Nhà kinh tế học nào đại diện cho trường phái trọng thương?

16II. Các giai đọan phát triển của chủ nghĩa Trọng thương:Chủ nghĩa Trọng thương đã trải qua 2 thời kỳ phát triển sau đây:1. Giai đọan I: ( thế kỷ XV-XVII ): với nội dùng căn bản là coi tiền tệ ( vàng ) là nộidùng căn bản của của cải, của họat động kinh tế. Thời kỳ nầy chủ nghĩa Trọng thương đưa raquan điểm cương lĩnh kinh tế gọi là học thuyết tiền tệ. Trung tâm của học thuyết nầy là bảngcân đối tiền tệ. Bảng cân đối nầy theo hướng thu phải lớn hơn chi, phải đem tiền về càngnhiều càng tốt. Khối lượng tiền tệ chỉ có thể được gia tăng bằng con đường ngọai thương,phải giử lại tiền tệ trong nước, không để tiền chảy ra nước ngoài và bằng mọi cách phải thuhút tiền vào trong nước. Nhà nước phải can thiệp vào họat động kinh tế, trước hết là điều tiếtlưu thông tiền tệ, cấm xuất khẩu tiền tệ, phải tích trữ tiền tệ, hạn chế nhập khẩu hàng hóanước ngoài, lập những hàng rào thuế quan, giảm lợi tức cho vay, giám sát các thương nhânnước ngoài.Do vậy, thời kỳ nầy là thời kỳ “tích lũy tiền tệ” của CNTB, khuynh hướng chung làdùng biện pháp hành chính, tức sự can thiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế.2. Giai đọan II: ( thế kỷ XVI – XVII ) còn gọi là chủ nghĩa Trọng thương thươngmại, mở rộng buôn bán hàng hóa để làm giàu cho quốc gia. Do sự phát triển của sản xuấthàng hóa trong nước và thế giới, học thuyết tiền tệ không còn đáp ứng được nữa và đã thaythế bằng học thuyết trọng thương thương mại. Theo Các Mác đó là chủ nghĩa Trọng thươngthực thụ. Nếu học thuyết tiền tệ chỉ chú trọng có lưu thông tiền tệ thì học thuyết Trọngthương chú trọng cả việc lưu thông hàng hóa, việc tăng thêm tiền tệ trong nước không chỉdừng lại ở lưu thông tiền tệ.Học thuyết Trọng thương đưa ra các biện pháp nhằm phát triển nội thương không hạnchế, mở rộng xuất khẩu, tán thành nhập khẩu với quy mô lớn, khuyến khích công nghiệp chếtạo sản phẩm nhập khẩu. Nguyên tắc nổi tiếng của giai đọan nầy là bán nhiều, mua ít, có nhưvậy tiền sẽ tự động chảy vào trong nước mà không cần sự can thiệp của nhà nước, mặc dù họvẫn thừa nhận nhà nước là một công cụ đắc lực để làm tăng của cải.Như vậy, học thuyết Trọng thương giai đọan nầy đã đọan tuyệt với những tư tưởng cổtruyền được sinh ra trên cơ sở tự nhiên, nó không coi thương nhân và những người cho vaylà những người làm ăn bẩn thỉu, ngược lại nó ca ngơi người làm nghề đó. Chủ nghĩa Trọngthương đã đặt ra những vấn đề thặng dư và đứng trên lĩnh vực lưu thông để giải quyết vấn đềđó.III. Các sắc thái của phong trào Trọng thương:Chủ nghĩa Trọng thương không chỉ xuất hiện ở một nước mà trào lưu tư tưởng kinhtế lớn phát triển ở nhiều nước. Nổi bậc hơn hết là chủ nghĩa Trọng thương ở Anh, Pháp, TâyBan Nha v.v…Song do hoàn cảnh khác nhau nên chủ nghĩa Trọng thương ở những nướckhác nhau có những sắc thái khác nhau.1. Chủ nghĩa Trọng thương ở AnhỞ Anh, chủ nghĩa Trọng thương đạt tới trình độ chín muồi nhất, nó trải qua 2 giaiđọan rõ rệt: học thuyết tiền tệ và chủ nghĩa Trọng thương. Nếu chủ nghĩa Trọng thương ởPháp còn mang tính chất hạn chế tiểu tư sản, thì ở Anh nó mang tính triệt để do trình độ pháttriển CNTB ở Anh chín muồi hơn ở Pháp.Đại biểu cho giai đọan thứ I của chủ nghĩa Trọng thương ở Anh là William Stafford 17( 1554-1612 ). Quan điểm Trọng thương của ông thể hiện rõ nhất trong tác phẩm“ Trình bày tóm tắt những lời kêu ca của đồng bào chúng ta” (1581). Trong đó các hiệp sĩ,thợ thủ công, Fermier, tu sĩ tranh luận với nhau nói lên nhu cầu của mình, họ đại biểu chotầng lớp xã hội Anh lúc bấy giờ. Ông cho nguyên nhân của nạn đắt đỏ ở Anh là do chính phủquá lệ thuộc vào nước ngoài, bán nguyên liệu với giá rẻ và mua với giá đắt làm cho tiền chảyra nuớc ngoài, quần chúng nhân dân nghèo đi. Vì vậy phải giử tiền lại nước Anh, cấm nhậpkhẩu hàng hóa xa xỉ và một số hàng hóa khác, cấm xuất khẩu tiền tệ và buột thương nhânnước ngoài phải chi tiêu toàn bộ trên nước Anh v.v…Rõ ràng giai đọan nầy, những nhàTrọng thương chỉ chú ý vấn đề giử khối lượng tiền tệ không bị hao hụt bằng cách dùngnhững biện pháp hành chính, nhà nước trực tiếp can thiệp vào lưu thông tiền tệ.Đến giai đọan II, sang thế kỷ XVII, công nghiệp Anh đã lớn mạnh, thương nghiệpphát triển, CNTB hoàn toàn thiết lập. Đại biểu cho giai đọan nầy là Thomas Mun ( 15711641 ). Ông là một thương nhân, giám đốc công ty Đông Ấn. Tác phẩm nổi tiếng của ông là:“Bàn về buôn bán giữa Anh và Đông Ấn” (1622). Trong đó ông phê phán gay gắt học thuyếttiền tệ, đồng thời phát triển lý luận về bảng “ Cân đối thương mại”, rằng thương mại là hònđá thử vàng đối với sự phồn thịnh một quốc gia, không có phương pháp nào khác để kiếmtiền trừ thương mại, nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì quỹ tiền tệ sẽ tăng lên. Năm1630, ông viết tác phẩm: “Sự giàu có của nước Anh và mậu dịch đối ngọai”. Tác phẩm nầyđược Các Mác gọi là “Kinh thánh của chủ nghĩa Trọng thương”, trong đó ông coi ngọaithương là công cụ bình thường và tốt nhất để nước nhà trở nên giàu có và tích lũy tiền tệ.Ông đưa ra 2 công thức: H1- T – H2, trong đó H1 > H2; T1 – H - T2, với T2 > T1, đó cũng làphương pháp thu tiền về nước Anh. Ông cho rằng tỉ giá hối đóai phụ thuộc vào Bảng cân đốithương mại.2. Chủ nghĩa Trọng thương ở Pháp:CNTB thời kỳ nầy đã phát triển mạnh ở Pháp, vượt xa nhiều nước. Điều đó làm chochủ nghĩa Trọng thương cũng khá chín muồi so với những nước khác sau Anh. Chủ nghĩaTrọng thương ở Pháp không phải trải qua 2 giai đọan phát triển rõ rệt, nhưng nó đóng vai tròphát triển nhanh chóng sự phát triển nền kinh tế Pháp lúc bấy giờ. Các tác giả tiêu biểu là:Antoine Moncrétien ( 1575-1622 ), Collbert ( 1619-1683 ), Jean Bodin v.v…Các nhà kinh tế Pháp cũng cho rằng, một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiềutiền và khối lượng tiền tệ chỉ có thể được gia tăng bằng con đường ngọai thương. AMoncrétien cho rằng: : “Nội thương là chiếc ống dẫn dầu, ngọai thương là chiếc máy bơm,thương nhân là người nối liền các ngành nghề trong xã hội”…Do vậy phải định hướng sảnxuất theo hướng xuất khẩu, lập hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch, nâng đỡ việc xuất khẩuhàng hóa. Đối với thương nhân thì Collbert cho rằng có thể dành cho họ những quyền ưutiên đặc biệt như: khỏi đi lính, theo tôn giáo nào cũng được v.v..3. Chủ nghĩa Trọng thương ở Tây Ban Nha:Chủ nghĩa Trọng thương Tây Ban nha còn gọi là chủ nghĩa Trọng thương tiền tệ. TâyBan Nha là quốc gia đầu tiên chuyên về hàng hải, nền kinh tế phát triển được là nhờ nhữngphát kiến hàng hải, chinh phục miền đất mới…Các nhà Trọng thương Tây Ban Nha được cũng chủ trương tích lũy nhiều tiền (vàng )để làm giàu cho đất nước. Nhà nước nên cấm mang ra khỏi đất nước các loại quý kim dưới 18bất kỳ hình thức nào, hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa, bớt xén số lượng quý kim trong mỗiđơn vị tiền tệ. Họ tưởng làm như vậy sẽ thu hút được nhiều tiền ( vàng ) từ nước ngoài, tăngthêm khối lượng tiền tệ trong nước và quốc gia Tây Ban Nha sẽ trở nên giàu có, giá cả hànghóa sẽ thấp và đời sống nhân dân sẽ sung túc. Nhưng kết quả trái ngược với mong đợi củahọ: giá cả tăng vọt, đời sống ngày càng cơ cực, nông nghiệp bị bỏ phế, công nghiệp bị biếndạng, còn thương mại lại bị chi phối toàn bộ từ bên ngoài. Một số khác tuy cùng quan điểmtrọng thương, nhưng chủ trương mở mang nông nghiệp, phát triển công nghiệp mới thu hútđược tiền vào trong nước….Tóm lại, trong điều kiện lịch sử của thế kỷ XV, XVI, XVII, quan niệm của chủ nghĩaTrọng thương là một bước tiến lớn trong lịch sử, so với những chính sách thời Trung cổ.Điều nầy thể hiện ở chổ:- Chủ nghĩa Trọng thương lần đầu tiên trong lịch sử đã cố gắng nhận thức và giảithích các hiện tượng kinh tế về mặt lý luận dựa trên những thành tựu tri thức nhân loại, mởra một kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và nhận thức kinh tế trên cơ sở khoa học, đọantuyệt hẳn với những tư tưởng kinh tế thời Trung cổ giải thích hiện tượng kinh tế bằng tôngiáo. Chẳng hạn, họ cố gắng giải thích về CNTB, tìm nguồn gốc của lợi nhuận đầu tiên là lợinhuận thương nghiệp trên cơ sở mua rẻ, bán đắt, kết quả trao đổi không ngang giá …- Về thực tiễn: chủ nghĩa Trọng thương đã tạo ra được sự phát triển trong kinh tế,nhấn mạnh vấn đề cần phát triển, giao lưu, mở mang công nghiệp, phát triển thương nghiệp,phê phán mạnh mẽ nền kinh tế tự túc, tự cấp thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triểnTuy nhiên, bên cạnh những cống hiến trên, chủ nghĩa Trọng thương cũng còn nhiềuhạn chế. Điều nầy thể hiện ở những thành tựu lý luận còn ít ỏi, cách nêu ra và giải quyết vấnđề còn đơn giản, chỉ mô tả bên ngoài, chưa tìm ra được quy luật phản ánh bản chất bên trongcủa những hiện tượng kinh tế, tầm nhìn của họ còn phiến diện, chỉ nghiên cứu lưu thông,không nghiên cứu sản xuất .Tóm lại, như Các Mác nói: “ chủ nghĩa Trọng thương là học thuyết đầu tiên nghiêncứu về CNTB, nhưng CNTB lại đang ở trong giai đọan đầu mới phát triển”. Do đó thiếu sótlà điều không thể tránh khỏi.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Phân tích những điều kiện kinh tế- xã hội làm xuất hiện trường phái Trọng thươngvà nội dung tư tưởng kinh tế cơ bản của trường phái nầy ?2. Trình bày những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Trọng thương qua haigiai đoạn phát triển của nó ?3. Hãy đánh giá một cách khái quát những thành tựu và hạn chế của trường phái trọngthương ? 19Chương IV: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊI . Chủ nghĩa Trọng nông và sự xuất hiện Khoa Kinh tế chính trị:1. Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa Trọng nông:Cũng như phái Trọng thương, phái Trọng nông xuất hiện trong thời kỳ mà chế độphong kiến chuyển dần sang xã hội tư bản, nhưng ở một giai đọan cao hơn, trưởng thànhhơn vào giữa thế kỷ XVIII. Trường phái Trọng nông đã khái quát hóa những tiến bộ mớinhất trong nền kinh tế thế kỷ thức XVIII và đã xuất hiện trong cuộc đấu tranh phê phán chủnghĩa Trọng thương. Cuộc đấu tranh nầy diễn ra ở nhiều nước, nhưng ở nước Pháp nó mangkhuynh hướng Trọng nông. Phái Trọng thương Pháp gắn chặt với chế độ phong kiến chuyênchế, do vậy việc phê phán trường phái Trọng thương Pháp gắn liền với việc phê phán chế độphong kiến.Từ lâu ở nước Pháp chế độ phong kiến thống trị làm cho đời sống nông dân ngàycàng khó khăn, công nghiệp không phát triển, giao thông khó khăn cản trở thương mại, nôngnghiệp bị suy sụp, ruộng đất bị bỏ hoang, nông dân lìa bỏ ruộng đồng đi kiếm sốngv.v…Trung tâm mâu thuẩn kinh tế Pháp lúc nầy là ở nông nghiệp, do đó nhiều học giả Pháptin tưởng cuộc cách mạng phải bắt đầu từ nông nghiệp, đưa nông nghiệp ra khỏi tình trạngbế tắc, suy sụp, vạch rõ con đường và các hình thức phát triển nông nghiệp.Nếu như ở Anh, trung tâm kinh tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Trọngthương là nền công nghiệp lỗi thời công trường thủ công thì ở nước Pháp nó mang màu sắcTrọng nông. Chính trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Trọng nông ra đời. Những đại biểu củatrường phái Trọng nông là: Francoi Kéner ( Quesnay ) ( 1694-1774 ), Boiguillebert ( 16461714 ), Wauban ( 1633-1707 ), Anne Robert Jacque Turgo ( 1727-1781 ), Réné Louisd’Argension ( 1694-1757 ).v.v…2. Nội dùng tư tưởng và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Trọng nông:Trọng nông cho rằng nguồn gốc của cải, sự giàu có của một quốc gia không phải làvàng bạc mà là khối lượng lương thực, thực phẩm dồi dào để thỏa mãn nhu cầu dân chúng.Trong một quốc gia, khối lượng nông sản càng nhiều thì đời sống càng dễ chịu và nếu có dưthừa có thể đem ra nước ngoài đổi lấy những thứ mà trong nước không sản xuất được.Do đó, cần khuyến khích nông nghiệp phát triển, gia tăng diện tích canh tác, cải tiếnphương pháp trồng trọt và giải tỏa nông nghiệp khỏi những gò bó, kiềm hãm phát triển. Chỉcó nông nghiệp mới hưởng được sự giúp đỡ của tự nhiên ( mưa nắng, thời tiết, khí hậu, độmầu mỡ đất đai…), con người chỉ cần bỏ thêm công sức thì số lượng lương thực, thực phẩmsẽ ngày càng gia tăng và đời sống ngày càng sung túc. Sự tự do cũng là một dữ kiện củathiên nhiên và là điều kiện để phát triển. Trong thiên nhiên đã có sự sắp xếp hoàn hảo ( ngày,đêm, bốn mùa, mưa nắng, đất đai, song ngòi …), con người phải tôn trọng sự tự do và trật tựđó. Chính quyền nên để nông dân tự lựa chọn đất đai, cây trồng, phương pháp canh tác, tựdo cạnh tranh và họat động, tự do trao đổi của cải sản xuất được tùy theo lợi ích cá nhân họ.Nhà nước nên tránh can thiệp vào các họat động của các cá nhân của dân chúng, vì sự canthiệp nầy làm sai lệch trật tự tự nhiên, mà trât tự tự nhiên bao giờ cũng coi là hoàn hảo. 20Phái Trọng nông phê phán gay gắt chủ nghĩa Trọng thương. Họ cho rằng lợi nhuậnthương nghiệp có được chẳng qua là chổ các khỏan tiết kiệm chi phí thương mại, vì theo họthương mại chỉ đơn thuần là việc trao đổi những giá trị ngang nhau và trong quá trình traođổi nếu xét dưới hình thức thuần túy thì cả người mua lẫn người bán đều chẳng có gì để mấthay được cả. Tóm lại, thương nghiệp theo các nhà Trọng nông không thể sinh ra của cảiđược, “ trao đổi không sản xuất ra được gì cả”.3. Một số lý luận của Trường phái Trọng nông:- Lý luận về sản phẩm ròng: Trường phái Trọng nông quan niệm rằng sản phẩmcủa người làm ruộng được chia làm 2 bộ phận: một bộ phận dùng để nuôi sống bản thânngười lao động, còn bộ phận kia dôi ra cấu thành sản phẩm ròng. Như vậy, sản phẩm ròng làthu nhập thuần túy của xã hội sau khi trừ đi tiền công. Nếu tổng khối lượng sản phẩm khôngđổi thì giảm bộ phận thức nhất có thể tăng bộ phận thứ hai. Số sản phẩm ròng cấu thành thunhập quốc gia, sản phẩm của người sở hữu ruộng đất. Đại lượng của sản phẩm ròng phụthuộc vào những khỏan đầu tư tư bản, nó là kết quả của sự vận động của tư bản.Theo F. Kéner, những họat động có tính chất sản xuất chỉ có thể tìm thấy trong nôngnghiệp, chứ không thể có trong công nghiệp hay thương mại. Ông nói, trong công nghiệp vàthương mại thì của cải tạo ra chỉ bằng của cải sử dụng, chứ không hề có sự tăng thêm. Nếuthợ thủ công cũng như những người thương buôn chỉ làm công việc pha trộn, kết hợp và chếbiến những nguyên liệu sẳn có, thì giá trị sản phẩm làm ra của họ chỉ bằng giá trị của cácnguyên liệu, trị giá của những thức ăn, đồ vật mà họ dùng để bảo tồn đời sống trong thờigian làm việc. Tóm lại, theo F. Kéner chỉ có nông nghiệp mới sinh lợi, còn công nghiệp vàthương mại là vô bổ. Đó là hạn chế của trường phái Trọng nông.- Biểu kinh tế của F. Kéner: ( Thuyết chu trình luân chuyển kinh tế )( Tableau économique ): Xuất phát từ tư tưởng về sản phẩm ròng, F. Kéner phân chia xã hộithành 3 giai cấp:- Giai cấp sản xuất: gồm những người họat động nông nghiệp, nông dân.- Giai cấp sở hữu: gồm những người nắm giử đất đai, tức địa chủ.- Giai cấp không sản xuất: gồm những người làm việc trong các ngành côngnghiệp, thương mại, công thương gia v.v…Từ đó, F. Kéner đã mô tả một cách rành mạch sự luân chuyển tiền hàng giữa 3 giaicấp theo sơ đồ sau đây:5 tỉ =GNPGiai cấp SX( nông dân )2 tỉ1 tỉ1 tỉGiai cấp sở hữu( Địa chủ )1 tỉ1 tỉGiai cấp khôngSX (công thương gia)