Nhật thực cuối cùng của thập kỷ là gì

Bản đồ của Time and Date mô tả vùng có thể quan sát nhật thực. Vùng màu đỏ đậm có thể quan sát nhật thực toàn phần, các vùng màu nhạt dần có thể quan sát nhật thực bán phần. Phần mặt trời bị che phủ tương ứng với độ đậm của vùng được tô màu - ảnh: TIME AND DATE

Ở Indonesia, Singapore thuộc Đông Nam Á, một số nước Nam Á và Tây Á như Ấn độ, Oman, Ả Rập Saudi…, người dân có thể thấy nhật thực toàn phần hình khuyên, khi đó bóng đen của mặt trăng sẽ "ăn" toàn bộ mặt trời, chỉ để lại một quầng sáng rực rỡ xung quanh và khiến bầu trời tối lại.

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ là gì

Nhật thực - ảnh: NASA

Kết quả định vị tại TP HCM của trang Time and Date cho thấy nhận thực sẽ bắt đầu từ 10 giờ 36 phút sáng 26-12 theo giờ Việt Nam, đạt đỉnh lúc 12 giờ 31 phút với phần mặt trời bị che phủ khoảng 70%. Nhật thực sẽ hoàn toàn kết thúc vào lúc 14 giờ 20 phút chiều.

Tuy nói là bị "ăn", nhưng phần ánh sáng còn lại từ mặt trời vẫn hết sức rực rỡ. Vì vậy để quan sát nó, mọi người cần chuẩn bị một chiếc kính đủ an toàn để bảo vệ mắt khỏi các tia có hại từ mặt trời và không nên nhìn chằm chằm vào cảnh tượng này quá lâu.

Trong năm 2019 đã có một lần Nhật thực toàn phần vào ngày 2/7, nhưng không nhiều người được ngắm do điều kiện thời tiết không cho phép. Ở Việt Nam thì cũng không, vì nó xảy ra vào lúc... 11h đêm. Nhưng tới đây, ngày 26/12, chúng ta sẽ kết thúc năm bằng một lần Nhật thực nữa. Đó là nhật thực hình khuyên (annular eclipse), và lần này đảm bảo bạn sẽ được ngắm nó một cách trọn vẹn.

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ là gì

Ngày 26/12, chúng ta sẽ kết thúc năm bằng một lần Nhật thực hình khuyên (annular eclipse)

Nhật thực hình khuyên, còn gọi là Nhật thực "vòng lửa", là một dạng của nhật thực toàn phần, xảy ra khi Mặt trăng di chuyển chắn trước Mặt trời, che đi hình ảnh của vầng thái dương đối với người trên mặt đất. Tuy nhiên có một điểm khác là do vị trí, Mặt trời vẫn lấp ló phía sau, tạo thành một quầng lửa tuyệt đẹp.

Lần Nhật thực này sẽ hết sức rõ ràng dành cho những người ở Đông Âu, châu Á, Ấn Độ, tây bắc Úc, đông Phi và các tiểu vương quốc Arab. Thời gian xảy ra quá trình Nhật thực bắt đầu từ khoảng 10:45 và kết thúc lúc 14:00. Địa điểm quan sát lý tưởng nhất của Nhật thực năm nay là ở Singapore, bạn sẽ có cơ hội thấy được "Nhật thực Hình Khuyên" - tức khi cực đại, Mặt Trăng sẽ che phủ gần hết Mặt Trời và để lộ phần viền trông như 1 chiếc Khuyên tròn hoặc 1 vòng tròn lửa.

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ là gì
Nhật thực cuối cùng của thập kỷ là gì

Địa điểm quan sát lý tưởng nhất của Nhật thực năm nay là ở Singapore.

Hiện tượng thiên văn đáng chú ý của năm 2019 sắp diễn ra là Nhật thực hình khuyên - Annular Eclipse sẽ quan sát được ở một số nước như Saudi Arabia, Qatar, United Arab Emirates, Oman, India, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Singapore và Guam. Việt Nam chỉ quan sát được Nhật thực một phần, trong đó phần đĩa Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất (độ khuyết) lúc cực đại ở Thành phố Hồ Chí Minh là vào khoảng 70% còn tại Hà Nội là 40% (theo timeanddate.com). Tại Việt Nam, theo NASA’s GSFC, Nhật Thực Một Phần bắt đầu lúc 10:34AM, cực đại lúc 12:17PM, kết thúc lúc 14:00 PM (giờ Việt Nam). 

Được biết, sự kiện sẽ diễn ra trong tối đa 3 phút 40 giây, vào lúc 12h17 theo giờ Việt Nam. Nói cách khác vào trưa ngày 26/12, hãy ra đường, nhìn lên bầu trời và thưởng thức một tuyệt tác của thiên nhiên. Tuy nhiên, cần nhớ rằng nhật thực dù rất đẹp nhưng cũng là một trong những sự kiện khá nguy hiểm. Thời điểm an toàn nhất để ngắm Nhật thực thường chỉ khi có Nhật thực toàn phần, và là khoảnh khắc khi trăng đã phủ kín Mặt trời mà thôi.

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ là gì
Nhật thực cuối cùng của thập kỷ là gì

Sự kiện sẽ diễn ra trong tối đa 3 phút 40 giây, vào lúc 12h17 theo giờ Việt Nam, nói cách khác vào trưa ngày 26/12

Anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP. HCM cho biết: "Nhật thực cuối cùng của thập kỷ sẽ diễn ra vào trưa ngày 26/12 từ khoảng 12h30 đến 14h. Muốn quan sát được Nhật thực rõ nhất còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Theo mình thấy thì ở Sài Gòn đang có điều kiện rất tốt nhưng Hà Nội thì còn nhiều mây mù nên sợ sẽ không xem được rõ. Khi mọi người xem thì nên đến những chỗ nào trống, ít sương ẩm và mây mù, không khí thoáng đãng thì sẽ ngắm được Nhật thực rõ hơn.

Hiện tượng Nhật thực này sẽ bắt đầu vào khoảng 10h30 cho đến hơn 14h chiều còn thời điểm cực đại cũng là thời điểm mặt trời bị che khuất nhiều nhất là khoảng 12h20. Khi quan sát, ánh sáng mắt trời chiếu vào mắt rất gắt nên mọi người không nên quan sát trực tiếp hay dùng kính râm hoặc phim X - quang. Những dụng cụ đó tuy làm giảm được cường độ mặt trời nhưng nhìn lâu có thể gây hỏng mắt. Mọi người nên dùng kính chuyên dụng quan sát Nhật thực, kính bảo vệ mắt dành cho thợ Hàn điện loại số 14 trở lên… hay tham gia cùng các câu lạc bộ thiên văn ở các địa phương lớn để được hướng dẫn tốt nhất. Với những người không có điều kiện mua kính thì có thể quan sát gián tiếp qua chậu nước tĩnh có pha mực tối màu rồi để gương soi phía dưới thì cũng có thể xem được Nhật thực."

Như vậy, lần này chúng ta chỉ có Nhật thực hình khuyên, nên các bức xạ từ Mặt trời có thể gây tổn thương cho mắt. Vậy nên, bạn cần tuân thủ một số quy tắc để đảm bảo an toàn cho chính mình. Nếu muốn ngắm trực tiếp một cách an toàn, hãy sử dụng các loại ống kính có lớp lọc bức xạ trong máy ảnh hoặc kính thiên văn. Hoặc để an toàn hơn, theo dõi nhật thực qua... livestream trên máy tính cũng là một lựa chọn không tồi.