Nướng bánh tiếng anh là gì

Bạn có biết sự khác biệt giữa creaming, folding và beating trong những chỉ dẫn công thức làm bánh bằng tiếng Anh không? Đọc các công thức làm bánh bằng tiếng Anh sẽ trở nên đặc biệt khó khăn khi có rất nhiều thuật ngữ riêng trong làm bánh. Hãy cùng HomeClass bỏ túi những thuật ngữ tiếng Anh này để việc làm bánh sẽ trở nên nhẹ nhàng như một cơn gió nhé.

Bain-marie: nồi đun cách thủy, đun cách thủy (thường dùng để làm chảy sô cô la hoặc bơ một cách nhẹ nhàng và từ từ

Bake blind: nướng vỏ bánh táo, bánh tart mà chưa có nhân ở trong bánh

Batch: mẻ bánh, mẻ nướng

Batter: bột nhão làm bánh, hỗn hợp gồm các nguyên liệu ướt và khô như trứng, bột mỳ, sữa, nước nhưng nhão và không thể nhào nặn được

Beat: nhào bột bằng máy, trộn nhanh với cường độ cao để kết hợp các nguyên liệu và không khí vào nhau, thường sử dụng máy đánh trứng hoặc máy trộn bột

Blend: trộn hai nguyên liệu vào nhau để chúng hòa quyện vào nhau

Boil: luộc, đun sôi

Butter: cho bơ vào cái gì

Buttercream: một loại kem dùng để phủ hoặc trang trí bánh ngọt

Caramelize: biến thành caramen

Chop: chặt, băm nhỏ

Coat: phủ, tráng lớp ở bên ngoài

Combine: trộn hai nguyên liệu với nhau

Consistency: kết cấu và độ vững chắc của khối bột

Cool: làm nguội

Cream: kem

Crust: vỏ bánh

Curdle: vón cục, đọng cục, dón lại

Defrosh: dã đông, làm tan băng

Dilute: pha loãng

Dip: nhúng vào, dìm xuống nước

Dissolve: hòa tan

Double boil: đun cách thủy

Dough: bột nhào

Drizzle: quá trình rót một dòng chất lỏng như bơ hay nước sốt lên thực phẩm

Dry ingredients: nguyên liệu khô

Dust: rắc, quá trình rắc một lớp mỏng các nguyên liệu bột lên thực phẩm

Egg wash: quét một lớp lòng đỏ trứng lên bề mặt thực phẩm để tạo màu đẹp sau khi nướng

Essence: tinh chất

Extract: chiết xuất

Fermentation: quá trình lên men

First rise: lần nở đầu tiên sau khi cho men vào khối bột nhào

Final rise: lần nở cuối cùng, sau khi tạo hình khối bột nhào và trước khi nướng

Fold: gập bột

Firm peaks: trong quá trình bạn đánh kem, khi bạn nhấc que đánh lên, chóp kem sẽ giữ nguyên hình dạng

Glaze: tráng bề mặt thực phẩm bằng lớp đường, bơ hoặc chất lỏng để làm thực phẩm bóng đẹp

Gluten: tên một loại protein trong các loại bột như bột mỳ hay bột mỳ đen giúp tạo nên kết cấu cho khối bột và giúp duy trì hình dạng của khối bột

Grease: bôi trơn hoặc tráng bề mặt của một vật (thường là thố hoặc khay nướng bánh) sử dụng dầu, chất béo, hoặc bơ

Knead: nhào bột (thường với bánh mỳ) bằng cách massage, kéo dãn và gập

Lukewarm: chất lỏng hơi ấm, ấm nhẹ hơn nhiệt độ cơ thể, thường sử dụng để kích hoạt men trước khi làm bánh

Mature: giai đoạn phát triển hoàn thiện để tạo ra hương vị đậm đà

Melt: tan chảy, làm chảy

Mince: cắt nhỏ, băm nhỏ

Mix: trộn hai hay nhiều nguyên liệu với nhau

Mold: nặn, tạo hình

Muffin pan: khuôn nướng bánh muffin

Nonstick: chống dính

Over-proofing: nở lố, dùng để chỉ khối bột đã bị lên men quá mức. Khi điều này xảy ra, những bong bóng khi đã được tạo ra trong khối bột và phát triển quá lớn khiến chúng bị nổ. Việc này được biểu thị bởi sự mất khả năng đàn hồi của khối bột khi ta ấn vào. Chiếc bánh khi nướng sẽ bị đặc ruột. Để cứu chữa tình hình, ta nên ấn bẹt khối bột ra và tạo hình lại và để khối bộ nở lại từ đầu.

Preheat: làm nóng lò trước khi nướng bánh

Proof: để cho khối bột sau khi tạo hình nở lần cuối

Score: rạch bánh, rạch bề mặt khối bột bằng con dao sắc

Scraggly: để miêu tả khối bột bị khô, vẫn chưa được nhào xong, còn thô ráp lổn nhổn

Shelf life: thời gian sử dụng

Softened butter: bơ được làm mềm ở nhiệt độ phòng để không còn lạnh và cứng

Soft peaks: trong quá trình đánh kem, khi nhấc que đánh lên thì chóp kem lại ngoặt xuống

Sponge: trong phương pháp nhào bột chia hai bước sponge & dough method, bước một là cho một phần bột mỳ vào men cái trộn lại để tiền lên men (khối bột và men này gọi là sponge). Bước hai là trộn phần bột còn lại và các nguyên liệu khác để riêng gọi là dough. Sau khi Sponge được ủ cho lên men thì sẽ được đem trộn vào dough để nhào bột.

Sfiff peaks: trong quá trình đánh kem, khi nhấc que đánh lên, chóp kem không bị đổ xuống. Lúc này, hỗn hợp đã đủ dày và không cần phải tiếp tục đánh nữa. Nếu tiếp tục đánh sẽ bị đông cứng.

Under-proofing: nở chưa đạt, thường sử dụng khi quá trình lên men chưa đủ do đó bóng khí chưa được tạo ra với số lượng đủ để đạt được kết cấu bánh mong muốn. Nếu khối bột của bạn đàn hồi lại ngay lập tức khi bạn ấn vào, thì khối bột đó đang nở chưa đạt và cần thêm thời gian để nở.

All Purpose Flour: bột mỳ đa dụng, bột mỳ số 11

Bread Flour: bột bánh mỳ, bột mỳ số 13

Whole Wheat Flour bột mỳ nguyen cám

Semolina Flour: bột Semolina được xay nghiền từ hạt lúa mỳ cứng, ngũ cốc

Rye Flour: bột lúa mạch đen

Salt: muối

Water: nước

Sourdough Starter: bột cái

Levain: bột cái levain

Bulk fermentation: ủ lên men cả khối bột, chưa tạo hình

Autolyze: trộn bột và để bột nghỉ, cũng để bột dậy men lần đầu

Room Temperature: nhiệt độ phòng

Fridget Temperature: nhiệt độ tủ lạnh

Fermentation: ủ bột làm dậy men lần hai

Shape: cắt bộ để tạo hình

Re-shape: tại hình bánh theo kiểu mình muốn

Crumb: độ xốp bên trong bánh, lỗ khí trong bánh

Bake: nướng bánh

Baking stone: đá nướng bánh

Dutch oven: nồi gang dùng để nướng bánh

Chúc bạn có những kiến thức hữu ích từ HomeClass.vn