Nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào violet

  • Nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào violet
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Tải xuống

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (Bài tập 1).

- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (Bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

3. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, một đồng hồ hoặc mô hình đồng hồ có 3 kim.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên 

Hoạt động của học sinh 

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi “Dấu câu”: 

- TBHT điều hành:

+ Nhân hoá là gì?

+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu: 

- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (bài tập 1).

- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d). *Cách tiến hành: 

Bài  tập 1:

(Cá nhân – Nhóm đôi – Cả lớp)

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Gọi học sinh đọc bài thơ “đồng hồ báo  thức”.

- Cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho học sinh thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng.

- Cho học sinh làm bài  (phiếu học tập).

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.

- TBHT điều hành 

- Đại diện nhóm dán tờ phiếu lên bảng lớp → báo cáo

+ Trong bài thơ trên những vật nào được nhân hóa?

+ Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?

+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 

- Giáo viên củng cố hiểu rõ về các cách nhân hóa.

Bài  tập 2:

(Làm việc nhóm đôi → Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu trao đổi theo cặp. 

- Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.

- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: (Làm việc cá nhân →  Cả lớp)

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

+ Yêu cầu đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

- Giáo viên củng cố cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

- Một học đọc yêu cầu bài tập 1.

- Hai em đọc bài thơ.

- Cả lớp quan sát  các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.

- Học sinh làm bài (phiếu học tập).

- Học sinh chia sẻ nhóm 2 → cả lớp:

+ Kim giờ gọi là: bác, tả bằng từ ngữ: thận trọng nhích từng li, từng li. 

+ Kim phút gọi bằng anh, tả bằng từ ngữ: lầm lì đi từng bước, từng bước.

+ Kim giây gọi bằng bé, tả bằng từ ngữ: tinh nghịch chạy vút lên trước hàng. 

+ ...

- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.

- Một học sinh đọc bài tập 2.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Học sinh trao đổi theo cặp.

- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Một học sinh đọc đề bài tập 3.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ bài trước lớp.

+ Nhiều học sinh lên nối tiếp đặt câu hỏi.

+ Cả lớp nhận xét bổ sung.

Dự kiến đáp án:

a/Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào? 

b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ? 

c/Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?

d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?  

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng phép nhân hóa.

- Tìm trong sách giáo khoa đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa rồi chỉ ra phép nhân hóa đó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào violet

Nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào violet

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Soạn bài Tập đọc lớp 3: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 26 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu Tiếng Việt 3.

>> Bài trước:Luyện từ và câu lớp 3: So sánh - Dấu chấm

Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26

  • Nội dung Tập đọc Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
  • Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26
    • Câu 1 trang 26 sgk Tiếng Việt 3
    • Câu 2 trang 26 sgk Tiếng Việt 3
    • Câu 3 trang 26 sgk Tiếng Việt 3
    • Câu 4 trang 26 sgk Tiếng Việt 3
  • Trắc nghiệm Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Nội dung Tập đọc Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện, sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

Theo PHẠM HỔ

- Bằng lăng: cây thân gỗ, hoa màu tím hồng.

- Chúc: chúi xuống thấp.

Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26

Câu 1 trang 26 sgk Tiếng Việt 3

Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?

Trả lời:

Bằng lăng dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ.

Câu 2 trang 26 sgk Tiếng Việt 3

Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?

Trả lời:

Bé Thơ nghĩ là mùa hoa bằng lăng đã qua vì bé không nhìn thấy bông hoa bằng lăng cuối cùng nở ở trên cao bị khuất phía trên của cửa sổ.

Câu 3 trang 26 sgk Tiếng Việt 3

Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình?

Trả lời:

Để giúp đỡ hai người bạn của mình, sẻ non chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại, sẻ non cố đứng vững khiến bông hoa chúc xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Câu 4 trang 26 sgk Tiếng Việt 3

Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?

Trả lời:

Cả hai người bạn của bé Thơ đều có lòng tốt:

  • Cây bằng lăng muốn dành bông hoa cuối cùng lại để bé Thơ vui.
  • Chim sẻ tốt vì đã đáp xuống cành hoa để hai bạn được gặp nhau.

Nội dung: Ca ngợi tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.

Trắc nghiệm Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trực tuyến.

1. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?

A. Cho bé Lan

B. Cho mùa hoa

C. Cho bé Thơ

D. Cho bé thơ

2. Chuyện gì xảy ra với bé Thơ?

A. Bé Thơ phải về quê

B. Bé Thơ bận đi du lịch

C. Bé Thơ phải đi học

D. Bé Thơ phải nằm viện

3. Vì sao bé Thơ nghĩ mùa hoa đã qua?

A. Vì bông hoa cuối cùng của mùa hoa đã tàn, những cánh hoa héo rũ, rơi rụng

B. Vì bông hoa cuối cùng nở cao hơn cửa sổ, bé không nhìn thấy nó

C. Vì chim sẻ chuyền cành khiến bông bằng lăng cuối cùng đã rơi xuống

D. Tất cả các ý trên

4. Sẻ non yêu quý những ai?

A. Bằng lăng và bé Thơ

B. Cây bằng lăng trong vườn

C. Gia đình bé Thơ

D. Bé Thơ và gia đình của bé

5. Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn mình?

A. Hót se sẻ để bé Thơ chú ý và nhìn ra ngoài cửa sổ.

B. Đáp xuống cửa sổ và cất tiếng gọi bé Thơ đến bên bậu cửa sổ.

C. Đậu trên cành hoa làm cho bông hoa chúc xuống để bé Thơ nhìn thấy.

D. Ngắt những cánh bằng lăng tha vào phòng cho bé Thơ.

6. Tình cảm mà bằng lăng và chim sẻ dành cho bé Thơ là gì?

A. rất muốn bé chú ý

B. rất căm hận bé

C. rất quý mến bé

D. rất muốn được bé yêu thương

7. Nội dung của câu chuyện "Chú sẻ và bông hoa bằng lăng" là gì?

A. Bé Thơ phải đi viện và chỉ có Chim Sẻ và bằng lăng làm bạn

B. Bé Thơ phải đi viện và chỉ có chim sẻ và bằng lăng nhớ nhung, mong ngóng

C. Tình cảm ngưỡng mộ mà bằng lăng và chim sẻ đã dành cho bé Thơ

D. Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bằng lăng và chim sẻ dành cho bé Thơ

8. Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong truyện?

A. Bé Thơ và bông hoa bằng lăng

B. Chú sẻ, bằng lăng và bé Thơ

C. Bé Thơ và chú sẻ

D. Chú sẻ và bằng lăng

>> Bài tiếp theo:Chính tả lớp 3: Tập - chép: Chị em, phân biệt ac/oăc, tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã

...................

Trên đây là tất cả lời giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 hay nhất và chất lượng nhất mà VnDoc muốn gửi tới các bạn học sinh thân mến, giúp các em luyện tập các kiến thức cơ bản trong SGK.

Phần soạn bài Tập đọc lớp 3: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng là phần tập đọc với những gợi ý ngắn gọn các câu hỏi trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 giúp các em hiểu hơn về tình bạn đẹp đẽ, hồn nhiên trong sáng, sự hi sinh và quan tâm lẫn nhau giữa bông hoa bằng lăng và chú sẻ non dành cho bé Thơ đang nằm viện.

  • Tập đọc lớp 3: Chiếc áo len
  • Tập đọc lớp 3: Khi mẹ vắng nhà
  • Tập đọc lớp 3: Ai có lỗi

Ngoài bài Soạn bài lớp 3: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.