Nội tạng gà bảo quản được bao lâu

Thịt gà là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày của các gia đình. Tuy nhiên, việc bảo quản thịt gà không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao. Vậy gà đông lạnh để được bao lâu và chế biến như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng?

Nếu được giữ đông lạnh liên tục, thịt gà có thể được bảo quản vô thời hạn, vì vậy sau khi cấp đông, người dùng có thể yên tâm trữ thịt gà trong thời gian dài mà không lo về chất lượng của nguyên liệu. Tuy nhiên, để thịt có chất lượng, hương vị và kết cấu tốt nhất, người dùng có thể giữ gà sống nguyên con trong tủ đông lên đến một năm; các bộ phận riêng biệt khoảng 9 tháng; nội tạng và thịt gà xay có thể bảo quản từ 3 đến 4 tháng. Thịt gà nấu chín sẽ ngon nhất nếu được giữ đông lạnh đến tháng thứ 4; thịt hầm hoặc miếng thịt gia cầm nấu chín với nước dùng hoặc nước thịt 6 tháng.

Thịt gà bắt đầu chuyển sang màu xanh xám là dấu hiệu gà đã bị hỏng

Một số dấu hiệu gà đã hư hỏng bạn cần chú ý như sau:

  • Gà đã quá hạn sử dụng: Thịt gà - sống và chín đã quá hạn sử dụng được in trên bao bì có nhiều khả năng đã bị hỏng.
  • Thay đổi về màu sắc: Thịt gà sống và chín bắt đầu chuyển sang màu xanh xám là dấu hiệu gà đã bị hỏng. Các đốm mốc từ xám đến xanh cho thấy sự phát triển của vi khuẩn.
  • Thịt gà có mùi: Cả gà sống và gà nấu chín đều phát ra mùi chua giống như mùi amoniac nếu như thịt đã bị hỏng. Tuy nhiên, có thể khó nhận ra mùi hương này nếu gà đã được ướp với nước sốt, rau thơm hoặc gia vị.
  • Kết cấu nhầy: Thịt gà chảy nước hoặc có kết cấu nhầy có khả năng lớn là đã bị hỏng. Việc rửa gà sẽ không tiêu diệt vi khuẩn. Nếu tiếp tục sử dụng có thể lây lan vi khuẩn từ gia cầm sang các loại thực phẩm, đồ dùng và bề mặt khác, gây nhiễm chéo.

Khi ăn phải gà hỏng có thể bị ngộ độc thực phẩm

Ăn thịt gà hư hỏng có thể gây bệnh do thực phẩm, còn được gọi là ngộ độc thực phẩm. Thịt gà có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, vì có thể bị nhiễm vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella và hơn thế nữa.

Thông thường, những vi khuẩn này sẽ bị loại bỏ khi được nấu chín. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần tránh nấu chín và ăn thịt gà đã hỏng. Mặc dù, đun lại hoặc nấu chín có thể tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt, nhưng quá trình chế biến sẽ không loại bỏ được một số độc tố do vi khuẩn tạo ra, có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và nguy hiểm, bao gồm sốt cao (trên 38,6 ° C), ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, phân có máu và mất nước.

Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể phải nhập viện và thậm chí dẫn đến tử vong. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe bạn không nên sử dụng thịt gà khi đã có cấu dấu hiệu hư hỏng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: ask.usda.gov, healthline.com

XEM THÊM:

  • Nhiễm vi khuẩn listeria: Những điều cần biết
  • Sự khác biệt giữa thịt đỏ và thịt trắng
  • Độc tố Botulinum là gì và vì sao có thể gây ngộ độc nguy hiểm?

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Thời gian tối đa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là bao lâu?

>>>Cuộc sống bận rộn khiến bạn thường xuyên mua thực phẩm về trữ trong tủ lạnh hàng tháng trời. Tuy nhiên, liệu bạn có đang bảo quản thực phẩm đúng cách?

Mọi người thường có thói quen trữ đồ ăn trong tủ lạnh, từ đồ ăn thừa, thực phẩm tươi sống hay rau, củ, quả thậm chí trái cây đều được “tống” vào trong tủ lạnh và lấy ra sử dụng dần. Nhưng, bạn có biết, thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Đặc biệt, nếu như bạn không có kiến thức để bảo quản thực phẩm đúng thời hạn và trữ lạnh đúng cách thì điều này càng tai hại hơn nữa.

Do đó, hãy cùng Big C tham khảo qua bảng thời gian tối đa để bảo quản một số loại thực phẩm nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhé!

Thời gian tối đa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là bao lâu?
  1. Thời gian lưu trữ chính xác cho các loại thực phẩm
  2. Những loại thực phẩm nào thì nên “cách ly” với ngăn đá tủ lạnh?

1. Thời gian lưu trữ chính xác cho các loại thực phẩm

Tủ lạnh không những giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm mà còn giúp tiết kiệm thời gian mua sắm thực phẩm trong gia đình cho những bà nội trợ bận rộn. Tuy nhiên, đây không phải chiếc kho lưu trữ thực phẩm an toàn cho gia đình bạn mà ngược lại nó còn ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với sức khỏe nếu bạn không biết trữ lạnh đúng cách. 

 

Tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau sẽ có thời gian bảo quản khác nhau để có thể giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, hãy cùng Big C xem qua bảng sau để có thêm thông tin nhé!

Loại thực phẩm Mô tả chi tiết Thời gian bảo quản trong nhiệt độ -18 độ C (tủ đông) Cách bảo quản thực phẩm
Các loại thịt Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn 4 - 6 tháng Để bảo quản thịt sống, bạn nên làm sạch trước khi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Bạn lưu ý phải bịt thật nhiều lớp tránh cho thịt không bị đông cứng quá mức dẫn đến tình trạng mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị.
Thịt lợn nướng 4 - 12 tháng
Thăn bò 6 - 12 tháng
Sườn bò 4 - 6 tháng
Thịt bò nướng 12 tháng
Gà nguyên con 12 tháng
Gà chia phần  9 tháng
Gà nướng 4 tháng
Gà tẩm bột chiên 1 - 3 tháng
Thịt lợn xay 3 - 4 tháng
Lòng phèo, tim gan 3 - 4 tháng
Thịt hươu, thịt nai 3 - 4 tháng
Thịt lợn muối xông khói 3 - 4 tháng
Thịt giăm bông 2 tháng
Xúc xích 1 - 2 tháng
Các món thịt nướng ướp gia vị 4 - 6 tháng
Hải sản Thịt cá lọc xương 6 tháng Tương tự như thịt, bạn cũng cần phải bọc kỹ hải sản bằng nhiều lớp để tránh tình trạng lan mùi qua các loại thực phẩm khác. Bạn lưu ý nên sơ chế hải sản trước khi bỏ vào tủ đông.
Cá đã nấu chín 4 - 6 tháng
Cá xông khói 2 tháng
Hải sản có vỏ (nghêu, sò, ốc) 2 - 3 tháng
Tôm hùm 12 tháng
Cua 10 tháng
Tôm tươi, sò điệp 3 - 6 tháng
Mực 3 - 6 tháng
Hoa quả và rau củ Các loại quả mọng nước (cam, quýt) 3 tháng Không nên bảo quản trái cây và rau củ trong túi hoặc hộp kín hơi. Big C gợi ý bạn nên để trong túi đựng thực phẩm và trữ trong tủ mát để giữ rau, củ luôn tươi, ngon
Các loại quả khác 9 - 12 tháng
Các loại hạt 3 tháng
Các loại rau 8 - 12 tháng
Đồ uống Sữa 3 - 6 tháng Đồ uống có thể bảo quản trong tủ đông rất lâu. Tuy nhiên, Big C khuyên bạn nên sử dụng tủ mát và mua với số lượng vừa đủ để dùng.
Nước hoa quả (tự làm) 6 tháng
Nước hoa quả (nhà máy sản xuất) 12 tháng
Sữa chua 1 - 2 tháng
Các loại đồ ăn khác Cơm 3 tháng Nên dùng hộp đựng bằng thủy tinh để bảo quản thực phẩm vừa an toàn, vừa bảo vệ môi trường
Mỳ ý đã nấu 3 tháng
Pizza 1 - 2 tháng
6 - 9 tháng
Trứng chưa chế biến 1 tháng
 

Thời gian bảo quản cho mỗi loại thực phẩm là khác nhau, bạn nên chú ý để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất

 

2. Những loại thực phẩm nào thì nên “cách ly” với ngăn đá tủ lạnh?

Một số loại thực phẩm bạn không nên để trong ngăn đá tủ lạnh vì chúng sẽ sản sinh vi khuẩn và làm biến chất thực phẩm, nếu cố tình sử dụng, bạn sẽ rước bệnh vào người. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng hộp đựng và bảo quản thực phẩm trong ngăn mát, lưu ý bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt để tránh bị hư hại. Dưới đây là danh sách thực phẩm không nên trữ trong ngăn đá tủ lạnh.

  • Trứng đã luộc chín

  • Cà phê

  • Mayonnaise

  • Kem chua

  • Bánh pudding

  • Salad

  • Gạo

  • Mỳ ý (chưa nấu)

  • Ngũ cốc

  • Táo

  • Dưa hấu

  •  Xà lách

  • Khoai tây

  • Củ cải

  • Giá đỗ

  • Hoa Atiso

  • Các loại đồ uống có ga


Với một số loại rau, củ quả như xà lách, khoai tây, dưa hấu bạn không nên bảo quản thực phẩm bằng tủ đông mà nên để vào ngăn mát và sử dụng càng sớm càng tốt để tránh hư hại

Hy vọng với bài viết trên, các bà nội trợ sẽ có thêm kiến thức để có thể chăm sóc thật tốt cho gia đình thân yêu của mình. Nhưng Big C khuyên bạn, dù có bận rộn đến mấy, bạn cũng nên dành chút thời gian mua sắm những thực phẩm tươi ngon nhất tại Big C để có thể bảo đảm dinh dưỡng cho tất cả các thành viên trong gia đình mình. Đừng quên rằng, tại Big C bạn không những được mua sắm thả ga với đa dạng thực phẩm mà còn có cơ hội săn hàng ngàn chương trình giảm giá với giá cực kì ưu đãi đó. Truy cập ngay TẠI ĐÂY nhé!

Video liên quan

Chủ đề