Nguyên nhân quả vải bị sâu đầu

Sâu đục cuống quả vải là một trong những loại sâu bệnh phổ biến ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng quả vải thiều. Để quả vải thiều rộng cửa XK vào các thị trường khó tính, cần phải xử lý triệt để bệnh này.

Nguyên nhân quả vải bị sâu đầu
TS Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện BVTV

Từ đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, năm 2017 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) cho triển khai đề tài xây dựng quy trình canh tác phòng chống bệnh sâu đục cuống vải tại Bắc Giang, đến nay quy trình đã được công nhận và nhân rộng, mang lại kết quả vô cùng tích cực.

Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật (Viện KHNN Việt Nam) chia sẻ, trước đây việc phòng chống sâu đục cuống vải vô cùng khó khăn vì đa phần người dân không nhận biết được do sâu đẻ trứng rất nhỏ, ngay khi vừa nở sâu đã đục vào trong quả và gây hại. Người trồng vải chỉ phát hiện ra khi quả bị rụng hoặc khi ăn quả vải.

Sau khi thực hiện đề tài thành công và xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp sâu đục cuống quả vải, được Bộ NN-PTNT công nhận năm 2012, Viện KHNN Việt Nam tiến hành phổ biến, chuyển giao quy trình tại các vùng vải lớn của cả nước, đặc biệt là tại Bắc Giang.

Hiện nay, do quy định mới về sử dụng thuốc BVTV, Viện BVTV đang triển khai nối tiếp đề tài phòng chống sâu đục cuống vải tại tỉnh Hải Dương nhằm tìm ra quy trình phòng trừ mới trên cơ sở các hoạt chất, danh mục thuốc BVTV mới tại Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, đặc biệt là tăng cường sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học vào quy trình khuyến cáo.

Qua các nghiên cứu đặc tính, sinh thái của loài sâu đục cuống vải, TS Liêm khuyến cáo bà con nông dân trồng vải, giai đoạn phòng trừ tốt nhất là phòng trừ con trưởng thành, đặc biệt là con trưởng thành cái sẽ giảm tối đa sự đẻ trứng, từ đó giảm sự gây hại của sâu đối với quả vải, nhất là lúc gần thu hoạch. Việc để sâu đẻ trứng lên quả vải hay khi sâu non đã chui vào quả vải rồi việc sử dụng thuốc mạng lại hiệu quả rất thấp.

Nguyên nhân quả vải bị sâu đầu
Quy trình phòng trừ sâu đục cuống vải mang lại hiệu quả lớn cho nhà vườn

Cũng theo TS Liêm, về nguyên lý, muốn phòng trừ có hiệu quả bất kỳ loại sinh vật gây hại trên cây trồng đều phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Trong quy trình, các chuyên gia hướng dẫn rất chi tiết từ biện pháp canh tác sao cho cây vải khỏe, tán lá đẹp, thông thoáng, vệ sinh đồng ruộng, có thời gian xử lý ra hoa, có biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì được các loài ký sinh thiên địch nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, khi bắt buộc phải sử dụng thuốc hóa học cần lưu ý thời điểm cây hình thành quả và quả đỏ cuống, bởi đây là giai đoạn sâu gây hại mạnh nhất phải đặc biệt chú ý phòng trừ, nhất là từ trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 khi thấy xuất hiện loại bướm họ cánh phấn chuẩn bị đẻ trứng.

“Nếu trước đây người dân không áp dụng phương pháp phòng trừ đúng, tỉ lệ sâu đục cuống vải có thể lên tới 90%, nếu phòng trừ không đúng cách tỉ lệ quả vải bị sâu cũng phải từ 30 - 40%. Nhưng khi người dân áp dụng đúng theo quy trình chúng tôi khuyến cáo tỉ lệ chỉ dưới 5%, thậm chí có vườn chỉ bị khoảng 2%”, TS Nguyễn Văn Liêm.

NGUYÊN HUÂN

nongnghiep.vn

Quả vải mọi năm quả rất đẹp nhưng năm nay quả gần chín thì trên vỏ quả xuất hiện vết nám, sau đó chuyển sang màu chàm xanh nhưng không bị rụng, số lượng bị nhiều. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Nguyên nhân quả vải bị sâu đầu

Hiện tượng quả vải bị chàm xanh biểu hiện như thế nào ?

Trên vỏ quả thường thấy rõ nhất ở thời điểm khi quả gần chín (trước thu hái 10-15-20 ngày), quan sát kỹ trên vỏ quả thấy xuất hiện các vết nám, sau đó chuyển sang chàm xanh.

Khi chín trên bề mặt vỏ quả xuất hiện những chỗ có màu hồng đỏ xen lẫn có màu chàm xanh, trên mỗi quả xuất hiện các màu sắc không đồng nhất xen kẽ nhau dẫn đến mã quả rất xấu, nhìn như không chín đều, làm giảm giá trị của quả, bán không được giá.

Nguyên nhân quả bị chàm:

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng vải bị chàm/nám, mẫu mã quả xấu, nhìn không bắt mắt. Sau đây là các nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng trên:

Thứ nhất: do vấn đề về kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng không cân đối, không đầy đủ, bón phân không đúng thời điểm, quá muộn hoặc quá sớm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay đa phần bà con ở các vùng trồng vải, nhãn thường sử dụng phân bón hóa học nhanh tan hoặc chậm tan kết hợp thêm việc bón không cân đối, không đúng thời điểm và thường bón gốc(vãi phân trên bề mặt). Điều này làm cho cây phát triển không bền vững, có những thời điểm cây rất cần dinh dưỡng để nuôi quả ngay từ đầu thì không đáp ứng được.

Ngoài ra việc bón quá muộn (đặc biệt là thừa đạm) làm cho quả phát triển mất cân đối, thừa đạm làm cho vỏ quả phát triển không đều giữa các vị trí.

Thừa đạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng chỗ thì phát triển thành thục, chỗ thì đang phát triển do đó cùng một thời điểm (gần chín-quả bắt đầu chuyển màu) trên vỏ quả lại xuất hiện những khoảng vỏ màu xanh bền, chỗ thì màu hồng đỏ (do tế bào nơi đây đã phát triển thành thục-già hóa).

Những chỗ mà vỏ quả có màu xanh do thừa đạm rất dễ bị nấm bệnh gây hại làm cho tình trạng này trở nên khó kiểm soát hơn.

Thứ hai: Do bà con quá lạm dụng thuốc BVTV hóa học, sử dụng thuốc không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng làm cho bề mặt vỏ quả bị ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Khi tốc độ phát triển của vỏ quả không đồng đều cũng dẫn đến hiện tượng quả bị chàm.

Thứ ba: Trong giai đoạn quả chuyển màu (già chín) gặp mưa nhiều, ẩm độ cao. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên đôi khi trên vỏ quả xuất hiện các bào tử nấm bệnh gây hại khiến cho tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn, tỷ lệ bệnh cao hơn.

Thứ tư: Do tán cây không thông thoáng, ảnh hưởng đến khả năng đón ánh sáng trực xạ của bộ lá dẫn đến hiệu suất quang hợp của cây không cao.

Thứ năm: Do nấm bệnh gây hại, bệnh này do nấm Peronophythora litchii gây ra. Nấm có cành bào tử nang phân nhánh kiểu chạc đôi vài lần, cuối cùng cành nhỏ dần đến nhọn ở cuối. Bào tử nang hình trứng hoặc gần tròn, màu nhạt, kích thước 22-30 x 15-23mm.

Các bào tử nấm gây bệnh làm cho các tế bào vỏ quả ngừng sinh trưởng trong thời gian bị bệnh do đó tạo nên hiện tượng vỏ quả phát triển không đồng đều, xuất hiện những chàm xanh khi quả chuyển màu. Nếu bệnh nặng sau này quả bị nứt và thối-thâm nhanh sau khi thu hái.

Tựu chung lại hiện tượng chàm quả do tổng hợp nhiều nguyên nhân tuy nhiên thường là do mất cân đối dinh dưỡng, thiếu vi lượng và siêu vi lượng kết hợp với vỏ quả bị nhiễm một loại nấm.

Khi cây thừa dinh dưỡng đa lượng (đặc biệt là thừa đạm, thiếu Canxi, Silic, Đồng, Magie) cộng thêm nhiễm nấm bệnh sẽ làm cho các vị trí trên vỏ quả phát triển không đồng đều, chỗ thì chậm phát triển (thường mãi giữ màu xanh nõn chuối), chỗ thì phát triển bình thường do đó khi nhìn tổng thể vỏ quả thường tạo ra những khoảng màu khác nhau chỗ chín thì có màu màu hồng đỏ, chỗ thì xanh đan xen nhau làm cho quả có mẫu mã xấu, giảm giá trị kinh tế.

Giải pháp khắc phục hiện tượng quả vải bị chàm xanh:

Chăm sóc thời kỳ sau thu hoạch

Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, loại bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh. Đối với những cây lâu năm cần đốn đau để trẻ hóa cây. Chủ động công tác phòng bệnh bằng những loại thuốc ít độc hại, có tính chọn lọc cao (ưu tiên sử dụng biện pháp sinh học cây bền hơn).

Sử dụng Phân bón hữu cơ HLC 16 phun xịt qua lá kết hợp dưới gốc bón phân hữu cơ hoai mục: Mục đích: tăng sức đề kháng cho cây, phục hồi khả năng sinh trưởng phát triển của cây sau 1 năm cho thu hoạch quả.

Lưu ý: Thời kỳ này cần thúc lộc phát triển thành các đợt lộc, trước đông chí ngừng các biện pháp chăm sóc dinh dưỡng, cần hạn chế vải phát triển lộc đông.

Trước khi ra hoa 20-30 ngày: Dùng 40ml Nano bạc đồng + 40ml Nano Đồng Oxyclorua HLC pha cho 16-20 lít nước phun 1 lần, phun đều 2 mặt lá.

Chăm sóc thời kỳ ra hoa-đậu quả

Cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tổng hợp với mục đích:

+ Chống thối hoa do nấm bệnh, tăng sức sống của hạt phấn, chống sương mai hại hoa và quả non.

+ Tăng tỷ lệ đậu quả, tăng độ bền vững của cuống (dai cuống), chống rụng quả sinh lý.

Nguyên nhân quả vải bị sâu đầu

Sử dụng hỗn hợp các thuốc, chế phẩm sau:

+ Sau khi tắt hoa (rụng cánh hoa 80% trở lên): dùng Canxi Bo HLC phun 2 lần mỗi lần cách nhau 10-15 ngày để giúp chống rụng quả, dưỡng quả non thúc quả phát triển.

Nguyên nhân quả vải bị sâu đầu

+ Trái lớn hơn bà con sử dụng phân bón hữu cơ HLC 16 phun xịt qua lá định kỳ 20 ngày/lần giúp bổ sung dinh dưỡng cân đối, dễ hấp thụ dưỡng trái, mẫu mã đẹp, chất lượng ngon. 

+ Chống chàm, chống nám quả, khô vằn quả, nâng cao chất lượng quả, làm tăng tính đàn hồi, tính bền vững của các tế bào vỏ quả vải, ngăn chặn được tình trạng nứt quả, kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng độ dày của vỏ quả sử dụng phun định kỳ Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua HLC. Bà con chỉ nên sử dụng thuốc BVTV như là một biện pháp cuối cùng khi cần thiết. Đối với sản phẩm Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua có công dụng diệt trừ nấm và vi khuẩn hiệu quả rất cao mà không kháng thuốc đồng thời không độc hại. Ngoài ra sử dụng nano bạc đồng nâng cao khả năng quang hợp của bộ lá qua đó tăng cường khả năng tích lũy các chất hữu cơ (một sản phẩm của quá trình quang hợp) về quả làm cho quả phát triển mạnh và bền vững. 

Nguyên nhân quả vải bị sâu đầu

Dùng 40ml Nano bạc đồng + 40ml Nano Đồng Oxyclorua  với 16-20 lít nước phun đều qua lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.

Trước thu hoạch 10 ngày phun thêm một lần, tăng mẫu mã quả, quả chín đồng đều.

Hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bà con phòng và trị bệnh sương mai hại vải một cách hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con trồng Vải.

Nguồn tham khảo:

http://vietnamnongnghiepsach.com.vn/.