Người tìm kiếm thông tin tiếng anh là gì

Sự tìm kiếm thông tin bên ngoài (tiếng Anh: External information search) là nhằm xác định những tiêu chuẩn đánh giá thích hợp của khách hàng.

Người tìm kiếm thông tin tiếng anh là gì

Hình minh họa (Nguồn: payamedini.mihanblog)

Sự tìm kiếm thông tin bên ngoài

Khái niệm

Sự tìm kiếm thông tin bên ngoài trong tiếng Anh tạm dịch là: External information search.

Khi khách hàng nhận ra nhu cầu, họ có thể sẽ sử dụng các thông tin liên quan từ trí nhớ, thông tin này được gọi là thông tin bên trong. 

Nếu không có được những thông tin bên trong thì khách hàng sẽ tìm kiếm những tác nhân bên ngoài liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Quá trình này được gọi là sự tìm kiếm thông tin bên ngoài. 

Ví dụ: Một người bị nhức đầu thì có thể nhớ ra là Panadol có thể giúp họ làm giảm cơn nhức đầu. Sau đó anh ta có thể mua Panadol ở một hiệu thuốc mà không cần tìm kiếm thêm thông tin hay phải đánh giá các chọn lựa. 

Tuy nhiên trong trường hợp khách hàng không thể nhớ bất kì nhãn hiệu thuốc nhức đầu nào thì họ sẽ hỏi bác sĩ, người bán thuốc hoặc hỏi người thân để có thông tin khi đi mua thuốc.

Các nhân tố tác động đến việc tìm kiếm thông tin bên ngoài

Hầu hết khách hàng đều tìm kiếm thông tin bên ngoài ngay trước khi mua hàng và mặt hàng càng quan trọng thì mức độ tìm kiếm thông tin càng cao. 

Hầu hết việc mua sắm của khách hàng là kết quả của việc ra quyết định có giới hạn hay theo thói quen, do đó họ thường không tìm kiếm hoặc tìm kiếm rất ít các thông tin bên ngoài trước khi mua sắm. 

Điều này là rất đúng cho các loại hàng hóa thiết yếu có giá cả tương đối thấp, chẳng hạn các loại thức uống nhẹ, đồ hộp và bột giặt… 

Đối với các sản phẩm dịch vụ quan trọng như tư vấn pháp lí, nhà và xe hơi… khách hàng sẽ cần phải có một lượng đáng kể thông tin trực tiếp từ bên ngoài trước khi mua sắm.

Internet tạo cho khách hàng khả năng tiếp cận nhiều thông tin khác nhau trước khi quyết định lựa chọn mua hàng. 

Có 4 nhân tố cơ bản tác động đến việc tìm kiếm thông tin bên ngoài: 

- Đặc điểm thị trường: Các đặc điểm thị trường bao gồm số lượng các giải pháp, các giới hạn giá cả, hệ thống phân phối và khả năng sẵn có của thông tin. 

+ Số lượng các giải pháp (các sản phẩm, các cửa hàng, các nhãn hiệu) sẵn có càng lớn để giải quyết một nhu cầu nào đó thì dường như càng có nhiều sự tìm kiếm thông tin bên ngoài hơn. 

+ Số lượng, vị trí và khoảng cách giữa các cửa hàng ở thị trường sẽ ảnh hưởng đến số lượng các cửa hàng mà khách hàng sẽ ghé qua trước khi mua hàng, khoảng cách gần nhau của các cửa hàng sẽ làm gia tăng việc tìm kiếm bên ngoài. 

+ Một số nguồn thông tin mà nhiều khách hàng sử dụng là các bảng quảng cáo, nhãn hàng dán trên sản phẩm, thông tin từ nhân viên bán hàng và những người khác có kinh nghiệm với sản phẩm. 

- Đặc điểm sản phẩm: Mức giá sản phẩm càng cao thì khách hàng càng tăng cường việc tìm kiếm thông tin bên ngoài. 

- Đặc điểm của khách hàng: Khi khách hàng có những đặc điểm khác nhau chẳng hạn như sự hiểu biết, kinh nghiệm, tuổi tác, nhận thức về rủi ro... thì việc tìm kiếm thông tin bên ngòai cũng có sự khác biệt. 

Ví dụ: Các loại quần áo thời trang cao cấp thường đi kèm với rủi ro cao, do đó khách hàng phải tìm kiếm thông tin nhiều hơn trước khi mua sắm. 

- Đặc điểm tình huống: Sự khác biệt về tình huống có thể có một tác động quan trọng đến hành vi tìm kiếm thông tin. Bối cảnh thời gian sẽ là yếu tố tình huống quan trọng nhất tác động đến hành vi tìm kiếm thông tin của khách hàng. 

Ví dụ: Khi khách hàng ở trong 1 cửa hàng đông đúc thì sẽ giảm thiểu việc tìm kiếm thông tin. Hoặc người mua sắm đang ở trong tình trạng không được khoẻ thì cũng sẽ giảm việc tìm kiếm thông tin.

(Tài liệu tham khảo: Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009, NXB Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh)

Thế giới phẳng: Làm thế nào để vươn ra
thành global citizen, nắm bắt các cơ hội?
Hoàng Khánh Hòa, NSC Tiến sĩ, Đại Học Missouri – Columbia, Mỹ

Người tìm kiếm thông tin tiếng anh là gì
Trong tất cả mọi thời đại, thông tin thường là yếu tố quyết định thành bại. Tôn tử nói: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Cả biết người và biết ta đều đòi hỏi yếu tố cốt lõi là thông tin: tình hình kinh tế chính trị quân sự của ta, tình hình kinh tế chính trị quân sự của địch. Thiếu thông tin là coi như mù, chẳng làm gì được.

Phần lớn thông tin ngày nay nằm trên Internet, và viết bằng tiếng Anh. Cho nên yếu tố quyết định phát triển sự nghiệp cá nhân của bạn cũng như phát triển đất nước là tìm thông tin bằng tiếng Anh trên Internet.

Toàn cầu hóa (globalization) có nghĩa là các cơ hội kinh tế từ nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam có cơ hội phát triển kinh doanh ra nước ngoài. Và các cơ hội đó đi qua 2 xa lộ chính: Internet và tiếng Anh. Các nước nghèo và các nước giàu có cùng cơ hội như nhau, công dân của nước nghèo và công dân của nước giàu có cùng cơ hội như nhau, đó là lý do tại sao người ta nói “thế giới phẳng”—một sân bóng bằng phẳng cho các bên giao đấu.

Dù bạn là bác sĩ, luật sư, nhà chế biến cà phê, làm luận án tiến sĩ về kinh tế… thì nơi đầu tiên bạn đến để tìm thông tin cho công việc của bạn là Internet, và có lẽ kỹ năng tìm kiếm bạn sử dụng thường xuyên nhất là Google.

Đặt một câu hỏi cho Google thì dễ, ví dụ: “How to roast coffee?” Lướt qua cả trăm câu trả lời tóm tắt, tìm một số bài liên hệ để đọc, thì bắt đầu khó. Chọn ra một vài bài tốt nhất, thì bắt đầu khó hơn. Đọc mỗi bài, có thêm trong đầu một số câu hỏi, rồi theo đường kết nối có sẵn trong các bài, hoặc Google thêm, để tìm lời đáp cho câu hỏi mới của mình, là một nghệ thuật.

Điều quan trọng ở đây là “có thêm trong đầu một số câu hỏi”. Đó là khả năng điều tra (investigation) và phân tích (analytical) của bạn. Thường thì nó chỉ giản dị là chữ “why?”. Ví dụ: trong một bài bạn đọc, có nói “cà phê rang rồi thì để nguội khoảng 24 giờ trước khi dùng”, thì bạn nên có ngay câu hỏi “why?” trong đầu, và nếu trong bài đó không có câu trả lời, thì nên Google tiếp: “Why should we leave roasted coffee to cool for 24 hours before using?”

Tìm kiếm thông tin, mà người ta thường gọi là research, chỉ có vậy, nhưng nó là một nghệ thuật cao độ, đòi hỏi bạn (1) thấy câu hỏi—tức là bạn phải thông minh, có kỹ năng phân tích và điều tra cao và (2) kiên nhẫn tìm kiếm câu trả lời, đồng thời (3) đọc tiếng Anh giỏi.

Điều đáng quan tâm cho chúng ta là hiện nay trình độ research của người Việt nói chung rất thấp, vì rất ít người research bằng tiếng Anh. Muốn giỏi research, các bạn nên bắt đầu làm việc bằng tiếng Anh. Nếu bạn muốn biết người ta khởi nghiệp thế nào, thì Google “How to start a business?” Hoặc nếu muốn khởi nghiệp thì thường gặp những vấn đề gì thì Google “What are the difficulties in starting up a business?”

Chỉ cần sử dụng tiếng Anh thường xuyên như thế, thì bạn có thể đạt được hai mục tiêu quan trọng: (1) tìm ra thông tin từ thư viện lớn nhất của con người—mạng Internet, và (2) giỏi tiếng Anh.

Nếu bạn Google tiếng Việt, tức là bạn tìm thông tin trong một thư viện làng nhỏ xíu, bạn sẽ không có được những thông tin tốt nhất, và sẽ dốt tiếng Anh mãi.

Rất nhiều sinh viên Việt hỏi các câu hỏi mà mình tìm ra câu trả lời dưới 2 phút chỉ bằng Google. Tức là mức độ research của các bạn gần như zero. Hầu như các bạn chẳng hề biết dùng đến Google để tìm thông tin.

Muốn giỏi research thì phải làm research hàng ngày.

Và muốn giỏi tiếng Anh, các bạn phải dùng tiếng Anh hàng ngày.

Mỗi ngày các bạn Google bằng tiếng Anh mấy lần?

Không nhất thiết phải là Google cho các việc quan trọng. Nghe loáng thoáng đâu đó có tin khủng bố nổ bom ở Ấn Độ, các bạn muốn biết tin tức chính xác thì Google “Terrorist bombing in India,” rồi đọc CNN, BBC, Reuters hay Associate Press.

Như thế các bạn có thể theo dõi các tin tức thế giới mà các bạn quan tâm mỗi ngày, bằng tiếng Anh.

Ngày trước, mình dạy tiếng Anh cho các sinh viên Việt Nam qua Mỹ muốn vào đại học ở Mỹ. Nhiều người cho rằng phải học tiếng Anh thật giỏi mới nên vào đại học. Mình khuyên các cô cậu đừng làm thế, cứ xin vào Đại học ngay và học vài môn ít tiếng Anh, như toán, vẽ, thể thao… và học một cua tiếng Anh rất thấp. Các môn như toán, vẽ hay thể thao thì ít tiếng Anh, chỉ cần đọc qua một chút là hiểu được, và vào lớp nghe thầy giảng lại cũng dễ, nhưng nhờ vậy mà mình có điểm đại học ngay và tiếng Anh sẽ giỏi nhờ dùng nó nhiều hàng ngày.

Muốn đọc giỏi tiếng Anh thì bạn dùng tiếng Anh mỗi ngày. Trong nội dung bài này, điều đó có nghĩa là Google tiếng Anh mỗi ngày.

Muốn viết giỏi tiếng Anh thì bạn viết tiếng Anh mỗi ngày. Nếu bạn không làm việc cho một công ty nước ngoài dùng tiếng Anh hàng ngày, bạn vẫn có thể thực tập viết tiếng Anh thường xuyên trong các diễn đàn dùng tiếng Anh.

Muốn nói giỏi tiếng Anh bạn tập nghe và nói mỗi ngày, trong các CLB tiếng Anh chú trọng vào nghe và nói.

Một cách tìm thông tin (research) bằng tiếng Anh khác là các thảo luận trong các diễn đàn dùng tiếng Anh. Bạn có thể bắt đầu research bằng cách dùng câu hỏi của bạn để mở đầu một cuộc thảo luận. Rồi các thảo luận đó có thể đưa bạn xa hơn đến các nguồn thông tin khác.

Tiếng Anh sẽ quyết định ít nhất là 70% sự nghiệp của bạn, nếu không là 90%. Bạn có thể rất giỏi về môn gì đó, nhưng tiếng Anh của bạn tồi, đường tiến của bạn sẽ chậm bằng 1/10 con đường của một người giỏi bằng bạn nhưng đồng thời khá tiếng Anh.

Tìm thông tin (research) cũng vậy. Hai người thông minh ngang nhau, một người giỏi tìm thông tin, một người không. Người giỏi tìm thông tin sẽ tiến nhanh bằng 10 lần người không giỏi tìm thông tin.

Nói tóm lại, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này, hai khí cụ quan trọng nhất cho con đường sự nghiệp của bạn cũng như cho phát triển đất nước là tiếng Anh và tìm thông tin trên Internet. Hai kỹ năng này quan trọng hơn tất cả môn học nào của bạn, dù đó là toán học, luật học, y học hay bất kì môn học nào.

Chúc các bạn một ngày thông thạo.

Mến,

Hoành