Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú là gì năm 2024

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Như vậy, đăng ký thường trú có ý nghĩa quan trọng trong quản lý cư trú, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân và góp phần phục vụ các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, giữ gìn an ninh, trật tự.

\==> Như vậy nơi cư trú là bao hàm luôn cả nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống. Ví dụ một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống thì nơi cư trú của người đó là nơi mà người đó tạm trú tại thành phố. Nơi thường trú là địa chỉ nơi ở ghi trong sổ hộ khẩu. Ví dụ một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống và làm việc thì nơi thường trú của người đó là nơi ghi trong hộ khẩu ở tỉnh của người đó.

- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

+ Vợ về ở với chồng;

+ Chồng về ở với vợ;

+ Con về ở với cha, mẹ;

+ Cha, mẹ về ở với con;

+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;

+ Người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

- Trừ trường hợp quy định nêu trên, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

- Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

+ Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

+ Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

+ Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

- Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

- Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật;

Trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

+ Có xác nhận của UBND cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

(Điều 20 Luật Cư trú 2020)

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Theo Công an TP.HCM, đăng ký thường trú là một trong các thủ tục để xác định nơi cư trú của công dân, việc đăng ký thường trú có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi công dân.

Điều kiện để công dân có thể đăng ký thường trú là có chỗ ở hợp pháp; Nhập hộ khẩu về nhà người thân; Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ; Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở; Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội; Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú. Sau khi đăng ký, công dân được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú là gì năm 2024

Người dân đi làm thủ tục hành chính

NHẬT THỊNH

Nếu người dân không đăng ký thường trú theo quy định thì có thể bị phạt từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Cách đăng ký thường trú?

  1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) và giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
  2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
  3. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký. Nếu trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
  4. Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.
  5. Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Điều kiện thực hiện đăng ký thường trú

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì người yêu cầu đăng ký cư trú có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu đăng ký cư trú nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.

Trường hợp thực hiện đăng ký cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú thì người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin và đính kèm bản quét hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết theo quy định. Công dân có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi có yêu cầu của người làm công tác đăng ký cư trú.

Theo Công an TP.HCM, người dân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Công an TP.HCM cho biết, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú. Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Những giấy tờ, tài liệu nào được dùng để chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp?

Theo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP.HCM cho biết, hiện, cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử (Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ứng dụng VNeID - định danh điện tử). Nhà nước vẫn duy trì quản lý cư trú bằng phương thức hộ khẩu, chỉ là thay thế hình thức quản lý bằng phần mềm công nghệ thông tin hiện đại. Vì vậy người dân vẫn cần làm thủ tục đăng ký thường trú đúng quy định.

Công an TP.HCM cho biết, theo quy định, công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi cư trú là gì?

Nơi cư trú là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống. Ví dụ một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống thì nơi cư trú của người đó là nơi mà người đó tạm trú tại thành phố. Nơi thường trú là địa chỉ nơi ở ghi trong sổ hộ khẩu.

Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú là gì?

2. Địa chỉ thường trú là gì ? Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020, địa chỉ thường trú của công dân được giải thích là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống, mang tính chất ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú tại địa chỉ đó theo quy định pháp luật về cư trú.

Đăng ký hộ khẩu thường trú cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ nhập hộ khẩu (đăng ký thường trú) bao gồm.

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;.

Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);.

Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu);.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định..

Nơi thường trú và nơi tạm trú khác nhau như thế nào?

Như vậy, có thể hiểu đơn giản nơi thường trú và tạm trú như sau: Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài và không có thời hạn cụ thể; Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn, khác biệt với nơi thường trú; Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn, mang tính chất nhất thời.