù thật khó phủ nhận việc tạo dệt danh tiếng là một minh chứng khá điển hình cho quá trình đần hóa (dumbing down) của văn hóa đại chúng (từ góc độ báo chí, bằng chứng thường được nêu ra là sự thay thế của thông tin chính thống bằng thông tin giật gân), tuy nhiên, xét tới sự phổ biến, tác động xã hội và sự phức tạp của hiện tượng này thì nó xứng đáng được nhìn nhận một cách đa diện hơn nữa.

Mặc dù đây không phải một thuật ngữ khó hiểu, nhưng việc chọn từ tiếng Việt tương ứng với nó lại không dễ. Trong tiếng Anh, có sự khác biệt tương đối giữa cách dùng chữ star và celebrity, nhất là khi xét tới nguồn gốc của sự nổi tiếng.

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb:Trong tiếng Anh, có sự khác biệt tương đối giữa cách dùng chữ star và celebrity, nhất là khi xét tới nguồn gốc của sự nổi tiếng.

Khái niệm celebrity khác với star ở chỗ star là sản phẩm của một loại phương tiện cụ thể đó là ngành điện ảnh Hollywood. Trong khi đó, celebrity lại xuất hiện trong những điều kiện hậu hiện đại, với sự sản xuất hình ảnh một cách thái quá, dẫn tới việc một số khuôn mặt và thân hình được nhận diện dễ dàng hơn.

Star được hiểu đúng nhất bằng từ minh tinh- một cách gọi tương đối cổ điển thường dành cho diễn viên điện ảnh. Gần đây, trên các văn bản truyền thông bằng tiếng Việt, người ta lại sử dụng chữ sao, hoặc ngôi sao để chỉ những người nổi danh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng rất nhiều người không phải minh tinh.

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb: Sự khác biệt giữa celebrity quốc tế và star Việt Nam

Ngay cả những nhân vật gắn với sự nổi danh hoàn toàn mang tính thêu dệt (ví dụ như Paris Hilton tại Mỹ, hay Phi Thanh Vân tại Việt Nam) cũng được xếp trong nhóm sao. Trong trường hợp này, nghĩa của từ sao gần với celebrity hơn, mặc dù dịch theo nghĩa đen thì nó phải trùng với star.

Nói một cách nôm na, star là danh từ để chỉ những người nổi tiếng ở các lĩnh vực nghệ thuật (cụ thể hơn là điện ảnh), những người thực sự xuất sắc chỉ ở lĩnh vực đó. Còn celebrity (hay được sáng tạo và viết tắt là celeb) là những người nổi tiếng được nhìn nhận một cách bao quát và rộng rãi hơn. Những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới công chúng không chỉ vì những thành tựu của họ trong nghệ thuật.

Không chỉ giới truyền thông tùy tiện khi gọi tên người nổi tiếng, mà ở Việt Nam, những người nổi tiếng cũng rất tùy tiện với tên tuổi của chính mình. Câu chuyện về nữ diễn viên Hàn Quốc Cha Ye-Ryeon làm bẽ mặt Trúc Diễm như một số báo vẫn đưa là một ví dụ rõ nét. Tờ Lao động có viết một bài rằng người nổi tiếng ở Việt Nam sao mà tùy tiện quá. Thế nhưng, không chỉ khi Cha Ye-Ryeon đến Việt Nam và làm bẽ mặt cả giới showbiz Việt (không chỉ Trúc Diễm) với sự chuyên nghiệp và phong cách gìn giữ hình ảnh của mình, vấn đề này mới được nhìn nhận.

Người nổi tiếng còn được gọi là gì
Ảnh minh họa

Người ta luôn đặt ra câu hỏi rằng tại sao trên thế giới các ngôi sao lại được săn đón, tại sao họ luôn được trả những con số kinh khủng như vậy? Ngay cả một ngôi sao rỗng tuếch và không có thành tựu nghệ thuật thực sự nào như Paris Hilton cũng kiếm được bộn tiền mỗi khi họ xuất hiện? Xin thưa, lý do thật ra không quá khó hiểu, các ngôi sao thế giới luôn ý thức và bảo vệ hình ảnh của mình rất kỹ lưỡng, họ luôn dựng lên xung quanh mình những ánh hào quang huyền bí và luôn gây tò mò tối đa đối với công chúng.

Trên thế giới, để mời được một người nổi tiếng nào đó xuất hiện trên thảm đỏ, sẽ phải ký một bản hợp đồng giao ước cực kỳ chặt chẽ. Họ sẽ xuất hiện bao lâu, chụp hình ở đâu, với ai và nói những gì... đều đã có trong hợp đồng và không thể làm khác đi được. Đó là lý do vì sao các nhà báo Việt Nam chỉ được gặp và chụp hình nhóm Backstreetboys trong 30 phút dù nhóm này thực sự đã hết thời từ lâu. Đó là lý do vì sao một ngôi sao hạng B như Cha Ye-Ryeon cũng sẵn sàng quay lưng khi được đề nghị chụp hình với một người không nằm trong danh sách.

Ở trên thế giới, có không ít những bài phỏng vấn, những bức hình quý đều được các ngôi sao bán với giá cao chót vót. Bởi vậy cánh Paparazzi mới có cơ hội để kiếm tiền từ những pha chụp lén. Còn ở Việt Nam nghệ sĩ dễ dàng xuất hiện trên báo chí để nói về những vấn đề thậm chí không hề liên quan tới mình. Rất nhiều những hình ảnh và những thông tin riêng tư của nghệ sĩ như: Chuyện tình cảm, ảnh cưới, chuyện gia đình... xuất hiện trên báo giới đều là do nghệ sĩ tự nguyện dâng hiến. Với nhiều người, miễn là cứ xuất hiện trên báo, còn độc giả sẽ nghĩ gì về mình hay hình ảnh của mình sẽ ảnh hưởng ra sao là điều không phải ai cũng để ý tới.

Cũng có lẽ, không đâu gặp người nổi tiếng dễ như ở Việt Nam, không đâu mà khán giả lại sướng như ở Việt Nam, nơi mà người ta luôn có thể gặp được thần tượng của mình mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Gần như hàng ngày, họ đều có thể thấy các thần tượng hát ở các chương trình truyền hình trực tiếp. Còn nếu muốn gặp trực tiếp cũng không quá khó, bởi các nghệ sĩ của ta dường như không phân biệt show lớn hay show nhỏ, cứ có nơi mời là họ hát, họ xuất hiện. Cho dù đó có là sân khấu lớn hay hát ở hội chợ, siêu thị, đám cưới... ở đâu cũng được, miễn là cát xê phù hợp.

Còn ở đời thường, tại Sài thành giới trẻ luôn biết muốn thấy Quang Dũng thì phải đến quán cafe nào, Thành Lộc thường hay ngồi ở đâu và không hiếm khi người ta thấy một ngôi sao nào đó đang vui vẻ thưởng thức ẩm thực trên vỉa hè hay chém gió ầm ầm trên Facebook. Với làng giải trí Việt, ngôi sao luôn thực sự gần gũi và đời thường đúng nghĩa.

Họ có thể xuề xòa chụp hình với bạn bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, họ có thể đáp ứng mọi lời đề nghị chụp hình chung trong một sự kiện nào đó bất kể người đề nghị là ai. Nói chung, câu hỏi vì sao mà người ta đặt ra ở trên thật ra không quá khó để trả lời. Câu chuyện mầm đá của Trạng Quỳnh ngày xưa dù chỉ nói trong ẩm thực hóa ra vẫn chính xác cả trong làng showbiz. Một món ăn dù có là sơn hào hải vị thì cũng sẽ trở nên tầm thường nếu bạn ăn nó hàng ngày.

Sự nổi tiếng trên một khía cạnh nào đó cũng là một món ăn mà người nổi tiếng chính là đầu bếp. Một món ăn mà chính người đầu bếp cũng không chú trọng gìn giữ và thực khách có thể mua ở bất kỳ đâu dĩ nhiên sẽ không thể nào là một món ăn đắt giá. Vậy nên, dù câu trả lời có là rất dễ dàng thì có lẽ cũng đừng nên hỏi vì sao???

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb: Thời đại bùng nổ của Celeb

Cách hiểu đậm màu sắc hậu hiện đại của Baudrillard sẽ được lôi xuống mặt đất nếu chúng ta nhìn nhận người nổi tiếng là một hàng hóa (commodity) thay vì một diễn ngôn. Rút cuộc, phải có một ai đó có lãi trong toàn bộ quá trình danh tiếng hóa ồ ạt của ngành công nghiệp giải trí. Vật trao đổi then chốt trong ngành công nghiệp này không phải là tiền, mà là công chúng.

Các bài báo, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh v.v. thu hút công chúng, rồi bán họ cho nhà quảng cáo/ nhà tài trợ. Vì thế, trước mỗi thông điệp truyền thông, các nhà giáo dục về truyền thông đều nhắc nhở công chúng phải tự đặt câu hỏi: Ta đang bán đôi mắt của mình cho ai?

Chiến lược tạo lập hình ảnh một ngôi sao không có gì khác biệt với việc tạo lập thương hiệu cho một sản phẩm. Nói cách khác, chiếc Iphone cũng là một celebrity, nếu xét từ góc độ chiến lược xây dựng hình ảnh. Daniel Boorstin đã chỉ ra một khác niệm rất nổi tiếng là những sự kiện ngụy giả (psuedo-event) và những con người ngụy giả (psuedo-man) để phê phán khía cạnh thương mại hóa của ngành công nghiệp danh tiếng.

Ở Mỹ, không chỉ trong lĩnh vực giải trí, mà cả trong giới chính trị, các sự kiện đều được dựng lên cốt để truyền thông đưa tin về nó. Ở Việt Nam hiện nay, tiêu chí đánh giá sự thành công của mỗi sự kiện giải trí không phải là nó có tốt không, mà là truyền thông đưa tin về nó có tốt không. Người nổi tiếng được trả tiền để xuất hiện trong các sự kiện, tạo dáng chụp hình trước tên thương hiệu, rồi sau đó, cả người lẫn thương hiệu cùng xuất hiện trên mặt báo.

Để tránh trở thành kẻ quảng cáo không công, nhiều tờ báo điện tử hiện nay xóa mờ tên thương hiệu trong các bức ảnh kiểu này. Tất nhiên, khi đó, người nổi tiếng càng xứng đáng được đăng hình vì việc đó bỗng nhiên trở nên đạo đức hơn thông qua hành vi khước từ quảng cáo.

Việc xem xét hiện tượng người nổi tiếng dưới góc độ hàng hóa cho thấy có một thỏa ước ngầm làm tiền đề cho sự tồn tại của danh tiếng. Đó là việc chúng ta giả định rằng lựa chọn của số đông là lựa chọn đúng, và hơn nữa, không ai ép được công chúng đọc/xem thứ họ không muốn. Không một cơ quan pháp luật nào có thể quản lý triệt để hiện tượng này, bởi bản thân pháp luật cũng được xây dựng trên tiền giả định về quyền tự do của con người (Ở Việt Nam, các nhà phê bình có thói quen yêu cầu pháp luật can thiệp trong trường hợp không thể dùng ngòi bút để ngăn chặn các thảm họa văn hóa).

Quan điểm nhìn nhận người nổi tiếng như là hàng hóa dẫn tới sự liên nối dễ gây tranh cãi giữa người nổi tiếng với tính tự do của một xã hội. Điều này sẽ bàn tới ở phần bàn luận về chức năng của người nổi tiếng dưới đây.

Celeb là gì và ai được gọi là Celeb: Chức năng của Celeb

Trước khi bàn tới chức năng xã hội của người nổi tiếng, cần phải làm rõvề việc tại sao lâu nay ít ai bàn tới vấn đề này. Do cách nhìn nhận theolối phân tích nhị phân nhìn nhận người nổi tiếng như sự xuống cấp của văn hóa tinh hoa chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận hiện tượng này, nhưng lại gần như là cách tiếp cận duy nhất tại ViệtNam.

Bên cạnh tính thuyết phục của nó thì lối phân tích này không mở ra một cơ hội nào để xem xét tới chức năng xã hội của người nổi tiếng.

Chức năng cân bằng nhu cầu giao tiếp của người đô thị

Nếu xét từ góc độ xã hội học, nhu cầu nhìn trộm, nghe lén của con người được nối dài và đạt tới một trình độmới nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng. Cách đây hơn 70 năm, nhà xã hội học Louis Wirth (Mỹ) đã chỉ ra một đặc trưng xác đáng của đô thị trong bài viết kinh điển Urbanism as a way of life (Đô thị như một lối sống). Đó là sự chuyển đổi từ giao tiếp liên cá nhân (tức là giao tiếp trực tiếp giữa người với người) của lối sống nông thôn trên cơ sở gia đình, họ tộc, làng xóm, sang giao tiếp gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông.

Nói cách khác, truyền thông đại chúng là một trong những đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị. Wirth phân tích: Trong một cộng đồng mà số lượng cá nhân vượt quá khả năng quen biết riêng tư, cũng như việc tụ tập tại cùng một địa điểm là không thể, thì con người cần phải truyền thông với nhau thông qua các phương tiện gián tiếp, nhằm khớp nối những mối quan tâm của các cá nhân lại với nhau thông qua một quá trình ủy thác. Wirth viết tiếp: Những đám đông đại chúng trong các đô thị buộc phải lệ thuộc vào sự thao túng của các biểu tượng, các mẫu rập khuôn (stereotype) do những cá nhân đứng ở hậu trường điều khiển.

Cụ thể hơn, vào thời kỳ tiền văn hóa đại chúng, các cá nhân định vị sự tồn tại xã hội của mình bằng cách trò chuyện với hàng xóm, họ hàng, con cháu. Nhờ mối kết giao trực tiếp ấy mà họ biết mình thuộc về cùng một cộng đồng thông tin, bởi tất cả cùng biết chung một chuyện. Nào là bà X vừa tậu xe mới, ông Y có con trai đỗ đại học, hay con bé Z dính bầu rồi.

Chức năng cung cấp sự đa dạng về căn tính văn hóa

Xem xét vai trò của diễn ngôn người nổi tiếng dưới góc độ ký hiệu học trong một xã hội như ở Việt Nam, nơi mà báo chí vẫn chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ hơn về mặt chính trị thì các văn bản liên quan tới lĩnh vực giải trí-nghệ thuật, là địa hạt giải phóng nhiều diễn ngôn phong phú hơn.

Ở đây, phân tích một trường hợp khá thú vị và chắc chắn còn nhiều tranh cãi. Đó là diễn ngôn về sự nổi tiếng đặt trong bối cảnh phân loại ngôi sao theo nguồn gốc quốc gia. Nhìn từ các văn bản báo mạng, báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, chúng ta thấy tại Việt Nam chủ yếu có các loại ngôi sao sau:

Sao Việt Nam

Sao Trung Quốc

Sao Hàn Quốc

Sao Hollywood (chủ yếu là Mỹ, Anh, Úc)

Nếu xét về lịch sử, thì các ngôi sao Trung Quốc có lẽ tạo cảm giác gần gũi hơn cả đối với người đô thị bởi công chúng đô thị tiếp xúc với các ngôi sao Trung Quốc khi sao Việt Nam còn chưa xuất hiện. Một thế hệ ngôi sao phim kiếm hiệp, hình sự và tâm lý xã hội Trung Quốc (trong phim băng từ thuê ngoài hàng) của các bộ phim như Thần điêu đại hiệp, Xóm vắng, Cảnh sát hình sự v.v. cùng những bộ phim truyền hình Trung Quốc được trình chiếu trên truyền hình cách đây hàng chục năm như Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Bao Thanh Thiên v.v., đã khiến cho hình ảnh các ngôi sao Trung Quốc và Hồng Kông có vẻ người nhà hơn hẳn so với sự bảnh bao và xa ngái của các ngôi sao Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, bất chấp sự gần gũi này, tâm lý không ưa văn hóa Trung Hoa của người Việt Nam vẫn thấy rõ khi nhiều diễn đàn cả thực lẫn ảo cho rằng phim cổ trang của chúng ta không được giống Trung Quốc, hay việc những ngôi sao nữ trót lộ ảnh mặc áo sườn xám bị cộng đồng truyền thông tẩy chay vì không có tinh thần dân tộc.

Khác với sự nghiêm túc và lâm li vốn thấy trong các bộ phim phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc cung cấp một loại ngôi sao vừa xinh với nhu cầu xem phim cho vui. Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân trong giới trẻ thành thị chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, nhưng lại lấy mốc chuẩn là các ngôi sao Hàn Quốc. Những kiểu tóc, những mô típ yêu đương, gu thời trang, hàng hiệu mỹ phẩm, đồ điện tử Hàn Quốc cùng lúc vừa xuất hiện trong phim, vừa đắt hàng ngoài đời. Khuất lấp sau đó là mối giao kết về kinh tế giữa hai quốc gia châu Á.

Vị trí vừa thượng đẳng, vừa lộng lẫy, nhưng cũng vừa trần tục hơn cả dành cho các ngôi sao Hollywood. Họ không phải là người châu Á, vì thế, diễn ngôn về họ thực sự là diễn ngôn về kẻ khác (other). Người Việt Nam mình ai có thể kỳ lạ được như Lady Gaga, rỗng tuếch đến như Paris Hilton, hay tự do như Angelina Jolie. Công chúng cũng thấy thoải mái nhất khi tiếp cận những thông tin riêng tư về các ngôi sao này, một mặt bởi họ không phải mình, mặc khác là nhờ ăn theo hệ thống báo lá cải đã phát triển từ lâu ở các nước Anh Mỹ.

Đối với sao Việt Nam, cái nhìn bao giờ cũng khắt khe hơn hẳn (họ là mình). Họ rất thường xuyên bị đặt trong thế so sánh với ngôi sao ở nước khác, hoặc rơi vào diễn ngôn giữa truyền thống và hiện đại: Phim này giống phim cổ trang Tàu, bài hát này đạo nhạc phim Hàn Quốc, kịch bản điện ảnh kia đạo phim Hollywood v.v.. Nếu như ngôi sao quá nghiêm cẩn thì sẽ bị cho là nhạt nhẽo, còn nếu có quá nhiều vụ bệ bối thì sẽ bị coi là lố lăng, mất gốc, hay sính ngoại.

Chức năng củng cố ý thức hệ

Từ chức năng cung cấp các căn tính vừa phân tích, trong điều kiện xã hội Việt Nam, khó có thể phủ định chức năng ý thức hệ của hiện tượng người nổi tiếng. Nếu như người nổi tiếng đóng vai trò quan trọngtrong xã hội thì sẽ được hình thành và cụ thể hóa, từ đó, tiếp tục được lựa chọn, tranh luận, đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ (có lẽ đó mới chính là nội dung thật của hiện tượng này) thì rất có thể nó phát triển song hành với chủ nghĩa cá nhân, đặt trên cơ sở một nền dân chủ tư sản.

David P. Marshall cho rằng hiện tượng người nổi tiếng là một trong những cơ chế quan trọng để kiến tạo và duy trì mối liên kết mang tính diễn ngôn giữa chủ nghĩa tư bản tiêu dùng, nền dân chủ và chủ nghĩa cá nhân.

Trương Ngọc Ánh đóng cặp ngôi sao hành động Scott Adkins trong phim hành động giả tưởng

Trailer của Abduction cho thấy bộ phim lấy bối cảnh tại Sài Gòn, và nữ diễn viên Hương Ga sẽ sắm một vai trong phim.

Sơn Tùng M-TP, Hồ Ngọc Hà và sự im lặng của hai ngôi sao hạng A

Càng đối diện với những thị phi, sóng gió, 2 ngôi sao này càng im lặng và tỏ ra bình thản như một cách để vượt qua.