Người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào thì bị coi là không hợp lý

       Tuy nhiên trong thực tế sản xuất của người dân, hiện tượng lợi bất cập hại vẫn còn thường xuyên xẩy ra, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, thu nhập, bản thân, xã hội, môi trường…Vì vậy để nâng cao hiệu quả của công tác sử dụng thuốc BVTV để phòng và trị sâu bệnh cho cây trồng, chúng tôi xin giới thiệu cùng bà con về nguyên tắc 4 đúng như sau:

       Trong hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, ngành BVTV thường hướng dẫn tuyên truyền nông dân phải áp dụng  nguyên tắc 4 đúng  gồm : Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

       1. Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc:

      Khi quyết định sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ loài dịch hại cần tham khảo cán bộ chuyên môn BVTV hoặc ban nông nghiệp tại địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần tìm hiểu kỹ xem loại thuốc định mua có an toàn với cây trồng sẽ được phun hay không đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc trừ cỏ

       Thay đổi loại thuốc trong quá trình sử dụng, không nên sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài hoặc từ năm này qua năm khác để ngăn ngừa hiện thượng quen thuốc, kháng thuốc của dịch hại .

       2- Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc

       Phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh . Phun vào lúc trời má, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa, không phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm quá gần ngày thu hoạch (tuỳ thuộc vào thời gian cách ly của từng loại thuốc để xác định thời gian ngừng phun thuốc trước thu hoạch). Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bậnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế (điều này cần có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn xác định đối với từng loại sâu, bệnh ở từng thời kỳ và mức độ sinh trưởng phát triển của cây trồng).

       3. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng .

       Đúng nồng độ liều lượng ở đây bao gồm lượng thuốc và lượng nước trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không được tuỳ ý tăng nồng độ của thuốc cao sẽ gây hại cho người sử dụng, cây trồng, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.

       4. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách .

       Về nguyên tắc này trước hết phải kể từ khâu pha thuốc. Khi quyết định sử dụng thuốc phải tính toán kỹ lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng. Khi pha thuốc nên cho vào bình 1/3 – 1/2 lượng nước rồi cho nước vào rồi khuấy đều, sau đó tiếp tục cho đủ lượng nước còn lại vào khuấy kỹ để thuốc phân tán đều trong nước. Không tự ý hỗn hợp hay nhiều loại thuốc BVTV với nhau bởi khi hỗn hợp có trường hợp làm gia tăng hiệu lực thuốc song có nhiều trường hợp hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực thuốc, hoặc dễ gây cháy nổ, độc hại cho cây trồng và cho người sử dụng. Do đó chỉ thực hiện hỗn hợp thuốc nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hay hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và sau khi hỗn hợp phải sử dụng ngay.

      (*) Lưu ý

      Thông thường chỉ nên phối trộn hai loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát được tác hại ngược lại do quá trình phối trộn. Tuy nhiên, đa số bà con nông dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn và tuỳ tiện phối trộn thuốc BVTV nên hiệu lực phòng trừ dịch hại thấp, ngoài ra còn gây ngộ độc cho cây trồng. Để giúp bà con sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn đối với cây trồng chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:

       Những nhóm thuốc bà con có thể pha trộn:

      - Chỉ nên phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc các nhóm gốc khác nhau thì hiệu quả mới cao như: thuốc nhóm lân phối hợp với nhóm các ba mát, lân + cúc, các ba mát + cúc, các ba mát + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân  hoặc cúc.

     - Chỉ nên phối hợp thuốc có các tác dụng khác nhau như (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn.

     - Chỉ nên phối hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, trừ cỏ với phân bón.

      - Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng,

      - Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh....

     - Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B. Vì thuốc gốc đồng thường có tính kiềm cao, trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính axit. Khi pha trộn với nhau chúng sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực thuốc.

      Để biết chắc chắn hơn bà con nên lấy một ít thuốc nguyên chất pha với lượng tương đương thuốc loại kia trong một cốc sành, sứ, thủy tinh, nhựa, dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan để trong 2 - 5 phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng váng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn các loại thuốc đó với nhau để phun cho cây trồng.

      Nếu đã khẳng định trộn được 2 loại thuốc với nhau thì trong quá trình pha chế, bà con nên lần lượt cho từng loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào khoảng nửa bình khuấy đều sau đó cho loại thuốc thứ 2 vào rồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình đủ lượng nước mình cần. Lưu ý trước khi pha thuốc trong bình phải có một lượng nước vừa phải và không nên cho 2 loại thuốc vào cùng một lúc, nồng độ của mỗi loại phải giữ nguyên như khi dùng riêng rẽ. Sau khi pha phải phun ngay.

       Để tránh hiện tượng quen thuộc đối với các loại dịch hại trên cây trồng, khi sử dụng bà con cần luân phiên các nhóm thuốc có gốc khác nhau.

       Khi phun thuốc tuỳ vào đặc điểm, vị trí gây hại của từng loại dịch hại để hướng vòi phun sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun để thuốc tiếp xúc được nhiều nhất với dịch hại, không đi ngược chiều gió khi phun .

      Như vậy để sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao thì việc hiểu và tuân thủ các nguyên tắc trên là rất cần thiết. Kính mong mọi người lưu tâm và thực hiện tốt.

(Sưu tầm)

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với một trong những thách thức lớn như biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Khoảng 30.000 loài cỏ dại, 10.000 loài côn trùng cùng nhiều loại nấm bệnh, vi khuẩn, virus ảnh hưởng đến cây trồng. Nông nghiệp càng thâm canh thì nguy cơ sâu bệnh càng nhiều. Làm thế nào để nuôi sống chín tỷ người trên thế giới vào năm 2050 theo cách bền vững, thân thiện với môi trường?

Theo các chuyên gia khuyến nông, dùng thuốc bảo vệ thực vật là một trong những cách góp phần hạn chế sâu bệnh, mùa màng ít bị hư hại, song cũng không nên lạm dụng.

Người nông dân cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, khiến nhiều loài thiên địch của sâu bọ biến mất, tăng giá thành đầu tư... Tạo ra nông sản tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không an toàn có thể khiến người nông dân thua thiệt ngay chính trên sân nhà. Bà con cần nắm nguyên tắc gồm đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng cách.

Nắm rõ nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Đúng thuốc: mỗi loại sâu bệnh lại có những đặc tính khác nhau. Bệnh nào thì dùng thuốc đó. Chọn đúng thuốc mới cho hiệu quả bảo vệ năng suất cây trồng. Sản phẩm cần chất lượng, thân thiện môi trường, tránh loại không có trong danh mục cho phép. Bà con có thể tải phần mềm tra cứu Thuốc bảo vệ thực vật miễn phí của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) để tìm hiểu hoạt chất có trong thuốc, hàm lượng, liều lượng và cách sử dụng.

Đúng liều: liều lượng thuốc được hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, không nên lạm dụng vì lượng dư thừa có thể ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi khác, bất lợi đến chính cây trồng. Nông sản khi thu hoạch có thể bị tồn dư thuốc trừ sâu. Nếu tự ý giảm liều lượng khiến cho sâu bệnh không bị tiêu diệt mà còn gây lờn thuốc, khó khăn hơn.

Đúng lúc: các loại sâu bệnh có thể phát triển mạnh ở từng giai đoạn khác nhau. Dựa vào kinh nghiệm làm nông, bà con có thể phát hiện những thời điểm sớm sâu bệnh sinh sôi, phát triển để phun thuốc đúng lúc. Các thời điểm phù hợp để phun thuốc bảo vệ thực vật như trời râm mát, không mưa, không gió to... Hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh vào lúc cây mới ra hoa, trổ bông, sắp đến thời gian thu hoạch.

Đúng cách: thuốc bảo vệ thực vật dạng viên, dạng pha với nước... sẽ có cách sử dụng khác nhau. Người nông dân nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để dùng đúng cách. Khi phun cần chú ý dùng ngay trên sâu bệnh, tính toán hướng gió nếu thuốc thuộc dạng phun. Bà con cũng cần trang bị dụng cụ, thiết bị lao động cần thiết...

Một nông dân Hà Tĩnh phun thuốc khi vừa gieo mạ. Ảnh: Đức Hùng.

Sản xuất, quản lý thuốc bảo vệ thực vật hướng đến môi trường

Nhiều năm nay, cơ quan chức năng và nhà sản xuất tổ chức nhiều chương trình, cung cấp tài liệu hướng dẫn bà con dùng thuốc an toàn, có trách nhiệm, giảm lượng dùng nhưng không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ngành công thương cũng như ngành bảo vệ thực vật từng bước siết chặt thị trường thuốc trừ sâu bệnh trên cây trồng, góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp...

Việt Nam hiện quản lý thuốc theo danh mục, có hơn 4.000 loại được phép sử dụng. Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tức các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) cho phép phải tuân thủ theo quy định.

Thông qua các chương trình như "1 phải 5 giảm", "3 giảm 3 tăng", trong đó có giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà hiện nay chất lượng nông sản tăng lên đáng kể. Một số trái cây của Việt Nam đạt tiêu chuẩn như GlobalGAP, được xuất khẩu sang nhiều nước, có mặt ở những thị trường khó tính như Nhật, châu Âu, Mỹ.

Nhiều công ty sản xuất đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm thân thiện môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững trong ngành nông. Thuốc phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về đăng ký sử dụng của cơ quan chức năng để không gây ra rủi ro cho con người, động vật, môi trường.

Song trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Cùng một loại sâu bệnh trên một loại cây trồng có thể có hàng chục sản phẩm của những công ty khác nhau. Tại một đại lý có đến hàng trăm nhãn thuốc bảo vệ thực vật với nhiều công dụng, hiệu quả. Đại lý và người nông dân có nhiều sự lựa chọn trong mua bán, sử dụng song cũng khiến họ lúng túng.

Anh Kiên (chủ một cửa hàng tại Long An) cho biết, lắm lúc cửa hàng bán thuốc cũng dựa vào thói quen. Người nông dân cũng vì vậy dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhái hàng giả, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.

Công nghệ in 3D, mã QR giúp nhận diện sản phẩm chính hãng

Người nông dân nên tìm hiểu và chọn mua sản phẩm chính hãng của thương hiệu lớn, bán ở các cửa hàng quen thuộc, uy tín. Cần tránh mua phải hàng giả, hàng nhái vì những sản phẩm này không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Sử dụng điện thoại thông minh kiểm tra mã QR, Cap-seal trên sản phẩm là một trong những cách để phân biệt hàng thật, hàng giả.

Nếu chọn mua sản phẩm của Bayer, bà con còn có thể phân biệt hàng chính hãng bằng cách tải miễn phí ứng dụng Bayer CapSeal Advanced phiên bản tiếng Việt tại App Store của Iphone và CH Play cho các dòng điện thoại Android; mua hàng chính hãng, trực tiếp qua mạng với ứng dụng MyAgrolink của Bayer.

Người nông dân nên biết rõ sản phẩm mình cần, kiểm tra kỹ logo Bayer trên sản phẩm trước khi mua, không mua hàng không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường.

Logo Bayer in 3D, quét mã QR trên sản phẩm giúp phân biệt hàng thật, giả.

Cùng với nỗ lực của nhà nước, các doanh nghiệp thuốc có uy tín phát triển công nghệ, phương án hỗ trợ nông dân nhận dạng và chọn lựa đúng sản phẩm chính hãng, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sao cho hợp lý phải đến từ nhiều phía. Nhưng quan trọng vẫn là người nông dân chọn đúng sản phẩm chất lượng, thân thiện môi trường và dùng đúng cách để nông sản an toàn, nâng cao năng suất. Đó cũng là cách để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Kim Uyên