Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 6/2022 đạt 65,07 tỷ USD, tăng 2,4% tương ứng tăng 1,53 tỷ USD so với tháng trước.

Tính chung 6 tháng năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% tương ứng tăng 52,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Sau 6 tháng, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 743 triệu USD.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 6 tháng năm 2022 đạt 255,83 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 35,26 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, trong 6 tháng năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 239,45 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 79,72 tỷ USD, tăng 20%; châu Âu: 39,07 tỷ USD, tăng 9,7%; châu Đại Dương: gần 9 tỷ USD, tăng 35,1% và châu Phi: 4,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3% so với 6 tháng năm 2021.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 6/2022 đạt 32,84 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước. Quy mô hàng hóa xuất khẩu của cả nước trong tháng 6/2022 tăng 1,92 tỷ USD đến từ các nhóm hàng: hàng dệt may tăng 415 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 337 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 314 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 266 triệu USD; giày dép tăng 253 triệu USD…

Tính chung 6 tháng năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 27,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,12 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 4,08 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,74 tỷ USD; hàng dệt may tăng 3,19 tỷ USD; hàng thủy sản 1,58 tỷ USD; giày dép các loại tăng 1,4 tỷ USD … so với cùng kỳ năm 2021.

Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
10 nhóm hàng có mức tăng xuất khẩu lớn nhất trong 6 tháng năm 2022.
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính 6 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với 29,17 tỷ USD, tăng 16,4%; tiếp đến là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 27,68 tỷ USD, tăng 15,6%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 21,2 tỷ USD, tăng 23,8%; Dệt may đạt 18,53 tỷ USD, tăng 20,8%; Giày dép đạt gần 11,8 tỷ USD, tăng 13,5%.

Từ chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 6/2022 đạt 32,23 tỷ USD, giảm 1,2% về số tương đối và giảm 383 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Trong đó có một số nhóm hàng giảm như: vải các loại giảm 293 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 213 triệu USD…

Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng tăng như than các loại tăng 405 triệu USD; dầu thô tăng 204 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 128 triệu USD... so với tháng trước.

Tính chung 6 tháng năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5%, tương ứng tăng 24,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất ở các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 9,26 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 2,83 tỷ USD; than các loại tăng 2,49 tỷ USD; hóa chất tăng 1,3 tỷ USD…

Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
10 nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng cao nhất trong 6 tháng năm 2022.
Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trong số nhóm hàng nhập khẩu chính 6 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu với 43 tỷ USD, tăng 27,4%, (tương ứng tăng 9,26 tỷ USD); tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 22,46 tỷ USD, giảm 2,1%; Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày đạt 14,71 tỷ USD, tăng 8,7% (tương ứng tăng 1,17 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện đạt 10,28 tỷ USD, tăng 13,5%.

Đáng chú ý, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong 6 tháng năm 2022 là 63.731 chiếc, giảm 21,4% (tương ứng giảm 17.352 chiếc) so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong 6 tháng qua, xăng dầu các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 4,81 triệu tấn, với trị giá là hơn 5 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng và tăng 128,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong 6 tháng năm 2022 tăng ở thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc nhưng giảm ở thị trường Malayxia, Thái Lan và Singapo. Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,95 triệu tấn, tăng 104,5%; Trung Quốc là 391 nghìn tấn, tăng 92,3%; trong khi đó nhập khẩu từ Malaixia là 781 nghìn tấn, giảm 45,8%; Singapo là 636 nghìn tấn, giảm 15,8%; Thái Lan là 580 nghìn tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước.

Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa tính riêng trong tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022;

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, 6 tháng qua, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.

Về thị trường, trong nửa đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. 

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.

6 tháng ước tính xuất siêu 710 triệu USD

Liên quan đến nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD. Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, sơ bộ tháng 6 ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%.

Minh Ngọc


Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 13 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018.

Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước

Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, xuất khẩu hàng hóa quý 1/2019 tuy vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng tăng thấp với 4,7%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,7%. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2019 ước tính thặng dư 536 triệu USD nhưng thấp hơn nhiều so với mức 2,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2018. Cụ thể hơn, về xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong quý 1/2019 ước tính đạt 58,51 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Những thị trường hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2019 vẫn là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN… Theo đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 13 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có mức tăng trưởng cao là điện thoại và linh kiện tăng 76,9%; hàng dệt may tăng 12,3%; giày dép tăng 8,9%. Đứng thứ hai về xuất khẩu là thị trường EU đạt 10,2 tỷ USD, tăng 2,5%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,5%; hàng dệt may tăng 9,8%; giày dép tăng 9,7%.

Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 7,6 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, những mặt hàng có mức sụt giảm mạnh là điện tử, máy tính và linh kiện giảm 2,1%; rau quả giảm 10,8%; điện thoại và linh kiện giảm 69,1%. Thị trường ASEAN đứng thứ tư với kim ngạch đạt 6,3 tỷ USD, tăng 6%, trong đó hàng dệt may tăng 40,5%; sắt thép tăng 8,3%. Nhật Bản và Hàn Quốc xếp thứ năm và thứ sáu, với kim ngạch cùng đạt 4,7 tỷ USD, tăng 9,4% và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý 1/2019 ước tính đạt 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018. Những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong quý 1 năm nay là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản… Cụ thể, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Những ngành hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc là điện tử, máy tính và linh kiện tăng 49%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,4%; vải tăng 7,1%. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 11,8 tỷ USD, tăng 1,1%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện tăng 6,2%; sắt thép tăng 5,9%. Thị trường ASEAN xếp thứ ba với kim ngạch đạt 8,2 tỷ USD, tăng 10,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 750,9%; sắt thép tăng 218,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18%.

Nhập khẩu từ Nhật Bản trong quý 1 cũng đạt 4,7 tỷ USD, tăng 5,6%, trong đó vải tăng 29,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 13%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 6,5%. Thị trường EU đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,7%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 840,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 32,1%. Đứng thứ sáu là thị trường Mỹ đạt kim ngạch 3 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là hức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 38,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 10,7%.