Nguyên nhân nứic ta chia cắt

a) Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI – XVIII:

Do các tập đoàn phong kiến tranh chấp quyền lực đã tiến hành các cuộc chiến tranh phong kiến gây nên tình trạng chia cắt đất nước.

– Thời Nam – Bắc triều:

+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng suy yếu, các thế lực phong kiến nổi dậy tranh cháp quyền lực, mạnh nhất là thế lực của Thái phó Mạc Đăng Dung.

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi, lập ra nhà Mạc, đóng đô ở Thăng Long, gọi là Bắc triều.

+ Nguyễn Kim, một tướng cũ của nhà Lê, chạy vào Thanh Hóa, bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra triều Lê, đóng đô ở Thanh Hóa gọi là Nam triều. Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dởi gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần 40 trận chiến lớn nhỏ đã tởn phá đất nước hết sức nặng nề.

+ Năm 1592, quân Nam triều tấn công ra Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện chiến tranh Nam – Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt, nhưng lực lượng nhà Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi, rồi rút lên cô” thủ ở Cao Bằng cho đến năm 1677.

–   Sự chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài:

+ Do mâu thuẫn trong nội bộ Nam triều: Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyên hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn.

+ Trước tình thế đó, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim đã xin vào trán thủ ở Thuận Hóa (vùng đất từ phía nam đèo ngang đến đèo Hải Vân), sau được giao kiêm lĩnh Trán thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Dần dần, biến khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoởn phong kiến Nguyễn, ra sức xây dựng lực lượng để chống họ Trịnh.

+ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau bảy lần. Cuối cùng, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).

b) Hậu quả của việc chia cắt đất nước đối với tiến trình phát triển lịch sử đất nước:

–   Đất nước chia cắt, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ, là cơ hội cho giặc ngoại xâm nhòm ngó xâm chiếm.

–   Làm hao tổn sức người, sức của của dân, làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa; xã hội không ổn định, đất nước suy yếu.

–   Chiến tranh liên miên, nhân dân phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, đồng ruộng, xóm làng bị triệt phá. Chính quyền phong kiến không quan tâm đến việc phát triển sản xuất, nền kinh tế bị giảm sút, yếu kém, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực.

– Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bị gián đoạn, tâm lí chia rẽ vùng miền ảnh hưởng đến quá trình thống nhất đất nước.

Mục lục nội dung

Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

Câu hỏi in nghiêng trang 108 Lịch Sử 10 Bài 21

Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước.

Lời giải

Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước là:

- Năm 1533, một quan lại cũ triều Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, đưa một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).

- Chiến tranh Nam - Bắc triều đã bùng nổ và kéo dài đến cuối thế kỉ XVI thì Triều Mạc bị lật đổ.

- Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm đã nắm toàn bộ binh quyền.

- Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn ⇒ Xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn.

- Năm 1627-1672, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ và không phân được thắng bại, hai bên đành gảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính quyền riêng biệt.

⇒ Tình trạng đất nước bị chia cắt kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

Xem toàn bộ Soạn sử 10: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

Nguyên nhân:

- Do sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến: Nam triều - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

- Sự ngang tài, ngang sức của các thế lực phong kiến.

Tiến trình

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc - Bắc Triều.

- Năm 1533, Nguyễn Kim với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” cùng cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà).

- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

- Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.