Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là gì năm 2024

Theo ý kiến của cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế gửi đến Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, tại Khoản 5 Điều 63 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Trường hợp nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 5/7/1994 mà không đủ điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19/1/2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước”.

Bộ Xây dựng đã có Công văn số 296/BXD-QLN ngày 9/12/2019 hướng dẫn: “Quy định tại Khoản 5 Điều 63 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP thì đối với những nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước mà bố trí sử dụng từ ngày 19/1/2007 trở về sau được thực hiện giải quyết theo pháp luật về tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước (nay là pháp luật về tài sản công)”. Tuy nhiên hiện nay pháp luật về tài sản công chưa có quy định cụ thể giải quyết các trường hợp này.

Để có cơ sở thực hiện, cử tri đề nghị cần có quy định cụ thể đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước mà bố trí sử dụng từ ngày 19/1/2007 trở về sau mà người đang thuê ở có nguyện vọng mua nhà ở đó.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Thừa Thiên – Huế như sau:

Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở đã quy định cụ thể về việc cho thuê, bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước được bố trí sử dụng từ trước ngày 19/1/2007 (ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước).

Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được bố trí sử dụng từ sau ngày 19/1/2007 thì tại Khoản 5 Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã quy định thực hiện giải quyết theo pháp luật về tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước (nay là pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công).

Hiện nay, việc xử lý tài sản nhà đất là tài sản công được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP đã có quy định các trường hợp tiếp tục quản lý hoặc sắp xếp, bán tài sản công.

Do đó, đối với các trường hợp bố trí nhà ở như cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (như giải quyết di dời, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo Khoản 1 Điều 13 hoặc thực hiện bán tài sản và chuyển quyền sử dụng đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ…).

Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước là một trong các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có thể được bán hoặc cho thuê. Vậy pháp luật hiện hành quy định các loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Pháp luật hiện hành quy định về các loại nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước thuộc diện không được bán tại Điều 62, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Các loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước không được bán

Các loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước không được bán bao gồm:

+ Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia theo quy định của pháp luật;

+ Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất, thu hồi nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện đang thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước;

+ Nhà ở gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công viên, công trình phục vụ mục đích công cộng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Nhà chung cư bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước ngày 10/12/2015 và việc sử dụng độc lập, tự nguyện, có sự đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua;

+ Nhà biệt thự nằm trong danh mục không thuộc diện được bán mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã báo cáo và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước ngày 10/12/2015.

Đối với biệt thự mà địa phương thống kê, rà soát sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì các biệt thự này cũng được quản lý theo các tiêu chí mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/12/2015.

2. Xử lý đối với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán

Đối với nhà ở thuộc diện không được bán, khi Nhà nước thực hiện xử lý nhà ở này thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, người đang thuê được giải quyết theo chính sách hiện hành về nhà ở, đất ở.

Nhà ở xã hội thuộc sở hữu của ai?

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa ...

Khu nhà ở thương mại là gì?

Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Theo đó, nhà ở thương mại được các tổ chức, cá nhân xây dựng với mục đích kinh doanh bất động sản. Chủ đầu tư là người quyết định loại hình bất động sản, thiết kế và giá cả theo cung cầu của thị trường.

Cho thuê mua nhà ở là gì?

Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một ...

Khi nào áp dụng Luật nhà ở?

Sáng nay ( ngày 27/11), với 423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 85,63%), Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), có hiêu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.