Nói nhiều trong tiếng anh là gì

Đa ngôn ngữ  (tiếng Anh: Multilingualism) là việc sử dụng hai hay nhiều ngoại ngữ (đa ngôn ngữ) bởi một cá nhân hoặc một cộng đồng. Người ta tin rằng số lượng người sử dụng đa ngôn ngữ đông hơn cộng đồng đơn ngữ trên toàn bộ dân số thế giới.[1] Hơn một nửa số dân cư châu Âu được cho là thông thạo ít nhất một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của họ.[2]

Nội dung chính Show

Người nói nhiều ngôn ngữ tiếng Anh là gì

Biển hiệu đa ngôn ngữ bên ngoài văn phòng thị trưởng tại Novi Sad, viết bằng 4 ngôn ngữ chính thức của thành phố: Tiếng Serbia, tiếng Hungary, Tiếng Slovak và tiếng địa phương Rusyn vùng Pannonia.

Người nói nhiều ngôn ngữ tiếng Anh là gì

Tấm biển tại Ung Hòa cung tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ phải sang trái viết bằng tiếng Mãn, tiếng Hán, tiếng Tạng, tiếng Mông Cổ.

Người nói nhiều ngôn ngữ tiếng Anh là gì

Biểu trưng của chính quyền Liên bang Thụy Sĩ, bằng 4 ngôn ngữ ở quốc gia này (Đức, Pháp, Ý và tiếng Romansh)

Đa ngôn ngữ đang trở thành một hiện tượng xã hội được chi phối bởi nhu cầu của toàn cầu hóa và sự cởi mở về văn hóa.[3] Do sự dễ dàng tiếp cận với thông tin hỗ trợ bởi Internet, việc tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ của cá nhân ngày càng trở nên thường xuyên, do đó thúc đẩy nhu cầu có thêm ngôn ngữ. Những người biết nhiều thứ tiếng cũng được gọi là người nói đa ngữ (polyglot).[4]

Người thạo nhiều thứ tiếng đã được tiếp nhận và duy trì ít nhất một ngôn ngữ từ thời ấu thơ, cái được gọi là ngôn ngữ thứ nhất (L1). Ngôn ngữ đầu tiên (đôi khi còn gọi là tiếng mẹ đẻ) được ghi dấu ấn không cần qua giáo dục chính thống, bởi cơ chế tiếp nhận ngôn ngữ bất đồng nghiêm trọng. Trẻ em tiếp thu hai ngôn ngữ theo cách này được gọi là song ngữ đồng thời. Ngay cả trong trường hợp song ngữ đồng thời, một ngôn ngữ sẽ thường chiếm ưu thế hơn cái còn lại. Người biết nhiều hơn một ngoại ngữ được ghi nhận là sẽ chiếm ưu thế hơn người chỉ biết một thứ tiếng trong việc học ngôn ngữ mới.[5] Thêm vào đó, những người biết nói song ngữ có những lợi thế về kinh tế quan trọng hơn những người chỉ biết đơn ngữ, việc biết hai ngoại ngữ trở lên có thể giúp các các nhân thực hiện những công việc như giao dịch tương tác với các đối tác sử dụng ngôn ngữ thiểu số.

Đa ngôn ngữ trong máy tính có thể được coi là một phần của một sự liên tục giữa quốc tế hóa và nội địa hóa. Nhờ có trạng thái bằng tiếng Anh trong máy tính mà công việc phát triển phần mềm gần như luôn ứng dụng chúng (ngoài ra còn có các ngôn ngữ lập trình không dùng tiếng Anh) nên hầu hết tất cả phần mềm thương mại ban đầu đều có sẵn phiên bản bằng tiếng Anh, cùng với các phiên bản đa ngôn ngữ có thể là lựa chọn thay thể dựa trên phiên bản gốc bằng tiếng Anh.

Canada công nhận tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, Tây Ban Nha công nhận tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Catalan, tiếng Basque và tiếng Galicia được công nhận là ngôn ngữ chính thức phụ. Cần phân biệt với những ngôn ngữ được sử dụng tại 1 quốc gia nhưng không có địa vị chính thức và chỉ được sử dụng ở vùng, tỉnh ví dụ tiếng Chăm của người Chăm ở Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Những huyền thoại liên quan đến đa ngôn ngữ
  • 2 Đa ngôn ngữ trong âm nhạc
  • 3 Tham khảo
  • 4 Nghiên cứu thêm
  • 5 Liên kết ngoài

Những huyền thoại liên quan đến đa ngôn ngữSửa đổi

Nhiều thần thoại và nhiều thành kiến đã phát triển xung quanh khái niệm đa ngữ và đa ngôn ngữ ở một số nước phương Tây, nơi chủ nghĩa đơn ngữ được coi là chuẩn mực. Các nhà nghiên cứu từ Anh và Ba Lan đã liệt kê những quan niệm sai lầm phổ biến nhất:[6]

  • Rằng những người dùng song ngữ hoặc đa ngôn ngữ là sự chống đối với chủ nghĩa đơn ngữ mặc định chuẩn mực;
  • Để xứng đáng với tên gọi song ngữ/đa ngôn ngữ, một người cần thông thạo như bằng, hoàn hảo, tự nhiên giữa tất cả các ngoại ngữ mà bản thân tiếp thu được.
  • Cho rằng sử dụng đồng thời cả hai ngôn ngữ từ thời thơ ấu có thể gây bất lợi cho nhận thức và phát triển ngôn ngữ, do đó dẫn đến kết quả học tập kém ở trường;
  • Cho rằng một đứa trẻ biết hơn một thứ tiếng có thể gây ra suy giảm hoặc thiếu hụt ngôn ngữ hoặc trẻ em được chẩn đoán bị suy giảm hai ngôn ngữ có nghĩa là quá nhiều áp lực và nỗ lực không cần thiết;
  • Rằng trẻ em không có đủ thời gian để học cả hai ngôn ngữ, do đó tốt hơn hết là chỉ cần tiếp thu ngôn ngữ chính.

Đây là tất cả niềm tin có hại mà từ lâu đã được vạch trần,[6] nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh lầm tưởng.

Đa ngôn ngữ trong âm nhạcSửa đổi

Nó là rất phổ biến đối với âm nhạc được viết trong bất cứ ngôn ngữ lingua franca đương đại nào. Nếu bài hát không được viết bằng ngôn ngữ thông thường thì thường được viết bằng ngôn ngữ chiếm ưu thế từ quê hương bán xứ của người nhạc công, hoặc bằng một ngôn ngữ được công nhận rộng rãi khác như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp..[cần dẫn nguồn]

Tuyển tập ca khúc song ngữ "there..." và "Sing, Poetry" trong album cổ điển năm 2011 Troika bao gồm các bối cảnh âm nhạc về các bài thờ tiếng Nga kèm bản tự dịch sang tiếng Anh tương ứng do Joseph Brodsky và Vladimir Nabokov.[7] Các ca khúc với lời bằng nhiều thứ tiếng được gọi là macaronic verse.