Những người đi thi ngày xưa gọi là gì năm 2024

Ngày xưa, quá trình của một sĩ tử bắt đầu đi học đến lúc thi khoảng mười năm, gọi là “thập niên đăng hỏa” (mười năm đèn sách). Khoa cử được coi là “chính đồ” (con đường đúng đắn) để thành danh nên rất được người đời coi trọng.

Song đó cũng là áp lực lớn, không chỉ “một người thi đỗ cả nhà mong” mà còn là cả gia tộc mong đợi vì nếu thi đỗ sẽ làm quan, mà “một người làm quan cả họ được nhờ”. Thế là từ 6, 7 tuổi, trẻ học sách Tam tự kinh (kinh ba chữ), Tứ tự kinh (kinh 4 chữ) rồi Ngũ ngôn (văn 5 chữ) và tập làm câu đối đơn giản từ 2 đến 4 chữ. Từ 10 tuổi trở đi học trò làm quen rồi thuộc lòng sách kinh điển Nho giáo (Tứ thư, Ngũ kinh…). Trên cơ sở kiến thức đã “nhập tâm” ấy để soạn kinh sách, viết văn, làm thơ và tập soạn thảo các loại văn bản của triều đình... Nhà nước tổ chức 3 kỳ thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình). Thi Hương có ba vòng (tam trường) hoặc bốn vòng (tứ trường). Vòng đầu hỏi về kinh nghĩa (ở các sách đời xưa). Vòng hai thi chiếu biểu (soạn thảo chiếu, biểu, sớ...). Vòng ba thi sáng tác thơ phú theo chủ đề nhất định. Vòng bốn thi văn sách để viết các bài tự luận. Thi Hội tổ chức ở kinh đô (Thăng Long, Huế). Thi Đình tổ chức trong cung Cấm, do Nhà vua ra đề. Như vậy ngày xưa đào tạo con người có phần phiến diện, thiên về kiến thức xã hội, ít chú ý tới tri thức tự nhiên.

Lịch sử khoa cử phong kiến bắt đầu từ năm 1075 đến kỳ cuối cùng (1919) có tất cả 187 khoa thi Hội, tuyển được 2.991 vị tiến sĩ, trong đó chọn được 46 trạng nguyên. Thi không căn cứ vào tuổi nên có người rất trẻ đã đỗ cao như Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi, có người rất già như Đoàn Tử Quang đỗ Cử nhân khi đã 82 tuổi…

Với mục đích chọn người làm quan nên thi cử thời xưa đi vào con đường mòn giáo điều, công thức. Sĩ tử phải thuộc lòng kinh sách, nên mới có câu: “Thi thiên, phú bách, văn sách ngũ thập” (tức thuộc nghìn bài thơ, trăm bài phú, năm mươi bài văn sách là có thể thi đỗ). Kỳ thi Hương tổ chức ở một bãi đất trống được rào xung quanh, canh gác cẩn thận. Sĩ tử phải mang lều chiếu, ống quyển, bầu nước, đồ ăn… vào đó dựng lều mà làm bài. “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là như thế. Việc coi thi rất ngặt nghèo, sĩ tử mang tài liệu vào sẽ bị gông cổ, phạt đánh roi và cấm thi nhiều kỳ. Bài thi quy định rất chặt chẽ về cách dùng từ, viết câu…

Ngày nay, thi cử tiến bộ và khoa học hơn rất nhiều nhưng vẫn thấy ảnh hưởng lạc hậu xưa còn rơi rớt, rõ nhất là trong việc thi tuyển vào đại học.

Đó là áp lực phải thi đỗ của gia đình và chính thí sinh. Mặt tích cực là thể hiện tinh thần hiếu học truyền thống, nhưng mặt tiêu cực là gây ra sự căng thẳng trong sinh hoạt và tâm lý. Lẽ ra ngày thi phải có tâm trạng thoải mái nhất thì có thí sinh lại bị ốm hoặc stress vì quá lo lắng. Trong khi đó, để phù hợp với cuộc sống công nghệ hiện đại mà trên thế giới hiện nay đang có xu hướng coi việc vào đại học chỉ là một, còn rất nhiều những cánh cửa khác để người ta bước vào đời, như học nghề, đi làm, tự học...

Đó là lối học thuộc lòng, công thức thiếu sáng tạo. Rất nhiều thí sinh chăm chăm việc “thuộc bài” trong khi chương trình và đề thi luôn khuyến khích sáng tạo. Muốn sáng tạo phải hiểu bản chất vấn đề. Hiểu tức là đã thuộc. Học vẹt thì vừa mất thời gian vừa không có tri thức.

Lại cũng có cả chuyện cúng bái, cầu may. Và cũng có thí sinh sử dụng “phao cứu sinh”, tức dùng tài liệu. Công nghệ thông tin phát triển thì thủ thuật quay cóp cũng rất tinh vi, không còn là “phao giấy” mà là những thiết bị điện tử nghe lén… Dĩ nhiên sớm muộn cũng bị phát hiện rồi đình chỉ thi. Tác hại sớm thấy rõ là tâm lý bị lệ thuộc vào “phao” nên thí sinh không có tinh thần chủ động tư duy làm bài. Mà dùng “phao” thì phải đợi cơ hội… nên có trường hợp để giấy trắng, nhận điểm liệt.

Xưa nay ở đâu cũng vậy, có học là có thi. Xét về bản chất thì thi cử như vụ mùa thu hoạch, cả năm cày cấy bón chăm vui mừng, phấn khởi, mong chờ đến ngày hái quả, dĩ nhiên có cả sự phấp phỏng âu lo hồi hộp. Ai bỏ công nhiều người ấy sẽ thu được nhiều hoa lợi và ngược lại. Tự tin vào mình, đấy là điều cần nhất ở mỗi thí sinh!

GD&TĐ - Thời phong kiến có lệ cấm con nhà phường chèo, con hát không được đi thi. Các binh lính dù biết chữ, giỏi văn chương cũng không được đi thi.

Do đó mới có câu chuyện Đào Duy Từ vì là con nhà hát xướng phải tìm cách “giả mạo lý lịch” và dù đã đỗ Á nguyên kỳ thi Hương nhưng vẫn bị phát giác, cách tuột bằng cấp, phải tìm đường vào Nam phò chúa Nguyễn.

Nhưng nghề phường chèo cũng chỉ mới gia nhập vào nước ta từ thời Trần. Trong trận đánh thắng quân Nguyên xâm lược, quân ta bắt được nghệ nhân Lý Nguyên Cát, được ông truyền cho nghề diễn tuồng truyện từ bấy giờ.

Còn ở thời Trần, triều đình cấm binh lính đi thi. Lệnh này được ban hành vào thời Trần Nhân Tông, năm Tân Tị, niên hiệu Thiệu Bảo thứ 3 (1281).

“Đại Việt sử ký toàn thư” viết rằng: “Tháng Giêng, mùa Xuân, lập nhà học ở phủ Thiên Trường. Cấm người hương Thiên Thuộc không được vào học”. Các sử quan thời Trần cũng giải thích nguyên nhân của lệnh cấm này do hương Thiên Thuộc là đất căn bản của nhà Trần, trai tráng ở đây luôn được tuyển vào làm lính Thiên Thuộc túc trực bảo vệ sát bên nhà vua, chú trọng vào sức khỏe, do đó triều đình cấm quân sĩ Thiên Thuộc không được học tập văn chương nghệ thuật vì “sợ khí lực kém đi”.

Sang thời Lê, triều đại tôn sùng Nho giáo, mới có quy định được ban hành thời vua Lê Thánh Tông (năm 1462) về điều kiện dự thi của sĩ tử cả nước rằng: “Những kẻ bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa... thì dẫu học giỏi, văn thơ hay cũng không được cho vào thi (...). Nhà phường chèo, con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu, thì bản thân và con cháu đều không được dự thi” (Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”).

Không những vậy, theo “huấn điều” mà vua Lê Thánh Tông ban hành, người làm nghề phường chèo, con hát và con cháu họ cũng không được phép nhận quan tước của triều đình.

Còn từ những khoa thi đầu tiên của nước ta thời Lý, năm Thái Ninh thứ 4 đời Lý Nhân Tông (1075), nhà vua hạ chiếu về điều kiện đi thi chỉ là: “Những người giỏi kinh học rộng và thi Nho học ba trường”. Quy định thời Lý Cao Tông, năm 1185 cho biết cụ thể là học trò từ 15 tuổi trở lên sẽ được đi thi.

Những người đi thi ngày xưa gọi là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Sau khi Lê Thái Tổ đuổi đánh xong quân Minh, năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), đã hạ chiếu cho quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở núi rừng, cũng như các quan từ tứ phẩm trở xuống, ai thông kinh sử, đều được đến sảnh đường để thi.

Năm ấy thi khoa Minh kinh, tức chọn người hiểu nghĩa kinh sách chắc chắn để đưa ra làm quan.

Theo nhận định của học giả Phan Huy Chú, thì thời quân Minh đô hộ nước ta, các kẻ sĩ nước ta đều trốn tránh không chịu ra thi với chúng. Trong cuộc kháng chiến, nhiều kẻ sĩ gia nhập nghĩa quân, đến khi Lê Thái Tổ phục quốc, nhiều người chưa muốn ra làm quan, nên triều đình mới ban hành thể lệ thi cử giản dị này để khuyến khích nhân tài, chưa áp dụng cách thi kỹ càng của nhà Trần.

Về quy định cấm thi với một số đối tượng ban hành thời Lê Thánh Tông, năm 1462, để sàng lọc, triều Lê yêu cầu các thí sinh phải nộp lý lịch ở địa phương, để quan bản quán và bản xã bảo kết (cam kết đảm bảo), người nào thật sự có đức hạnh mới được khai vào sổ ứng thí. Giấy tờ cho thí sinh gọi là giấy “thông thân cước sắc” (như căn cước ghi nghề nghiệp của từng cá nhân), khai rõ xã, huyện, sở trường cá nhân là chuyên trị kinh gì, kèm theo cả cước sắc của ông cha, không được phép giả mạo.

Năm này, triều Lê vẫn cho phép quân nhân dự thi, với quy định: “Học trò đi thi không cứ quân dân hay chức dịch, đều từ thượng tuần tháng 8 khai tên ở bản đạo, đợi thi Hương đỗ thì đưa danh sách lên viện Lễ nghi, đến trung tuần tháng Giêng năm sau thi Hội”.

Sang thời Lê Hiến Tông, trong kỳ thi Hội năm 1499, nhà vua từng răn rằng: Phép cấm không nghiêm thì không trừ được thói gian dối, chọn lọc không tinh thì không lấy được người tài. Năm đó có 5.000 người ứng cử, vào thi Hội lấy đỗ được 55 người.

Năm 1501, triều đình dưới mệnh vua Lê Hiến Tông lại ra sắc định về cách duyệt lý lịch thí sinh: Đến trước khoa thi, xã trưởng các xứ làm giấy đoan bảo (cam đoan bảo lãnh) cho học trò trong xã mình, trừ những người đã trở thành sinh đồ ở Tú Lâm cục tại Kinh đô, còn các quân nhân, nhân dân, phải là con nhà lương thiện có hạnh kiểm, học vấn, năng lực phải viết nổi văn bốn trường.

Ngoài ra, triều đình nhà Lê cũng quy định các thí sinh đang có tang cha mẹ ở nhà cũng phải đến quan phủ khai tên điểm mục, nếu không khai sẽ bị sung quân ở bản phủ.

Từ đời vua Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 3 (1722), triều đình nhà Lê cho phép binh lính cũng được đi thi bằng lệnh rằng: Các hạng binh lính, người nào có học thức, khi gặp khoa thi Hương được nộp đơn xin thi đợi xét, nếu xét quả là người thông hiểu nghĩa lý văn chương, sẽ được phép cùng với học trò ứng thí, nếu gặp khoa thi võ và kỳ thi viết chữ, tính toán, cũng được phép thi khảo ở ngay Kinh đô.

Đỗ cấp 3 ngày xưa gọi là gì?

Tú tài: Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) tại Việt Nam. Tú tài I và II: là hai kỳ thi trong học trình giáo dục bậc trung học của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa, từ năm 1955 đến năm 1975. Tú tài Nho học: Một bằng cấp đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử Khoa bảng Nho học thời xưa.

Đỗ đại học ngày xưa gọi là gì?

Người thi đỗ 3 kỳ (đỗ tam trường) gọi là sinh đồ, tức là tú tài. Mỗi kỳ thi Hương chỉ lấy 70 sinh đồ. Người thi đỗ 4 kỳ được gọi là Cử nhân (xưa gọi là Hương cống). Mỗi kỳ thi chỉ lấy 32 người đỗ cử nhân.

Đâu là khoa thi Nho học bậc cao nhất trong hệ thống khóa bằng được tổ chức dưới thời phong kiến Việt Nam?

Thi Đình (Đình thí, Điện thí) là một khóa thi nho học cao cấp nhất do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được bổ nhiệm làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ khoa thi Hội thì mới được dự thi thi Đình. Đỗ đầu thi Đình gọi là đình nguyên hay điện nguyên.

Kỳ thi Hương là gì?

Thi Hương là một khoa thi liên tỉnh, theo lệ 3 năm tổ chức 1 lần về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng và bổ nhiệm làm quan. Sau khi đỗ Cống sĩ thì năm sau mới được dự thi kỳ thi cao cấp hơn là thi Hội, và nếu đậu thi Hội sẽ vào xếp hạng Tiến sĩ khi thi Đình.