Nơi nào trên trái đất luôn có ngày dài bằng đêm

BÀI 7 HIỆN TƯƠNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Quan sát hình 24 [trang 28, SGK], hãy cho biết vì sao đường biểu hiện trục Bắc - Nam và đường phân chia sáng tối không trùng nhau Trả lời Đường biểu hiện trục Bắc — Nam của Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau vì: + Trục Bắc - Nam của Trái Đất luôn nghiêng một góc 66°33’ và không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời + Trái Đất có hình cầu nên Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng được một nửa [ngày], một nửa còn lại chìm trong bóng tối [đêm]. Trục ST [sáng tối] luôn thẳng đứng trên mặt phẳng quỹ đạo và hợp với trục Bắc - Nam một góc 23°27’ Câu 2 Cực Bắc Cực Nam 23°27’B 0° 23°27’ 23°27’N Hãy điền vào hình vẽ dưới đây: xích đạo, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam vồ cho biết ý nghĩa của những đường đó + Xích đạo: vĩ tuyến lớn nhất, chia quả Địa cầu ra hai bán cầu: bán cầu Bắc, bán cầu Nam. Mọi địa điểm nằm trên xích đạo đều có độ dài ngày, đêm luôn bằng nhau + Chí tuyến Bắc: vĩ tuyến có vĩ độ 23°27’ B, các địa điểm, nằm trên vĩ tuyến này nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất vào ngày 22 tháng 6 + Chí tuyến Nam: vĩ tuyến có vĩ độ 23°27’ N, các địa điểm nằm trên vĩ tuyến này nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu,, thẳng vào ngày 22 tháng 12 + Vòng cực Bắc: vĩ tuyến có vĩ độ 66°33’ B, vòng cực Nam: vĩ tuyến có vĩ độ 66°33’N, là hai đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ Câu 3 Vì sao mọi địa điểm nằm trên xích đạo luôn có độ dài ngày, đêm bằng nhau? Trả lời Mọi địa điểm nằm trên xích đạo luôn có độ dài ngày, đêm bằng nhau vì đường phân chia sáng tối luôn chia xích đạo làm hai phần bằng nhau Câu 4 Dựa vào hình 25 [trang 29, SGK] Hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12. Từ phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm ỏ' hai nửa cầu Trả lời + Ngày 22 tháng 6: Nửa cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam, nửa cầu Bắc có mùa nóng, nửa cầu Nam có mùa lạnh Nửa cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn. Nửa cầu Nam có ngày ngắn, đêm dài Tại xích đạo, độ dài ngày và đêm bằng nhau. Từ xích đạo đến hai vòng cực, độ dài ngày và đêm có mức chênh lệch tăng dần Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc không có đêm, từ vòng cực Nam đến cực Nam không có ngày + Ngày 22 tháng 12: Nửa cầu Nam được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có mùa nóng, nửa cầu Bắc có mùa lạnh Nửa cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài. Nửa cầu Nam cố ngày dài, đêm ngắn Tại xích đạo, độ dài ngày và đêm bằng nhau. Từ xích đạo đến hai vòng cực, độ dài ngày và đêm có mức chênh lệch tăng dần Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc không có ngày, từ vòng cực Nam đến cực Nam không có đêm + Kết luận: — Trừ các địa điểm nằm trên xích đạo, các địa điểm khác trên Trái Đất có độ dài ngày và đêm khác nhau — Hiện tượng ngày và đêm dài, ngắn khác nhau ở hai nửa cầu Mùa nóng ở đâu thì ở đó có ngày dải, đêm ngắn. Mùa lạnh ở đâu thì ở đó có ngày ngắn, đêm dài Câu 5 Quan sát hình 24 [trang 28, SGK] Nêu nhận xét về hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất. Giải thích tại sao có hiện tượng như thế. Trả lời + Nhận xét: Hiện tượng ngày, đêm khác nhau ở hai nửa cầu [trừ tại xích đạo]. Càng xa xích đạo, độ dài ngày, đêm càng chênh lệch Ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn. Nửa cầu Nam thì hiện tượng ngược lại — Ngày 22 tháng 12, nửa cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài. Nửa cầu Nam thì hiện tượng ngược lại. + Giải thích: Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau ở hai nửa cầu do: Khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Bắc - Nam không đổi Ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất, nửa cầu Bắc được chiếu sáng nhiều nhất nên có ngày dài, đêm ngắn. Nửa cầu Nam thì ngả về phía đôi diện, được chiếu sáng ít hơn nên có ngày ngắn, đêm dài Ngày 22 tháng 12 thì có hiện tượng ngược lại Câu 6 Câu hỏi 3 [trang 30, SGK] Giải thích tại sao số ngày có độ dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc? Trả lời Số ngày có độ dài suốt 24 giờ tăng từ vòng cực đến cực do: Từ 21 tháng 3 đến 23 tháng 9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, các địa điểm từ vòng cực Bắc [vĩ độ 66 ° 33’] đến cực Bấc, đều nằm trước đường phân chia sáng tối và được Mặt Trời chiếu sáng, số ngày chiếu sáng tăng dần từ vòng cực Bắc đến cực Bắc. Do đó, số ngày có độ. dài suốt 24 giờ tăng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc Câu 7 Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, đến sản xuất và sinh họat của con người? Trả lời + Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu trên Trái Đất ơ đâu ngày dài, đêm ngắn thì ở đó có mùa nóng. Ngược lại ỏ' đâu ngày ngắn đêm dài thì ở đó có mùa lạnh ơ ôn đới, thời gian ngày và đêm trong năm chênh lệch nhiều nên phân biệt rõ 4 mùa ơ nhiệt đới, thời gian ngày và đêm trong năm chênh lệch ít nên không phân biệt rõ 4 mùa + Do hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu nên có ảnh hưởng gián tiếp đến sinh hoạt, sản xuất của con người Ví dụ: co' cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, họat động du lịch, chế độ ăn uống, việc ăn mặc, ...đều bị ảnh hưởng của nhịp điệu mùa Câu 8 Trả lời bằng cách điền tiếp vào chỗ phía sau mỗi câu Các địa điểm ở chí tuyến Bắc có đêm dài nhất vào ngày Vào giữa trưa, bóng cây tại một địa điểm ở chí tuyến Nam sẽ dài nhất vào ngày ơ nước ta, vào tháng nào, chúng ta thấy trời mau tối? Khu vực nào trên Trái Đất, vào giữa trưa không bao giờ nhìn thấy Mặt Trời trên đỉnh đầu? Hai nửa cầu Bắc và Nam có hiện tượng ngày, đêm như nhau vào các ngày IL CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM [Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn] Câu 1 Trên Trái Đất có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau do vị trí Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời, có lúc ở gần, có lúc ở xa Mặt Trời Đúng Sai Câu 2 Hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau vào các ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12 Đúng Sai Câu 3 Mọi địa điểm ở xích đạo quanh năm luôn nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất Đúng Sai Câu 4 Các địa điểm nằm ở hai vòng cực Bắc và Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng Đúng Sai Câu 5 Trên Trái Đất, nơi nào nhận được tia sáng Mặt Trời vào giữa trưa chiêu thẳng góc với mặt đất, thì nơi ấy có độ dài ngày, đêm bằng nhau Đúng Sai Câu 6 Vào cuối năm [tháng 12], khi đi từ xích đạo về phía cực Bắc, càng xa xích đạo thì đêm càng dài Đúng Sai Câu 7 So với Trung Quốc, chênh lệch về độ dài ngày và đêm trong năm ỏ' nước ta ít hơn Đúng Sai Câu 8 Thời gian nào dưới đây, nửa cầu Bắc lạnh hơn cả? Tháng 3 B. Tháng 6 Tháng 9 D. Tháng 12 Câu 9 Thời gian nào dưới đây, khu vực ôn đới ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn cả? Tháng 3 B. Tháng 6 Tháng 9 D. Tháng 12 Câu 10 Thời gian nào dưới đây, ở nước ta có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn Tháng 3 B. Tháng 6 c. Tháng 9 D. Tháng 12 Câu 9 Thành phô" nào của nước ta có độ dài ngày, đêm trong năm chênh lệch ít hơn cả? A. Hà Nội B. Huế c. Nha Trang D. cần Tho' Câu 11 Quốc gia nào có độ dài ngày, đêm trong năm chênh lệch nhiều hơn cả? A. Ấn Độ B. Nhật Bản Thái Lan D. Việt Nam Câu 12 Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh họat dân cư họat động giao thông vận tải khí hậu lịch canh tác trong nông nghiệp ĐÁP ÁN + Câu 8 a: 22 tháng 12, b: 22 tháng 6, c: tháng 10, 11, 12, d: từ ngoài hai chí tuyến đến hai cực, e: 21 tháng 3 và 23 tháng 9. + Trắc nghiệm 1B, 2B, 3B, 4B, 5B, 6A, 7A, 8D, 9B, 10B, 11B, 12C.

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 6
  • Giải Địa Lí Lớp 6 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 6

– Độ dài giữa ngày và đêm chênh lệch nhau như thế nào nếu càng xa Xích đạo.

– Những ngày nào trên Trái Đất mọi nơi đều có độ dài ngày đêm bằng nhau.

Lời giải:

– Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng lớn.

– Ngày 21/3 và 23/9 trên Trái Đất mọi nơi đều có độ dài ngày đêm bằng nhau.

Lời giải:

– Ngày 22/6: các địa điểm ở vĩ độ 66o33’B có ngày dài 24 giờ, vĩ độ 66o33’N có đêm dài 24 giờ

– Ngày 22/12: các địa điểm ở vĩ độ 66o33’B có đêm dài 24 giờ, vĩ độ 66o33’N có ngày dài 24 giờ

Lời giải:

– Từ 21/3 đến 23/9 có 186 ngày – đêm.

– Từ 23/9 đến 21/3 có 179 ngày – đêm.

– Số ngày ở cực Bắc tương ứng với bao nhiêu ngày đêm ở Bắc Bán cầu. Số đêm ở cực Nam tương ứng với bao nhiêu ngày đêm ở Nam bán cầu. Số đêm ở cực Bắc là bao nhiêu. Số ngày ở cực Nam là bao nhiêu.

– Số ngày và số đêm ở từng cực có bằng nhau không.

Lời giải:

– Số ngày ở cực Bắc tương ứng với 180 ngày đêm ở Bắc bán cầu. Số đêm ở cực Nam tương ứng với 180 ngày đêm ở Nam bán cầu. Số đêm ở cực Bắc là 180 ngày. Số ngày ở cực Nam là 180 ngày.

– Số ngày và số đêm ở từng cực khác nhau

Do “trục” Trái Đất giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên đã sinh ra hiện tượng

a] độ dài ngày đêm bằng nhau vào các ngày 21 – 3 và 23 – 9.
b] càng gần cực sự chênh lệch ngày đêm càng rõ rệt.
c] ngày đêm chênh lệch lớn nhất vào các ngày 22 – 12 và 22 – 6.
d] mỗi chí tuyến có hai lần Mặt Trời chiếu thẳng góc.

Lời giải:

a] độ dài ngày đêm bằng nhau vào các ngày 21 – 3 và 23 – 9.
b] càng gần cực sự chênh lệch ngày đêm càng rõ rệt.
c] ngày đêm chênh lệch lớn nhất vào các ngày 22 – 12 và 22 – 6.
d] mỗi chí tuyến có hai lần Mặt Trời chiếu thẳng góc. X

Từ 66o33’ trở về hai cực là khu vực có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Lời giải:

Đúng

– Cho biết sự thay đổi thời gian chiếu sáng trong các ngày 22 – 6, 21 – 3, 23 – 9 và 22 – 12 ở các khu vực chí tuyến và xích đạo.

– Nhận xét chung về sự thay đổi số giờ chiếu sáng và góc chiếu sáng từ Xích đạo về hai cực.

Lời giải:

– Sự thay đổi thời gian chiếu sáng trong các ngày 22 – 6, 21 – 3, 23 – 9 và 22 – 12 ở các khu vực chí tuyến và xích đạo:

+ Ở chí tuyến: ngày 21/3 và 23/9 có ngày đêm bằng nhau; ngày 22/6 có ngày dài hơn đêm ở chí tuyến Bắc, đêm dài hơn ngày ở chí tuyến Nam; ngày 22/12 có ngày ngắn hơn đêm ở chí tuyến Bắc và ngày dài hơn đêm ở chí tuyến Nam.

+ Xích đạo luôn luôn có ngày đêm dài bằng nhau.

– Từ xích đạo về hai cực: số giờ chiếu sáng ngày – đêm chênh lệch nhau ngày càng lớn và góc chiếu sáng trong ngày giảm dần.

Lời giải:

Vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời luôn nghiêng một góc 66o33’ không đổi. Vào hai ngày 22/6 và 22/12, hai nửa cầu lần lượt chúc về phía Mặt Trời: nửa cầu chúc về phía Mặt Trời có đường phân chia sáng tối đi qua trước vòng cực Bắc và Nam có ngày dài 24 giờ, nửa cầu chúc về phía Mặt Trời có đường phân chia sáng tối đi qua sau vòng cực Bắc và Nam có đêm dài 24 giờ.

– Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất sẽ diễn ra như thế nào?

– Góc chiếu sáng ở các vĩ độ sẽ như thế nào?

Lời giải:

– Lúc này đường phân chia sáng tối sẽ trùng với trục Trái Đất và mọi địa điểm trên Trái Đất đều có ngày đêm dài bằng nhau.

– Các vĩ độ đều có góc chiếu sáng là 90o.

Do trục Trái Đất giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng trong khi di chuyển quanh Mặt Trời nên đã sinh ra hiện tượng

a] ở các chí tuyến có một lần góc chiếu sáng là 90o.
b] giữa hai chí tuyến có hai lần góc chiếu sáng là 90o.
c] ngoài chí tuyến trở về hai cực không bao giờ có góc chiếu sáng lên tới 90o.
d] giữa chí tuyến và vòng cực góc chiếu sáng tối đa là 23o27’.

Lời giải:

a] ở các chí tuyến có một lần góc chiếu sáng là 90o.
b] giữa hai chí tuyến có hai lần góc chiếu sáng là 90o.
c] ngoài chí tuyến trở về hai cực không bao giờ có góc chiếu sáng lên tới 90o.
d] giữa chí tuyến và vòng cực góc chiếu sáng tối đa là 23o27’. X

a] Sở dĩ vào hai ngày 21 – 3 và 23 – 9 ở mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau là do “trục” Trái Đất hoàn toàn nằm trong mặt phẳng phân cách sáng tối của Trái Đất.

b] Nếu trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không nghiêng như hiện nay mà vuông góc với mặt quỹ đạo thì sẽ có hệ quả là mọi địa điểm trong năm chỉ có một mùa.

Lời giải: