Nhà triết học Hy Lạp cổ đại A-ri-xtốt nói

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 12


NĂM HỌC 2017 - 2018

(Thời gian 120 phút)

--------oOo-------

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 12

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu HK II trong chương trình Ngữ văn 12 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc hiểu vào việc tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.


II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài văn viết tại lớp
III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học

Văn học Việt Nam:

- Vợ nhặt (Kim Lân).

- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.

- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.

- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.

Văn học nước ngoài:

- Thuốc - Lỗ Tấn.

- Số phận con người (trích) - Solokhov.

- Ông già và biển cả (trích) - Hemingway.

Nghị luận xã hội :

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Kiến thức tiếng Việt : Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt; Các thao tác lập luận; Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ; Một số phép tu từ từ vựng; Một số phép tu từ ngữ âm

2. Ma trận đề kiểm tra



a. Ma trận

Phần Đọc hiểu

Mức độ
Chủ đề/nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

Đoạn trích bàn về thói đố kị


2

1

1



4


Số câu

Số điểm



2

1,00


1

1,00


1

1,00





4

3




Phần Làm văn

Mức độ
Chủ đề/nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

Câu 1 : Con người cần phải có lòng cao thượng.










1


1


Câu 2 : Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình người trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).








1

1


Số câu

Số điểm












2

7


2

7

b. Đề kiểm tra




I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài đệ nhất thiên hạ, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.

Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự hiến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thoả lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng ngoài trời còn có trời (cao hơn), ngoài núi còn có núi (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.

Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 96-97)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì ?

Câu 2 Theo tác giả, thế nào là đố kị?

Câu 3 Theo anh, chị thói đố kị có những tác hại nào?

Câu 4 Anh/ chị, có đồng tình với quan điểm: Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục không? Vì sao?



II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Con người cần phải có lòng cao thượng.



Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình người trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân). Qua đó anh chị nhận xét gì về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3. Đáp án và thang điểm



Phần

Câu

Nội dung

Điểm




1

Phương thức biểu đạt chính : nghị luận.

0,50

2

Đố kị là không chấp nhận người khác hơn mình;không muốn nhìn thấy người khác thành công.

0,50


3

Tác hại: làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, vi phạm pháp luật

1,00

4

- Đồng tình với quan điểm : học sinh đồng tình và lí giải hợp lí.

1,00

II




LÀM VĂN







1

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Con người cần phải có lòng cao thượng.

2,00




a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

0,25

Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.




b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Con người cần phải có lòng cao thượng.




c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động.




Bàn luận :

- Lòng cao thượng giúp con người sống đẹp hơn, có ích hơn, hạnh phúc hơn.

- Lòng cao thượng là động lực thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống, tạo ra những giá trị tốt đẹp.

- Cuộc sống luôn có những khó khăn thử thách, con người rất cần có lòng cao thượng để chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

* Bài học nhận thức và hành động : Rút ra bài học phù hợp cho bản thân.

1,00



d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.




e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu




2

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình người trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.



5,00




a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.




b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,50

Cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh rừng xà nu




c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.




c.1. Giới thiệu khái quát (tác giả, tác phẩm).

c.2. Vẻ đẹp tình người

Cần phân tích để làm nổi bật những ý sau:

*Giải thích về vẻ đẹp tình người:



* Sơ lược tình huống truyện:Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là thời điểm khủng khiếp nhất trong nạn đói năm 1945. Giữa lúc cuộc sống đang tối sầm vì đói khát, nạn đói được ví như một trận đại hồng thủy có sức tàn phá dữ dội. Tất cả làm lên bức tranh nạn đói thê thảm. Trong hoàn cảnh ấy người ta nghĩ đến việc cứu đói là cấp bách còn hạnh phúc chỉ là thứ xa xỉ, vậy mà Tràng lại lấy được vợ lúc này. Hành động ấy đã làm nổi bật tình huống lạ và độc đáo của câu chuyện, thắp lên tình yêu thương giữa người với người.

* Vẻ đẹp của tình người qua từng nhân vật

- Ở nhân vật Tràng:

+ Hào hiệp, thương người khi chia sẻ miếng ăn với người đàn bà xa lạ đang đói khát; khi cưu mang thị dù mình cũng đang khốn khổ.

+ Chu đáo, ân cần khi mua cho chị ta cái thúng con, cùng thị đánh một bữa no nê, mua 2 hào dầu để đánh dấu ngày "nhặt vợ".

+ Thái độ tình nghĩa và trách nhiệm: xót xa thương cảm khi nhìn vẻ buồn bã của vợ; trân trọng thương yêu mà không hề rẻ rúng; mong muốn "dự phần tu sửa lại căn nhà" nơi Tràng sẽ sống với những người mà anh yêu thương...

-Nhân vật người "vợ nhặt":

+ Ban đầu thị theo Tràng chỉ vì vài câu nói đùa, vài bát bánh đúc mong chạy trốn cái đói.

+Thị đã thất vọng khi chứng kiến gia cảnh khốn khó của Tràng nhưng thị vẫn quyết định ở lại ngôi nhà ấy vì thị hiểu mình đã tìm thấy những điều còn quý giá hơn cả miếng ăn, đó là tình người cao đẹp, đó là tấm lòng nhân hậu của những con người sẵn sàng cưu mang, yêu thương thị khi chính họ đang đói khát.

+ Ngày đầu về làm dâu, thị đã có những biến đổi sâu sắc: vẻ chao chát, chỏng lỏn đã thay bằng sự hiền hậu, đúng mực, nhanh nhẹn trong việc làm, ý tứ trong cư xử.

-Bà cụ Tứ:

Việc con "nhặt vợ" giữa lúc túng đói quay quắt đã khiến bà bất ngờ, ngạc nhiên, nhưng khi đã "hiểu ra bao nhiêu là cơ sự", trong lòng bà tràn ngập tình thương: thương con, thông cảm với người đàn bà xa lại, trăn trở xót xa về bổn phận làm mẹ. Bữa cơm ngày đói thảm hại và câu chuyện nuôi gà là minh chứng sinh động cho tình yêu thương con đày cảm động của người mẹ.

*Nghệ thuật :

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo,cách kể chuyện hấp dẫn,miêu tả tâm lí tinh tế, dựng đối thoại sinh động.

* Nhận xét, đánh giá chung .

Tác phẩm thấm đẫm giá trị nhân đạo: khẳng định sức mạnh của tình yêu thương đồng loại.

- Tình người đã giúp con người vượt lên trên nạn đói, chiến thắng nạn đói, sẵn sàng cưu mang, đùm bọc, chở che cho nhau để hướng tới sự sống.



0,50

0,5


0,75

1,00


0,50
0,50

d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.




e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.










ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10 điểm



Lưu ý: học sinh có thể chứng minh qua hai nhân vật Tràng và bà cụ Tứ vẫn chấp nhận đủ điểm.






Каталог: upload -> 21287
upload -> []
upload -> Rơi vào thế bị động, lúng túng tìm cách chống đỡ
upload -> Avtomat Kalashnikova mẫu năm 1947 (Автомат Калашникова образца 1947 года) ak-47
upload -> TrưỜng cao đẲng sư phạm tw
21287 -> Bch đOÀn trưỜng thpt nguyễn văn hưỞNG
21287 -> TrưỜng thpt mỹ hiệP
21287 -> I. Phần trắc nghiệM ( 5đ) Chọn đáp áp đúng nhất.
21287 -> Trao đổi về Tăng cường triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
21287 -> ĐỀ thi thử thpt quốc gia năM 2019 Môn thi: tiếng anh

tải về 95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn: