Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Việt á

Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Việt á

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc AIC Group, khi chưa bị bắt - Ảnh: T.L.

Thông tin tự giới thiệu AIC Group trên trang aicgroup.com của công ty cho thấy, hệ sinh thái AIC Group gồm 29 công ty con, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, chuyển đổi số, tài nguyên môi trường đến bất động sản.

Dữ liệu từ hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư) ghi nhận những năm qua AIC Group đã trúng thầu hàng loạt dự án đầu tư công. 

Cụ thể, vào tháng 10-2017, AIC Group trúng thầu gói cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị tiền kỳ, hậu kỳ, hệ thống thiết bị trường quay tọa đàm...  thuộc dự án giải pháp tổng thể nâng cấp kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOVTV từ tiêu chuẩn SD lên HD, giá trúng thầu 91,33 tỉ đồng.

Trước đó, tháng 8-2017, AIC Group trúng thầu gói cung cấp lắp đặt thiết bị phần mềm cổng thông tin điện tử cho học viện trung tâm và 5 học viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giá trúng thầu 30,09 tỉ đồng. 

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, AIC Group trúng thầu nhiều gói thầu cung cấp hệ thống điều hành thông minh cho các địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế…

Thông tin từ hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cũng cho thấy, trong giai đoạn 2017-2018, AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã trúng thầu một loạt gói thầu hàng trăm tỉ trong mảng tài nguyên môi trường tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trong đó có gói thầu số 4 - cung cấp và lắp đặt thiết bị toàn bộ dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bạc Liêu mời thầu, giá trúng thầu 39,4 tỉ đồng.

Gói thầu mua sắm thiết bị quan trắc và phân tích môi trường do Sở Tài nguyên và môi trường Gia Lai mời thầu, giá trúng thầu 26,7 tỉ đồng.

Gói thầu mua sắm thiết bị trạm quan trắc, thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh mời thầu, giá trúng thầu hơn 157,4 tỉ đồng.

Gói thầu mua sắm thiết bị phòng thí nghiệm và thiết bị văn phòng, thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh mời thầu, giá trúng thầu 101,8 tỉ đồng.

Gói thầu cung cấp thiết bị xử lý nước uống tại 162 trường học công lập, thuộc dự án đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước uống tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 1, do Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ninh mời thầu, giá trúng thầu 34,5 tỉ đồng.

Không chỉ vậy, những năm qua AIC Group còn trúng thầu thực hiện hàng loạt dự án xử lý rác thải tại Hà Nội, xây dựng nhà máy xử lý rác tại thị xã An Khê (Gia Lai), và hàng loạt gói thầu xử lý rác y tế tại các bệnh viện công.

Trong lĩnh vực bất động sản, thông tin giới thiệu trên trang aicgroup.com của AIC Group giới thiệu doanh nghiệp này đang triển khai hai dự án bất động sản quy mô lớn, đó là khu đô thị Phật Tích - Bắc Ninh, quy mô xây dựng khoảng 3.000 hecta, dự án khu đô thị Tân An, tỉnh Long An, quy mô xây dựng 500 hecta.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online thì AIC Group còn triển khai các dự án khác như khu đô thị mới AIC Mê Linh, quy mô xây dựng 94,3 hecta (đầu năm 2022, AIC Group đã chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp khác), dự án AIC Xuân Đỉnh, diện tích đất 4.102m2, được cấp phép 12 năm nhưng chưa triển khai. Hầu hết các dự án bất động sản do AIC Group đầu tư đang chậm tiến độ.

Theo đánh giá của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam, Công ty CP Tiến bộ quốc tế - AIC Group được xếp vào nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước, doanh thu của công ty theo báo cáo tài chính năm 2012 đạt hơn 10.000 tỉ đồng.

B.NGỌC

Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Việt á

Công an đọc lệnh khám xét Văn phòng AIC Group tại tòa nhà Lotte Hà Nội - Ảnh: HOÀNG ANH

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến tháng 3-2021, Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC Group) có vốn điều lệ 1.350 tỉ đồng, trong đó bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nắm giữ 76,5% vốn điều lệ.

Thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết trong lần đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần thứ 25 (lần thay đổi gần nhất) vào ngày 8-3-2021, AIC Group có vốn điều lệ 1.350 tỉ đồng. Ông Nguyễn Xuân Nguyên đảm nhiệm chức danh tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật AIC Group, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục làm chủ tịch HĐQT AIC Group.

Hồ sơ doanh nghiệp AIC Group cũng cho thấy đến thời điểm hiện tại, AIC Group có 29 công ty con, kinh doanh 128 ngành nghề, tập trung vào các lĩnh vực: bán buôn máy vi tính, linh kiện điện tử, viễn thông, phần mềm, thiết bị viễn thông; bán buôn máy móc, thiết bị y tế; lập trình máy tính; đầu tư kinh doanh bất động sản; thoát nước và xử lý nước thải; đào tạo tiến sĩ; xây dựng công trình dân dụng; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…

Bảy cổ đông sáng lập AIC Group gồm: ông Trần Việt Phương (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bà Lê Thị Hồng Ly (quận Tây Hồ), bà Đinh Thị Mai Phương (quận Đống Đa), bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (quận Hoàn Kiếm), ông Trần Văn Lợi (quận Hai Bà Trưng), bà Trương Thị Xuân Loan (quận Cầu Giấy), bà Nguyễn Khánh Vân (quận Ba Đình).

Đến nay trong số 7 cổ đông sáng lập AIC Group, có 4 người đã chuyển nhượng hết cổ phần, 3 người tiếp tục nắm giữ cổ phần AIC Group hiện nay là: bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nắm giữ 76.523.300 cổ phần, tương đương khoảng 765,23 tỉ đồng, chiếm 76,5% vốn điều lệ doanh nghiệp, bà Trương Thị Xuân Loan nắm giữ 13.125.120 cổ phần, tương đương 131,25 tỉ đồng, 13,1% vốn điều lệ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hồng Ly nắm giữ 5.926.000 cổ phần, tương đương 59,26 tỉ đồng, 5,9% vốn điều lệ doanh nghiệp, 4,5% vốn điều lệ còn lại do các cổ đông khác nắm giữ.

Ngoài trụ sở chính ở 69 Tuệ Tĩnh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, AIC Group còn có văn phòng đại diện tại 38 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP.HCM; tầng 19 tòa tháp tây trung tâm thương mại Lotte Hà Nội, tại số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội; số 75 đường Âu Cơ, quận Tây Hồ,  Hà Nội; số 181 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Như vậy so với những con số đồn đoán trên mạng xã hội hoặc con số doanh thu được công bố thì vốn điều lệ của AIC Group khá khiêm tốn. Vào năm 2012, khi xếp AIC Group vào nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam cho biết doanh thu của AIC Group năm 2012 đạt khoảng 10.000 tỉ đồng.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, AIC Group được thành lập vào ngày 4-11-2005, với vốn điều lệ khi thành lập là 5 tỉ đồng.

Các lần tăng vốn đáng chú ý của AIC Group trong 17 năm qua là vào ngày 16-10-2009, trong lần đăng ký thay đổi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 8, vốn điều lệ của AIC Group tăng lên 125 tỉ đồng, bà Nhàn nắm 33,5% vốn.

Ngày 22-3-2011, trong lần thay đổi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 9, vốn điều lệ của AIC Group tăng lên 1.000 tỉ đồng, bà Nhàn nâng tỉ lệ vốn lên 55,1%.

Đến ngày 23-3-2020, trong lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp thứ 22, AIC Group tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 1.225 tỉ đồng. Và đến lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp lần thứ 23, vốn điều lệ của AIC Group là 1.350 tỉ đồng.

Trong lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp lần thứ 25 vào ngày 8-3-2021, vốn điều lệ của AIC Group giữ nguyên ở mức 1.350 tỉ đồng, ông Nguyễn Xuân Nguyên, sinh năm 1951 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc AIC Group, bà Nhàn tiếp tục giữ chức chủ tịch HĐQT AIC Group, đồng thời nâng tỉ lệ sở hữu vốn tại AIC Group lên mức 76,5% vốn điều lệ doanh nghiệp như hiện nay.

Ngày 29-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, AIC Group và các đơn vị liên quan. Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên chủ tịch HĐQT AIC Group.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Việt á
"Đế chế" AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 'làm ăn' thế nào?

B.NGỌC

Bộ Công an Việt Nam vừa ra quyết định khởi tố và lệnh bắt giam bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), người từng được tạp chí Forbes xếp trong danh sách những phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam nhưng đang bị xem là đã “thực hiện nhiều dự án tai tiếng.”

Theo truyền thông trong nước, cùng bị ra lệnh bắt giữ với bà Nhàn là Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ trong vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và AIC cùng các đơn vị liên quan.

Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô hôm 29/4 cho biết rằng Cơ quan điều tra của bộ đã ra quyết định khởi tố vụ án, trong đó bà Nhàn, 53 tuổi, và ông Vũ, 55 tuổi, cùng 7 người khác bị cáo buộc có những sai phạm liên quan đến việc mua sắm thiết bị y tế trong quá trình xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng nai, gây thiệt hại tài sản nhà nước 152 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra nói rằng họ đã thực hiện lệnh bắt giam ông Vũ, cũng từng là giám đốc BVĐK Đồng Nai, nhưng không cho biết đã thực hiện lệnh bắt giữ bà Nhàn hay chưa. Trong khi đó, thông tin từ mạng xã hội cho biết bà Nhàn đã ra nước ngoài và thông cáo báo chí của Bộ Công an ra ngày 29/4 chỉ đăng 8 trong số 9 bị cáo bị bắt giam, trong đó không có bà Nhàn.

Trong một đăng tải hôm 29/4 khi có thông tin bà Nhàn bị ra lệnh khởi tố, nhà báo có nhiều ảnh hưởng Trương Huy San, tức Osin Huy Đức, đưa ra hình ảnh bà Nhàn chụp tại Nhật Bản, cùng với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Nhà báo này viết “chị Nhàn” trong ngoặc đơn, theo sau thông tin “vẫn đang tiếp tục hành trình từ Nhật”.

Cũng hôm 29/4, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, được biết tiếng với blog Cô gái Đồ long, nói trong một đăng tải rằng thông tin bà Nhàn bị khởi tố “gây sốc cho rất nhiều người” vì bà “được biết như một nhân vật ‘sân sau’ của nhiều quan chức.’” Bà Trà cũng cho biết rằng bà Nhàn đã có mắt ở Nhật từ tháng 2 năm ngoái và “từ đó chưa quay trở lại Việt Nam, vài lần họp với công ty được báo chí đưa tin và đều là hình thức online.”

Bà Nhàn, quê ở Bắc Ninh, từng được nhận giải thưởng nữ doanh nhân tiêu biểu “Bông hồng vàng” cùng nhiều danh hiệu khác, theo Zing News. Hồi năm 2018, bà Nhàn cũng nhận được huân chương “Mặt trời mọc” do chính phủ Nhật trao tặng cho những đóng góp của bà giúp tăng cường quan hệ và tình hữu nghị giữa hai nước. Trước đó vào năm 2017, bà được Forbes bình chọn vào danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam, trong đó còn gồm có Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người sau này đã bị kỷ luật cảnh cáo và miễn nhiệm trong vụ bê bối nhập khẩu thuốc giả, mua sắm trang thiết bị y tế gây thất thóa lớn cho Nhà nước.

Công ty AIC do bà Nhàn làm chủ tịch được thành lập từ năm 2005, khởi thủy là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xuất khẩu lao động. Theo Thanh Niên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, đến nay công ty này đã mở rộng hệ sinh thái với hơn 10 công ty thành viên và trở thành một tập đoàn hoạt động đa ngành với doanh thu hàng ngàn tỷ đồng. Trong những năm gần đây AIC Group trở thành đơn vị trúng nhiều gói thầu cung cấp trang thiết bị trong lĩnh vực y tế, giáo dục…

Bà Nhàn được nhắc đến nhiều vào năm 2014 khi công ty AIC của bà đứng sau dự án gây tranh cãi của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM với đề án số hóa sách giáo khoa và yêu cầu mỗi học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 phải mua một máy tính bảng. Báo chí Pháp năm 2021 đưa rin rằng bà Nhàn có liên quan đến việc buôn bán vũ khí giữa Việt Nam và Israel.

Tòa nhà công ty AIC của bà Nhàn ở Hà Nội bị công an phong tỏa và khám xét hôm 29/4, theo Thanh Niên.

Đây là vụ khởi tố và bắt giam mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động từ năm 2016, đã lan từ các quan chức chính phủ sang giới doanh nghiệp tư nhân. Chủ tịch tập đoàn FLC Nguyễn Văn Quyết và Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng là hai lãnh đạo doanh nghiệp về bất động sản bị bắt giữ gần đây trong chiến dịch được gọi là “đốt lò” mà báo chí phương Tây cho là đấu đá nội bộ trong Đảng dưới vỏ bọc chống tham nhũng. Cũng trong chiến dịch này, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa và Chủ Công ty Nhật Cường, Bùi Quang Huy, đang bị công an Việt Nam truy nã sau khi bị khởi tố vắng mặt.