Như thế nào đc gọi dung dịch là gì năm 2024

  1. Dung dịch, dung môi, chất tan

- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi.

- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

Ví dụ 1: Hòa tan muối ăn vào nước thì:

- Muối ăn là chất tan

- Nước là dung môi.

- Hỗn hợp nước và muối gọi là dung dịch.

Ví dụ 2: Dầu ăn không hòa tan trong nước nhưng lại tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, CCl4,…

Quảng cáo

Như thế nào đc gọi dung dịch là gì năm 2024

II. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa

- Ở một nhiệt độ nhất định:

+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.

+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Ví dụ: Hòa tan đường vào nước:

+ Ở giai đoạn đầu: đường tan trong nước ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường

\=> dung dịch chưa bão hòa.

+ Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi đường thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm được nữa => dung dịch bão hòa.

* Lưu ý: Độ bão hòa của một dung dịch thay đổi theo nhiệt độ (toC), P (áp suất) và tùy thuộc vào chất tan rắn, lỏng hay chất dễ bay hơi.

Ví dụ: Ở 20oC, 100 gam nước hòa tan được tối đa 39,5 gam muối ăn để tạo thành dung dịch bão hòa. Nếu tăng nhiệt độ lên dung dịch trên trở thành dung dịch chưa bão hòa.

III. Biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi

  1. Khuấy dung dịch:

- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước => sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

  1. Đun nóng dung dịch:

- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn => sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

  1. Nghiền nhỏ chất rắn:

- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước => kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.

Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu dung dịch là gì? Dung dịch bão hòa là gì? Nồng độ dung dịch là như thế nào?…. Cùng Trang tài liệu ôn tập phần kiến thức dung dịch là gì lớp 5 và lớp 8 ngay sau đây nào!

Mục lục

Dung dịch là gì?

Dung dịch được hiểu đơn giản là một loại hỗn hợp, khi một chất hòa tan được trong một chất khác sẽ tạo thành một dung dịch. Dung dịch chỉ có một pha, chất được hòa tan gọi là chất tan và chất dùng để hòa tan thì được gọi là dung môi.

Ví dụ về dung dịch như khi ta hòa tan đường vào trong nước sẽ thu được dung dịch nước đường. Trong đó, đường là chất tan và nước là dung môi.

Các đặc tính của dung dịch là gì?

Dung dịch là một loại hỗn hợp đồng nhất. Dùng mắt thường quan sát, chúng ta sẽ không thể thấy được các phân tử chất tan trong dung dịch. Đồng thời, dung dịch có tính ổn định cao, khi dùng phương pháp cơ học thông thường, ta sẽ không thể tách riêng chất tan và dung môi.

Phân loại dung dịch và nồng độ dung dịch

Sau khi đã hiểu khái niệm dung dịch là gì, tiếp theo đây chúng ta cùng tìm hiểu đến một số đặc điểm của dung dịch, đặc biệt là về việc phân loại cũng như nồng độ dung dịch nhé!

Phân loại dung dịch

Dung dịch được chia thành 3 loại chính gồm: dung dịch khí, dung dịch lỏng và dung dịch rắn. Cụ thể từng loại dung dịch như sau:

  • Dung dịch khí: là loại dung dịch có dung môi ở dạng khí và chỉ có khả năng hòa tan được các khí khác ở điều kiện cho phép. Dung dịch khí là một dạng dung dịch đặc biệt. Ví dụ không khí là một hỗn hợp bao gồm oxi cùng các chất được hòa tan trong nitơ.
  • Dung dịch lỏng: là dung dịch có dung môi là chất lỏng và dung môi này có thể hòa tan được các chất tan ở cả dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí. Ví dụ: Dung dịch oxi được hòa tan trong nước, dung dịch nước đường là sự hòa tan của phân tử đường trong nước hay dung dịch nước muối là sự hòa tan của phân tử muối trong nước,….
  • Dung dịch rắn: dung dịch rắn là một dạng dung dịch có dung môi là chất rắn. Ví dụ như: hòa tan thủy ngân trong vàng thu được một dung dịch,…. So với dung dịch khí hay dung dịch lỏng thì loại dung dịch rắn này thường hiếm gặp hơn rất nhiều.

Nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch được phân chia thành 2 loại gồm: Nồng độ phần trăm và Nồng độ mol.

Nồng độ phần trăm: Cho biết số gam chất tan được hòa tan trong 100g dung dịch là bao nhiêu. Nồng độ phần trăm của dung dịch được ký hiệu là C%.

Công thức tính:

Như thế nào đc gọi dung dịch là gì năm 2024

Trong đó:

– mct : khối lượng chất tan.

– mdd : khối lượng dung dịch

– m dung dịch chính là tổng khối lượng của dung môi và chất tan. m dung dịch được tính theo công thức: mdd = mct + mdm (mdm là khối lượng của dung môi).

Nồng độ mol: cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch là bao nhiêu. Nồng độ mol của dung dịch được ký hiệu là CM.

Công thức tính:

CM = nV.

Trong đó:

  • n : số mol
  • V: thể tích của dung dịch.

Dung dịch bão hoà và độ tan

Dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa

Khi nhắc tới dung dịch, chúng ta không thể bỏ qua phần kiến thức về dung dịch bão hòa. Theo đó, dung dịch bão hoà là dung dịch cân bằng với lượng chất tan khi chưa được hòa tan ở điều kiện cho trước.

Ví dụ về dung dịch bão hòa như khi ta hòa tan muối vào nước, ta sẽ thu được nước muối. Nhưng với lượng nước cho trước, ta chỉ hòa tan được lượng muối nhất định. Nếu tiếp tục cho thêm muối đến khi không thể hòa tan được nữa, ta sẽ thu được dung dịch gọi là dung dịch bão hòa.

Với dung dịch bão hòa, ta sẽ không thể hòa tan chất tan được nữa. Ngược lại với dung dịch bão hòa là dung dịch chưa bão hòa. Với dung dịch chưa bão hòa, ta vẫn có thể tiếp tục hòa tan chất tan.

Độ tan

Để phân biệt giữa 2 loại dung dịch này, người ta thường dựa vào độ tan. Độ tan được hiểulà mức đo lượng một chất tan nhất định có thể được hoà tan vào trong một lượng dung môi đã xác định ở điều kiện cho trước.

Độ tan thường dùng để biểu diễn ra số gam chất tan trên 100 gam dung môi hoặc số mol chất tan trên 1 lít dung dịch, hoặc theo một đơn vị khác. Đây là đại lượng dùng để biểu thị mối quan hệ giữa dung môi và chất tan trong một dung dịch bão hoà.

Thế nào được gọi là dung dịch cho ví dụ?

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan. - Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. - Ví dụ: Đường tan trong nước tạo thành nước đường.

Dung dịch là chất gì?

Trong hóa học, một dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất và chỉ có một pha. Trong một hỗn hợp như vậy, một chất tan là một chất hòa tan được trong một chất khác, được biết là dung môi.

Dung môi là gì lớp 6?

- Dung môi là một loại chất hóa học được sử dụng để hòa tan các chất khác, bất kể chúng ở dạng rắn, lỏng, hay khí, nhằm tạo thành một hỗn hợp hoà hợp và đồng nhất. Dung môi thường có khả năng tan một chất ở một thể tích cố định ở một nhiệt độ xác định.

Ở nhiệt độ và áp suất nhất định dung dịch có thể hòa tan thêm chất tán đổ được gọi là dung dịch gì?

Dung dịch chứa những chất tan có nồng độ lớn nhất ở trong một điều kiện (nhiệt độ, áp suất) nhất định thì được gọi là một dung dịch bão hoà trong ở điều kiện đó.