Nhân vật chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm là ai

1. Thể loại: Truyền thuyết

2. Tóm tắt truyện

Nhân vật chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Cả ba lần kéo lưới đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại dưới mồi lửa mới nhận ra thanh gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, trên đó có khắc hai chữ “Thuận Thiên”, nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, nhớ đến lưỡi gươm của Lê Thận, ông giắt lưng mang về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp mọi người và kể lại câu chuyện. Ông đem tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm, Lê Lợi  cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh, chiến thắng liên tiếp, quân xâm lược sạch bóng trên lãnh thổ nước ta. 

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Từ đóm hồ mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

3. Bố cục

Truyện chia làm hai phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến "đất nước"): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
  • Phần 2 (còn lại): Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc.

NỘI DUNG [edit]

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

        - Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều tàn bạo khiến nhân dân lầm than, khốn khổ, hận thù chúng đến tận xương tủy.

        - Thế lực của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn yếu.

        - Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân đánh thắng giặc để đem lại sự yên ổn cho nhân dân.

        - Trao cho lưỡi gươm có khắc chữ "Thuận Thiên" qua một người đánh cá tên Lê Thận, lúc đó không ai biết là báu vật.

        - Trao chuôi gươm nạm ngọc cho Lê Lợi khi ông bị giặc đuổi trốn vào trong rừng.

        - Tra lưỡi gươm và chuôi gươm lại với nhau thì vừa in.

  • Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm

        - Sức mạnh của thanh gươm thần là sức mạnh tập hợp từ hai yếu tố đất và nước (thổ và thủy), từ sông nước đến rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược.

        - Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại vừa như in cho thấy sự thống nhất về nguyện vọng, ý chí chống giặc của toàn dân tộc.

        - Chữ "Thuận Thiên" trên lưỡi gươm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, hợp lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

2. Đức Long Quân đòi lại gươm và cách thức trả gươm

  • Hoàn cảnh Long Quân đòi gươm:

        - Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh.

        - Chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và nhà Lê đã dời đô về Thăng Long.

  • Cảnh đòi gươm và trao lại gươm thần

        - Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm.

        - Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa lên tiếng: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân" thì nhà vua nâng gươm hướng về phía Rùa, Rùa Vàng đớp lấy và lặn xuống nước.

        - Việc Long Quân cho Rùa Vàng đòi lại gươm thần và vua Lê trả gươm đã để lại cho hồ Tả Vọng cái tên có ý nghĩa lịch sử: hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm).

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN [edit]

  • Nhờ có sự chính nghĩa, sự ủng hộ đồng lòng của mọi người, mọi miền mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi hoàn toàn.
  • Truyện ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã được Long Quân ủng hộ, được nghĩa quân suy tôn, đã có công đánh thắng giặc, đem lại hòa bình ổn định cho dân tộc.
  • Truyện nói lên nguyện vọng của nhân dân: không phải dùng đến vũ khí chiến tranh, mong muốn sự hòa bình, hạnh phúc.
  • Truyện giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm:

        - Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh.

        - Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta. Khi có giặc, cần phải cầm gươm đánh giặc, khi hòa bình không cần cầm gươm nữa.

        - Cảnh giác, răn đe đối với những kẻ có ý dòm ngó nước ta. "Trả gươm" cũng có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó.

MỞ RỘNG [edit]

Một vài hình ảnh về hồ Hoàn Kiếm:

Nhân vật chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm là ai
 
Nhân vật chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm là ai

Một vài hình ảnh về Rùa ở hồ Hoàn Kiếm:

Nhân vật chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm là ai

(Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm (chết đầu năm 2016) đã được đưa từ Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) về đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) để trưng bày và lưu giữ)

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đề bài

Gươm thần là một "nhân vật" vô cùng quan trọng trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Hãy nêu những cảm nhận của em về "nhân vật" này.

Lời giải chi tiết

      Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

      Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").

      Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

      Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

      Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

      Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.

Loigiaihay.com