Những nguyên nhân gây stress

Căng thẳng, mệt mỏi (stress) là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các yếu tố đe dọa đến thể chất và tinh thần. Hiện nay, tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Vậy vấn đề trên bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để giải quyết triệt để?

Căng thẳng mệt mỏi (stress) là gì?

Trong cuộc sống hiện đại tấp nập, bộn bề, chúng ta phải thường xuyên đối mặt với hàng loạt áp lực, bất ổn trong cuộc sống. Những sự kiện bất ngờ, không như ý có thể dẫn đến tình trạng sa sút nghiêm trọng kéo dài cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Những nguyên nhân gây stress
Căng thẳng mệt mỏi (stress) là gì?

Một nghiên cứu của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Thế giới vào năm 2018 cho biết, khoảng 74% dân số toàn cầu đang bị tình trạng căng thẳng mệt mỏi (stress) quấy nhiễu. Họ phải chật vật tìm cách đối mặt với vấn đề này hàng ngày, hàng giờ.

Theo các chuyên gia, căng thẳng mệt mỏi (stress) là trạng thái bất ổn về mặt cảm xúc, tinh thần liên quan đến nhiều yếu tố. Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng tương tự lúc gặp tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Lúc này, nồng độ hormon cung cấp năng lượng tăng lên đáng kể, mọi giác quan trở nên nhạy cảm hơn hẳn, tim đập nhanh và hơi thở gấp. Đây chính là phản ứng chống căng thẳng.

Dưới góc nhìn lạc quan, tình trạng căng thẳng có thể mang đến một số tác động tích cực, giúp chúng ta tập trung suy nghĩ, phán đoán chính xác và hành động quyết liệt hơn trước các tình huống bất định.

Thế nhưng, ngược lại, tình trạng căng thẳng mệt mỏi (stress) liên tục và kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe, thể chất và tinh thần của bệnh nhân, gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, kéo theo bệnh tim mạch, cao huyết áp, loạn dưỡng, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, nhức đầu, đau bụng, đau lưng, mất ngủ, chán nản, lo âu, buồn bã, rối loạn kinh nguyệt…

Dành Cho Bạn: Master Coach Bùi Thị Hải Yến và ước mơ giúp phụ nữ Việt Nam thoát khỏi trầm cảm

Dấu hiệu nhận biết tình trạng căng thẳng mệt mỏi

Những nguyên nhân gây stress
Căng thẳng, stress là một hội chứng phổ biến hiện nay 

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi có thể tác động tiêu cực đến cảm xúc, hành vi, thể chất và tinh thần của người bệnh. Các triệu chứng điển hình của vấn đề này bao gồm:

  • Về mặt cảm xúc: căng thẳng, lo âu, tức giận, sợ hãi, thất vọng, khó chịu, nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, trầm cảm…
  • Về mặt hành vi: ăn uống nhiều, uống rượu, hút thuốc, bồn chồn, hối hả, la hét, đổ lỗi, khóc lóc, thậm chí đập vỡ đồ đạc
  • Về mặt thể chất: mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, đau nửa đầu, đau ngực, chuột rút/đau nhức cơ bắp toàn thân (nhất là ở lưng, vai, cổ), tim đập nhanh…
  • Về mặt tinh thần: lơ ngơ, lú lẫn, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, kém quyết đoán, mất đi khiếu hài hước vốn có…

Đặc biệt, 6 dấu hiệu dưới đây chính là hồi chuông cảnh báo về tình trạng căng thẳng, mệt mỏi nghiêm trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.

  • Chảy máu cam
  • Đổ nhiều mồ hôi, nhất là ở bàn tay, dưới cánh tay, vùng kín…
  • Mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ nông, ngủ không sâu giấc trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến kiệt sức
  • Táo bón, chán ăn, buồn nôn, trào ngược dạ dày
  • Rụng tóc từng mảng lớn, rụng tóc quá nhiều và nghiện bứt tóc
  • Suy giảm trí nhớ, đãng trí, hay quên, mất tập trung…

Cơ chế hình thành và nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi (stress) có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi loại stress được đặc trưng bởi một số triệu chứng điển hình và xu hướng phản ứng khác nhau. Nhìn chung, vì những phản ứng này rất phức tạp, tinh vi nên những biểu hiện bên ngoài tương ứng của chúng cũng khá mơ hồ, khó hiểu.

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi bắt đầu với trạng thái sốc, kéo dài trong khoảng vài phút đến 24 giờ. Trong khoảng thời gian này, tủy thượng thận sẽ tiết ra một lượng noradrenalin và adrenalin (thuộc nhóm hormon catecholamin) nhất định để làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tăng nhịp thở, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. 

Lúc đó, đồng tử bắt đầu giãn nở để bệnh nhân nhìn rõ hơn, trí nhớ trở nên sắc bén và các phản xạ vô cùng linh hoạt. Tuy nhiên, hoạt động của hệ tiêu hóa lại suy giảm đáng kể.

Những nguyên nhân gây stress
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi (stress) có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tiếp theo, cơ thể chúng ra sẽ đưa ra nhiều phản ứng chống căng thẳng với mục đích tái thiết lập trạng thái cân bằng. Để làm được điều này, tuyến thượng thận tiết ra aldosteron thuộc nhóm hormon mineralocorticoid và corticosteron, cortison và cortisol thuộc nhóm hormon cortisol. Những hormon này có khả năng kháng viêm, phòng ngừa hiện tượng dị ứng, cung cấp năng lượng, ổn định hàm lượng natri trong máu và ức chế các tác nhân gây căng thẳng đến từ môi trường bên ngoài.

Nếu tình trạng căng thẳng mệt mỏi vẫn tiếp diễn, nồng độ các hormon stress (chẳng hạn cortisol) sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó, sức đề kháng dần dần suy yếu và cơ thể từ từ rơi vào trạng thái kiệt quệ. Đây chính là điều kiện tạo nên tâm trạng cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến các biến chứng tăng huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, ung thư… sau một khoảng thời gian dài.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng mệt mỏi (stress) bao gồm:

Gặp phải vấn đề sức khỏe

Nếu sức khỏe không ổn định hoặc đang đối mặt với một số căn bệnh nguy hiểm, chúng ta sẽ trở nên vô cùng bất an và lo lắng. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng của bạn sẽ gia tăng rõ rệt nếu buộc phải chứng kiến những người thân yêu quằn quại chống chọi với bệnh tật trong khi bản thân hoàn toàn khỏe mạnh và không thể chia sẻ hay giúp đỡ họ.

Trục trặc trong các mối quan hệ

Mâu thuẫn, tranh chấp, cãi vã với đồng nghiệp, cấp trên, con cái, vợ chồng hay các thành viên trong gia đình có thể khiến chúng ta bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài. Vấn đề này sẽ càng trở nên tồi tệ nếu bạn phải sống chung hoặc làm việc cùng đối phương mỗi ngày.

Ngoài ra, nếu không thể tìm thấy sự kết nối tinh thần sâu sắc hoặc không thể bộc lộ trọn vẹn cảm xúc với người thương, bạn cũng rất dễ rơi vào tình trạng này. Những dạng rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm lo âu và trầm cảm, có thể tăng cường mức độ căng thẳng về mặt cảm xúc của bệnh nhân.

Lung lay niềm tin cá nhân

Trong nhiều trường hợp, chúng ta buộc phải tranh luận (thậm chí đấu tranh) để bảo vệ quan điểm cá nhân về giá trị bản thân, chính trị, tôn giáo – tín ngưỡng… Đây chính là nguồn cơn của những cuộc xung đột căng thẳng không hồi kết.

Hơn nữa, khi trải qua một số cột mốc quan trọng trong cuộc sống, những câu hỏi lớn về niềm tin cá nhân có thể khiến bạn mệt mỏi, áp lực. Đặc biệt, tình trạng này cũng thường xuất hiện khi niềm tin của bạn trái ngược với niềm tin của những người thân thiết nhất.

Áp lực công việc

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi vì công việc xuất hiện khi những yêu cầu của công việc vượt ngoài khả năng thực hiện hoặc chịu đựng của bạn. Nói một cách ngắn gọn, stress do công việc là tình trạng mất cân bằng trong việc đảm bảo hoàn thành yêu cầu công việc và chăm lo, chu toàn cuộc sống cá nhân.

Nếu diễn ra liên tục và kéo dài, hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Lúc đó, bạn có xu hướng tự coi thường, đánh giá thấp bản thân, cảm thấy chán chường, bất lực, tuyệt vọng, mong muốn từ bỏ công việc hiện tại ngay lập tức để rồi vô tình đẩy chính mình vào tình cảnh vô định, trầm uất vì thất nghiệp sau đó.

Thay đổi cuộc sống

Các sự kiện chuyển nhà, thay đổi công việc, sự ra đi của một người thân thương hay áp lực thành tích, học hành là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Ngay cả những chuyển biến tích cực như kết hôn hay nghỉ hưu cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy vô cùng lo lắng và căng thẳng.

Những nguyên nhân gây stress
Sự kiện chuyển nhà có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng mệt mỏi của bạn.

Vướng mắc về tài chính

Gánh nặng cơm áo gạo tiền là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng mệt mỏi phổ biến nhất. Nỗi lo nợ thẻ tín dụng, không kiếm đủ sinh hoạt phí, không thể chu cấp tốt cho gia đình, không thể chăm lo ổn thoả cho cuộc sống cá nhân… sẽ thường xuyên ám ảnh những người có điều kiện tài chính hạn hẹp.

Đối mặt với tình huống nguy hiểm

Nhiều người bị stress nặng vì ám ảnh về các vụ hỏa hoạn, tai nạn giao thông, thảm họa, thiên tai… mà bản thân đã chứng kiến hoặc trải qua trong quá khứ. Những tình huống hiểm nguy rình rập, “ngàn cân treo sợi tóc” này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc và khiến bệnh nhân căng thẳng, sợ hãi, lo âu kéo dài.

Hơn nữa, các yếu tố gây áp lực, căng thẳng ở mỗi độ tuổi rất khác nhau. Một số người dễ dàng bị stress khi trải nghiệm tình huống A, trong khi những người khác lại cảm thấy bình thường và lại bị stress vì tình huống B.

Xem Ngay: Liệu pháp Tâm lý trị liệu của Trung tâm NHC Việt Nam có thật sự uy tín?

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi có nguy hiểm không?

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi ở một mức độ nhất định có thể tạo nên động lực thúc đẩy chúng ta nỗ lực, phấn đấu. Lúc đó, bạn sẽ huy động tối đa mọi sức mạnh và nguồn lực để vượt qua thử thách và tiếp tục hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, nếu vượt quá ngưỡng cần thiết, vấn đề này có thể gây ra hàng loạt nguy hại cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, thậm chí dẫn đến hành động tự sát.

Hậu quả về mặt thể chất

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ khiến các gốc tự liên tục hình thành và phát triển. Hiện tượng này kéo theo nhiều rối loạn chuyển hóa lipid và tăng cường nồng độ cholesterol trong máu.

Không chỉ dừng lại ở đó, trạng thái căng thẳng thần kinh cũng kích thích cơ thể sản sinh nhiều adrenalin. Loại hormon thuộc nhóm catecholamin này có thể thu hẹp mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy ở thành mạch, tim mạch và nhiều cơ quan khác. Những tác hại nghiêm trọng của tình trạng căng thẳng mệt mỏi bao gồm:

  • Bệnh tâm thần kinh: hoa mắt, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, cáu gắt, buồn phiền, suy giảm trí nhớ, trầm cảm…
  • Bệnh tim mạch: loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đánh trống ngực…
  • Bệnh tiêu hóa: khô miệng, hơi thở hôi, chán ăn, tiêu chảy, ăn không tiêu, chảy máu tiêu hóa, rối loạn chức năng đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng…
  • Bệnh phụ khoa: rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt…
  • Bệnh tình dục: rối loạn cương dương, giảm ham muốn, xuất tinh sớm… 
  • Bệnh cơ khớp: đau khớp, đau lưng, run rẩy, chuột rút, máy mắt, co cứng cơ, cảm giác kiến bò ngón tay…
  • Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, uể oải, suy sụp, dễ mắc bệnh dị ứng hoặc truyền nhiễm

Hậu quả về mặt tinh thần

Bên cạnh những ảnh hưởng đáng kể về mặt thể chất, tình trạng căng thẳng thần kinh cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực về mặt tinh thần như:

  • Run rẩy, mất ngủ

Khi bị áp lực, căng thẳng, bộ não sẽ tiết ra nhiều loại hormon khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể cản trở quá trình phục hồi và sửa chữa tổn thương bên trong cơ thể, đồng thời dẫn đến hiện tượng tụt canxi, co quắp, run rẩy…

  • Suy giảm trí nhớ

Khi chúng ta căng thẳng, các tế bào não luôn ở trong trạng thái thiếu hụt oxy. Vì vậy, cơ thể sẽ trở nên uể oải, mệt mỏi đi kèm biểu hiện hay quên. Nếu phải đối mặt với áp lực quá mức thường xuyên, độc giả có thể bị co rút não, mất trí nhớ, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí trầm cảm trước tuổi 50.

Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Albert Einstein (New York, Hoa Kỳ) trên 507 bệnh nhân trên 70 tuổi đã phát hiện mối liên hệ giữa chứng suy giảm nhận thức và tình trạng căng thẳng mạn tính. Theo đó, mức độ nhận thức của những người thường xuyên căng thẳng thấp hơn những người bình thường 2.5 lần.

  • Rối loạn tâm thần

Tình trạng căng thẳng thần kinh mạn tính không chỉ gây ra triệu chứng lo lắng, sợ hãi, nhạy cảm, hoảng loạn vô lý mà còn làm teo nhỏ bộ não và kéo theo nhiều dạng rối loạn tâm thần (ám ảnh xã hội, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm).

Phương pháp điều trị tình trạng căng thẳng mệt mỏi

Những nguyên nhân gây stress
Thiền định là một trong những phương pháp cải thiện tình trạng căng thẳng mệt mỏi an toàn và hiệu quả nhất.

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét bệnh sử cẩn thận, từ đó xác định nguyên nhân hình thành, mức độ căng thẳng cũng như khả năng ứng phó của mỗi bệnh nhân. Để đẩy lùi tình trạng này, người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc Tây, thay đổi chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cảm xúc, thiền định, tập yoga, châm cứu, trị liệu tâm lý… theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Người bệnh mắc phải căng thẳng mệt mỏi thường cần thời gian và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng, mức độ để đạt hiệu quả cao nhất. Ngày nay nhiều người bị stress do áp lực công việc, cuộc sống, tổn thương tinh thần thường sử dụng các phương pháp điều trị khoa học không dùng đến thuốc như thiền định, tập yoga… để hạn chế biến chứng, tác dụng phụ do nhiều loại thuốc Tây gây hại cho cơ thể. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân stress nặng, căng thẳng cực độ đã tìm đến phương pháp Tâm lý trị liệu để định hướng suy nghĩ, giải phóng năng lượng bản thân, xóa bỏ mệt mỏi trong tâm trí và tìm lại niềm vui ở cuộc sống đời thường. Tại Việt Nam, Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam được biết đến là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu trị liệu các bệnh về tâm trí. Với đội ngũ chuyên gia tâm lý tận tâm, chuyên môn cao, cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, NHC Việt Nam đã giúp hàng ngàn người bệnh mắc phải căng thẳng mệt mỏi tìm lại niềm vui, đam mê trong cuộc sống.

Những nguyên nhân gây stress
Phương pháp Tâm lý trị liệu được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới   

  • Độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị chứng căng thẳng mệt mỏi (stress) hãy truy cập websitetamlytrilieunhc.com hoặc fanpagefb.com/tamlytrilieunhc 
  • Hoặc đến trực tiếp Trung tâm để được tham vấn cụ thể tại địa chỉ: 
  • Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Điện thoại: (024) 2216 8008 – 096 589 8008
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh | Điện thoại: (028) 2201 2555 – 096 299 8008

Những nguyên nhân gây stress

Việc nhận biết các yếu tố dẫn đến căng thẳng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Đâu là tác nhân khiến bạn lo lắng, bất an, khó chịu? Chỉ khi thực sự thấu hiểu bản thân, bạn mới có thể học cách lắng nghe cảm xúc và xóa tan ưu phiền của chính mình. Để nhanh chóng kiểm soát tình trạng căng thẳng mệt mỏi, người bệnh cần:

  • Tránh xa hoặc loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi bằng cách giảm thiểu cường độ, tần suất và thời gian tiếp xúc với chúng
  • Thực hành sống chậm và thở sâu
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ
  • Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan bằng cách nghe nhạc, xem phim, chơi đùa với thú cưng
  • Làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, không tham công tiếc việc
  • Viết nhật ký mỗi ngày
  • Cải thiện tâm trạng bằng xông tinh dầu thiên nhiên
  • Làm điều bạn yêu (dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, tưới cây, cắm hoa, thêu thùa, may vá…)
  • Trò chuyện, chia sẻ với gia đình, bạn bè
  • Tích cực tham gia vào các tổ chức tình nguyện hoặc hội những người cùng chung sở thích
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, leo núi…)
  • Thực hành trị liệu thư giãn Jacobson (Phương pháp này vận dụng các phản hồi sinh học tự nhiên để kiểm soát tình trạng căng thẳng cơ bắp và điều hòa huyết áp, nhịp tim)
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: cung cấp đủ nước, tăng cường bổ sung đậu bắp, cá hồi, yến mạch, khoai tây, trà xanh, kiwi, socola đen, cam chanh, ngũ cốc, các loại hạt…

Ngày nay, tình trạng căng thẳng mệt mỏi ngày càng trở nên phổ biến. Nếu diễn ra trong một khoảng thời gian lâu dài, vấn đề này sẽ dẫn đến hàng loạt tác hại khó lường cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Do đó, bạn hãy chủ động bảo vệ bản thân bằng cách sống chan hòa, vui vẻ, suy nghĩ tích cực, lạc quan, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thường xuyên và tham gia vào các hoạt động cộng đồng ý nghĩa.

Nguồn: tamlytrilieunhc.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị