Ở giai đoạn cuối kỳ nén đầu kỳ nổ áp suất trung bình trong buồng đốt của máy xăng là bao nhiêu

Ở giai đoạn cuối kỳ nén đầu kỳ nổ áp suất trung bình trong buồng đốt của máy xăng là bao nhiêu

Sửa chữa áp suất nén động cơ ô tô giảm

Động cơ cần có một áp suất nén phù hợp cho quá trình cháy và sinh công. Nếu như áp suất nén động cơ giảm thấp hơn tiêu chuẩn, thì công suất của động cơ sẽ bị giảm và bạn sẽ nhận thấy được những dấu hiệu này khi vận hành xe. Cụ thể như thế nào, hãy cùng trung tâm VATC tìm hiểu ngay dưới đây:

I. Những lý do khiến động cơ bị giảm hoặc mất áp suất nén:

  • Rò rỉ xupap nạp hoặc xả
  • Bạc xéc măng bị mòn.
  • Thổi ron nắp máy.
  • Các vấu cam bị mòn.

Thông thường, áp suất cuối kỳ nén của động cơ xăng là từ 7 – 12 Kg/Cm2, và động cơ diesel là 35 – 40 Kg/Cm2. Nếu áp suất nén của một xylanh nào đó nằm dưới giá trị thấp nhất trong khoảng bên trên thì có thể sẽ khiến cho động cơ mất lửa và dẫn tới động cơ không thể khởi động được. Bạn có thể dùng đồng hồ đo để kiểm tra áp suất nén của động cơ.

Khi áp suất nén không đủ, động cơ sẽ xảy ra tình trạng rung giật hoặc chết máy khi xe ở chế độ không tải, xe khó tăng tốc và công suất giảm đi rõ rệt. Thậm chí, xe cũng có thể bị chết máy khi di chuyển trên đường, ảnh hưởng tới sự an toàn khi sử dụng xe. Vậy nên, hãy tư vấn thật kỹ cho khách hàng, nếu như xe của họ đang bị tình trạng như trên.

II. Nguyên nhân dẫn tới áp suất nén động cơ giảm

Áp suất nén động cơ giảm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như không có áp suất nén ở bất kỳ xylanh nào thì động cơ sẽ không thể khởi động được. Còn nếu như bị mất áp suất nén ở một xylanh thì xylanh đó sẽ bị mất lửa và xảy ra hiện tượng rung giật khi chạy.

1. Mất áp suất nén ở tất cả các xylanh

#Dây đai hoặc xích dẫn động trục cam bị đứt

Nếu dây đai hoặc xích dẫn động bị đứt hay gặp hư hỏng nào đó, thì trục cam sẽ không thể nhận được truyền động của trục khuỷu. Lúc này, các van xả và nạp trên nắp máy sẽ không thể đóng/mở và động cơ sẽ không thể nén được. Vậy nên, bạn cần phải thay mới dây đai dẫn động.

#Trục cam bị gãy

Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu trục cam bị gãy thì bạn cần phải thay mới để tránh những hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ.

2. Áp suất nén thấp ở tất cả các xylanh

Mỗi pittong đều có 3 xéc măng để làm kín khe hở giữa pittong và thành xylanh. Xéc măng đầu tiền được gọi là xéc măng lửa, tiếp đến là xéc măng khí và xéc măng dầu. Sau thời gian dài sử dụng, thì các xéc măng dần hao mòn và mất đi khả năng làm kín. Điều này sẽ khiến hỗn hợp hòa khí lọt xuống hộp trục khuỷu trong quá trình nén và làm giảm áp suất nén của động cơ.

3. Áp suất nén thấp ở một xylanh

#Các xupap nạp và xupap xả bị hư hỏng

Xupap nạp và xả nằm ở trên nắp máy, chúng sẽ đóng lại ở cuối quá trình nén để động cơ đạt áp suất nén cao nhất. Tuy nhiên, sau thời gian dài tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ và áp suất cao trong buồng đốt, thì các miệng xupap bắt đầu bị ăn mòn khiến áp suất nén lọt ra ngoài dẫn tới giảm áp suất trong buồng đốt. Lúc này, bạn cần phải tháo nắp máy và tiến hành sấy xupap.

#Vấu cam bị mòn

Vấu cam đảm nhiệm nhiệm vụ đóng/mở các xupap xả và nạp để lấy khí sạch vào buồng đốt và đẩy khí thải ra ngoài. Nếu như các vấu cam bị mòn thì quá trình đóng/mở của xupap sẽ không được diễn ra chính xác, lượng khí đi vào buồng đốt trong quá trình nạp sẽ ít đi và khiến áp suất nén bị giảm xuống.

#Xéc măng bị vỡ, gãy

Khi xéc măng bị vỡ hoặc gãy thì nó sẽ khiến áp suất nén bị giảm xuống, đồng thời sẽ gây ra những hư hỏng nghiêm trọng ở động cơ. Khi bạn mở nắp châm nhớt bạn sẽ thấy có khói bay ra ngoài do áp suất nén bị lọt xuống hộp trục khuỷu và đi lên nắp máy.

#Thổi ron nắp máy

Ron nắp máy có nhiệm vụ làm kín bề mặt nối giữa thân và nắp máy. Nếu như ron bị hỏng hay mất đi khả năng làm kín hoàn toàn thì áp suất nén của động cơ sẽ bị lọt ra ngoài và giảm sút.

4. Không có áp suất nén ở một xylanh

#Bệ xupap bị bong ra

Bệ xupap được gắn trên nắp máy để làm kín miệng xupap. Bệ xupap thường được làm từ kim loại cứng, còn nắp máy thì được làm bằng nhôm. Hai chất liệu này có nhiệt độ giãn nở khác nhau, bởi vậy mà bệ xupap đôi khi sẽ bị bong ra khỏi vị trí và gây rò rỉ hoặc làm mất đi áp suất nén.

#Lò xo xupap bị hỏng

Lò xo có tác dụng giữ các xupap cố định, kín khít để tạo nên áp suất ở quá trình nén. Nếu các lò xo bị yếu hay hư hỏng thì các xupap sẽ không còn được kín nữa và mất đi áp suất nén. Ngoài ra, hư hỏng do chén chặn lò xò xupap hoặc lỗ ở trên pittong cũng có thể dẫn tới tình trạng không có áp suất nén ở một xylanh.

Trên là những thông tin về áp suất nén động cơ giảm, mà các bạn sửa chữa ô tô cần biết khi sửa chữa động cơ ô tô cho khách hàng. Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích và có thể áp dụng vào trong thực tiễn.

Tìm hiểu thêm: Bầu trợ lực phanh: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết

Cụ thể, ở động cơ xăng, thì nổ có thể diễn ra khi hỗn hợp có tỉ lệ vào khoảng 6:1 đến khoảng 25:1 1 số loại động cơ đặc biệt hơn thì có dải hoạt động hẹp hơn vào khoảng 12:1 đến 18:1. Mặt khác, động cơ diesel lại có dải hoạt động rộng hơn rất nhiều từ khoảng 18:1 đến khoảng 70:1. Khi hỗn hợp có tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ lí tưởng, chúng ta gọi đó là 1 hỗn hợp "nghèo", nhiên liệu quá ít so với lượng không khí. Tất cả tỉ lệ nhỏ hơn tỉ lệ lí tưởng, chúng ta gọi đó là hỗn hợp "giàu", không khí ko đủ để đốt cháy toàn bộ nhiên liệu Và ở đây bạn có thể nhìn thấy rằng động cơ diesel có khả năng hoạt động trong dải tỉ lệ rất rộng này, bạn không phải quá lo đến việc tăng lượng nhiên liệu đưa vào sẽ khiến hỗn hợp trở nên "nghèo" gây ra hao tổn nhiên liệu như trên động cơ xăng với dải hoạt động hẹp khi bạn đưa thêm nhiên liệu vào buồng đốt, tương đương với việc bạn đang giảm dần tỉ lệ hỗn hợp, tiến sát gần hơn với tỉ lệ lí tưởng, tức là lượng không khí trong buồng đốt vẫn đủ để đốt cháy lượng nhiên liệu đang tiếp tục tăng lên, qua đó giúp tăng công suất.

Vậy tại sao mà động cơ diesel lại có dải hoạt động rộng đến vậy?

Điều quan trọng phải hiểu được ở đây đó là, ở động cơ diesel, các bạn có cơ chế phun nhiên liệu trực tiếp vào thẳng buồng đốt việc phun trực tiếp vào như vậy sẽ không thể đảm bảo bạn có 1 hỗn hợp đồng nhất với tỉ lệ đều nhau. Bạn sẽ có 1 số vùng hỗn hợp đủ khả năng cháy vì chúng ở trong dải hoạt động cho phép nhưng cũng sẽ tồn tại những vùng quá "nghèo" hoặc quá "giàu" Ví dụ như có thể bạn có tỉ lệ hỗn hợp trung bình rơi vào khoảng 65:1 sẽ có 1 số vùng sẽ có tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Đấy chính là những vùng sẽ cháy những vùng quá "giàu" hoặc quá "nghèo" sẽ chưa cháy, ngay lập tức các vùng này sẽ phải đợi đến khi đạt được tỉ lệ hỗn hợp phù hợp hơn để cháy. Do đó, dù tỉ lệ hỗn hợp trung bình ở khoảng này nhưng bạn vẫn sẽ có những vùng có tỉ lệ thấp hơn, có thể cháy ngay đấy chính là thời điểm thì nổ bắt đầu diễn ra trong động cơ diesel.

Và giờ cùng đến với điểm cuối cùng, chúng ta sẽ nói đến cơ chế phanh của động cơ.

Trên động cơ xăng, phương thức để phanh động cơ đó là khi bạn nhả ga, bướm ga bắt đầu đóng và vì bướm ga nạp bị đóng, pít-tông trong buồng đốt pít tông đang di chuyển xuống vị trí phía dưới ở thời điểm đầu của thì nạp nhằm hút hỗn hợp nhiên liệu và không khí vào buồng đốt bướm ga nạp lúc này bị đóng không cho hỗn hợp đốt lọt vào buồng đốt dẫn đến hiện tượng chân không xảy ra trong buồng đốt và chính môi trường chân không trong buồng đốt có tác dụng hãm chuyển động của động cơ, giúp xe bạn giảm tốc thông qua hệ thống dẫn động trên xe. Ở trên động cơ diesel thì như đã nói ở trên, không phải lúc nào bướm ga cũng xuất hiện dó đó mà cơ chế hoạt động có sự khác biệt bạn sẽ không thể tạo ra môi trường chân không bên trong buồng đốt được nữa. Trên động cơ diesel thì bạn sẽ có 2 phương thức để phanh động cơ, đối với những loại động cơ cỡ nhỏ điều mà các nhà sản xuất thường làm là thêm 1 van ở cổng xả. Lúc bạn ở thì xả, pít tông di chuyển lên vị trí cao nhằm đẩy khỉ thải ra ngoài. Tuy nhiên lúc đấy van xả của bạn đang bị đóng, và cũng tương tự như bướm ga nạp, khí thải sẽ không thể thoát ra ngoài. Điều này sẽ tạo ra áp lực tác dụng ngược trở lại lên pít tông trong buồng đốt điều này sẽ khiến pít tông bị di chuyển chậm lại qua đó giúp xe bạn giảm tốc độ, Pít tông sẽ cố gắng đẩy khí thải ra khỏi buồng đốt nhưng không thể, do lối ra đã bị chặn, do đó lượng khí thải bị ép sẽ tác dụng ngược trở lên pít tông và điều này sẽ khiến xe bạn chậm lại.

Cách còn lại để khiến động cơ diesel chuyển động chậm lại, được sử dụng phổ biến hơn cách này được biết đến nhiều bởi tên gọi phanh Jake:


- Cơ chế hoạt động của loại phanh động cơ này như sau:

+ Trong thì nén của động cơ bình thường, nếu bạn để van nạp và van xả đóng, điều mà bạn sẽ không muốn làm chút nào tất cả áp suất được hình thành trong quá trình nén, sẽ tác dụng ngược trở lại lên pít tông và đẩy pít tông chuyển động xuống phía dưới, bạn sẽ không thực sự mất quá nhiều năng lượng để làm chuyển động pít tông bởi vì năng lượng bạn dùng để nén không khí tạo áp suất rồi cũng chính áp suất tạo thành này giúp pít tông chuyển động xuống mà không cần nhờ 1 lực tác động nào khác bạn sẽ có rất ít năng lượng bị mất đi nhằm giúp pít tông chuyển động lên xuống và điều mà bạn muốn làm ở đây chính là trong quá trình diễn ra thì nén một khi pít tông đã lên đến vị trí cao nhất bạn sẽ cho mở van xả và khi van xả được mở bạn sẽ cho phép lượng khí thải di chuyể n ra khỏi buồng đốt đồng nghĩa với lượng không khí bị nén cũng sẽ thoát ra ngoài và bị lãng phí không còn được sử dụng để đẩy pít tông đi xuống nữa như vậy, năng lượng được bạn dùng để nén không khí, nhưng sau đó bạn lại để không khí thoát ra ngoài cứ tiếp tục như vậy, năng lượng sinh ra tiếp tục bị lãng phí quá trình van xả mở trong thì nén và khí nén thoát ra ngoài thông thường gây ra khá nhiều tiếng động mà bạn có thể nghe được. Tất nhiên ở đây, 1 điểm cần lưu ý là thời điểm đóng mở van xả phải được tính toán kĩ để không chạm vào pít tông khi pít tông di chuyển đến vị trí cao nhất. Tóm lại, nguyên tắc cơ bản nhất là giải phóng khí nén ra ngoài buồng đốt qua đó bạn loại bỏ áp lực tác dụng ngược lên pít tông giúp pít tông không di chuyển xuống pít tông sẽ không thể tiếp tục di chuyển để tạo ra chuyển động đến các bánh xe Vậy đó là cách mà các bạn sẽ sử dụng khi muốn tận dụng lực phanh động cơ trên một chiếc xe dùng động cơ diesel.

Huy Vinh


Tổng hợp: Engineering Explained​