Nhân viên y công tại bệnh viện là làm gì năm 2024

Dự thảo nêu rõ tiêu chuẩn của nhân viên y tế thôn, bản như sau: Về trình độ chuyên môn, đào tạo, nhân viên y tế thôn, bản cần hoàn thành (có chứng chỉ hoặc chứng nhận) chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế quy định; tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản; có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Nhiệm vụ, phạm vi khám bệnh, chữa bệnh của nhân viên y tế thôn, bản

Theo dự thảo, nhân viên y tế thôn, bản có nhiệm vụ làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chuyên môn y tế khác bao gồm: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục người dân tại thôn, bản về bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, các bệnh không lây nhiễm và phòng chống dịch bệnh.

Vận động các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai và hướng dẫn thực hiện cho người dân tại thôn, bản; tuyên truyền, vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em; vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván, đến cơ sở y tế để sinh đẻ, đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế thôn, bản lập danh sách trẻ em thuộc diện tiêm chủng theo quy định, theo dõi phát hiện biến chứng sau tiêm chủng; phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản; tham gia quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn; tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng; tham gia công tác dân số và thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.

Ngoài ra, nhân viên y tế thôn, bản hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số triệu chứng, bệnh thông thường; tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (trạm y tế xã).

Nhân viên y tế thôn, bản tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ; quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản; hướng dẫn người dân sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử; thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.

Theo dự thảo, nhân viên y tế thôn, bản thực hiện nhiệm vụ tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi sau: Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn; xử trí ban đầu, chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng; chăm sóc thai nghén, phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Bên cạnh đó, xử trí ban đầu và hỗ trợ chuyển tuyến đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh; xử trí đẻ rơi cho phụ nữ mang thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; hướng dẫn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ; hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi; tham gia hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: cân, đo, chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ dưới 05 tuổi; hướng dẫn, tư vấn thực hiện kế hoạch hoá gia đình; cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.

Nhân viên y tế thôn, bản tham gia quản lý, tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, tâm thần, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.

Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ

Các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản được đề xuất gồm 18 nội dung: Đại cương giải phẫu - Sinh lý người; thuốc thiết yếu và cách sử dụng thuốc; tổ chức, hoạt động của y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; truyền thông - Giáo dục sức khỏe; dân số và phát triển; nhận định một số dấu hiệu toàn thân, dấu hiệu nguy hiểm; cấp cứu ban đầu…

Ngành Y tá có mặt ở Việt Nam từ khi có cụm từ “bác sĩ” và đến nay ngày càng thể hiện rõ vai trò trong việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến những sĩ tử mùa thi mới này hệ thống thông tin về ngành Y tá: Các hạng mục công việc và triển vọng phát triển trong nghề.

Khái quát về ngành Y tá

Ngành Y tá tại Việt Nam

Ngành Y tá tại Việt Nam được tuyển sinh đào tạo những khóa đầu tiên từ nửa đầu thế kỷ 20, với những lứa sinh viên tốt nghiệp phục vụ trực tiếp cho kháng chiến.

Người Y tá thuở sơ khai đảm nhiệm công việc “phụ giúp” bác sĩ tại các bệnh viện, chăm sóc thuốc men cho cán bộ chiến sĩ và người dân khi đau ốm.

Nhân viên y công tại bệnh viện là làm gì năm 2024

Y tá và Điều dưỡng viên có phải cùng một nghề

“Y tá” là cụm từ được biết đến trước tại Việt Nam với nhiệm vụ thăm khám ban đầu, hỗ trợ bác sĩ, chăm sóc bệnh nhân nằm viện. Thuật ngữ “điều dưỡng xuất hiện muộn hơn nhưng được dùng thay thế dần cho “y tá”.

Thực chất, nhiệm vụ của người Điều dưỡng viên khá rộng, bao gồm: Trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, tuyên truyền – giáo dục cách chăm sóc sức khỏe cho người dân,… Tuy nhiên, ở Việt Nam, người Điều dưỡng chủ yếu làm nhiệm vụ như một người Y tá, và thường được gọi tên Y tá điều dưỡng.

Triển vọng việc làm ngành Y tá

Nhu cầu nhân lực y tá điều dưỡng chất lượng cao

Hiện nhân lực y tá điều dưỡng vẫn luôn trong tình trạng cung chưa đáp ứng đủ cầu. Tỷ lệ điều dưỡng ở Việt Nam hiện mới đang chỉ đạt 2 người/1 bác sĩ – một con số rất thấp so với yêu cầu chiếm 70% lực lượng ngành Y tế.

Nhân viên y công tại bệnh viện là làm gì năm 2024

Hiện y tá điều dưỡng được chào đón tại mọi cơ sở y tế với trạm y tế, bệnh viện công các tuyến, bệnh viện tư nhân, bệnh viện đa khoa quốc tế. Nhu cầu lớn này mở ra cơ hội việc làm, cơ hội được cống hiến cho các bạn trẻ có niềm đam mê với việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

Các bệnh viện lớn tuyển sinh y tá điều dưỡng không phân biệt cấp bậc học. Dù là bạn học hệ đại học hay cao đẳng, chỉ cần có bằng cấp đạt chuẩn, kiến thức sâu và tay nghề vững thì bạn luôn được đón chào tạo những cơ sở y tế nổi tiếng bậc nhất như Vinmec, Thu Cúc, Hồng Ngọc,… với mức thu nhập hấp dẫn.

Bên cạnh hệ thống bệnh viện, người Y tá điều dưỡng có thể đảm nhiệm công việc chăm sóc người bệnh, người cao tuổi, người khuyết tật tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, Viện dưỡng lão. Ngoài ra, các cử nhân cũng có thể lựa chọn làm việc tại một số nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng với vai trò y tá tại một số bệnh viện tư và viện dưỡng lão với thu nhập cao.

Các hạng mục công việc mà người Y tá điều dưỡng đảm nhiệm

Tại Việt Nam, người Y tá điều dưỡng đảm nhiệm những hạng mục công việc chủ yếu sau đây:

Y tá điều dưỡng tại bệnh viện, trạm y tế:

  • Tiếp nhận bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ trong công tác khám bệnh
  • Theo dõi sức khỏe bệnh nhân nằm viện theo bệnh án

Nhân viên y công tại bệnh viện là làm gì năm 2024

  • Trực tiếp tiêm truyền, cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú
  • Hướng dẫn bệnh nhân chế độ dinh dưỡng, vệ sinh trong và sau khi nằm viện

Y tá điều dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Viện dưỡng lão Việt Nam:

  • Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc thuốc men, ăn uống cho bệnh nhân theo kế hoạch

Ngành Y tá là gì và đảm đương những nhiệm vụ cụ thể ra sao? – Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn có câu trả lời đầy đủ. Chúc các bạn trẻ yêu thích ngành Y có một sự khởi đầu vững chắc nhất và thành công với sự nghiệp của mình!