Palindrome day là ngày gì

Ngày 6/12, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long phối hợp với địa phương xử lý sự cố sạt lở tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ và hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn.

Ngày 22/2/2022 là một ngày đặc biệt. Tại Trung Quốc, số 2 được phát âm gần giống với từ yêu nên nhiều cặp đôi chọn ngày này để kết hôn.

Giao thừa đặc biệt với ước nguyện Việt Nam khống chế được đại dịch

Ngày không thể nào quên

Nhớ về một ngày tháng 2 năm 1979

Giới trẻ Hà Nội chen chân, xếp hàng mua socola trong ngày lễ Valentine

Palindrome day là ngày gì

Nhiều cặp đôi chọn ngày 22/2/2022 làm ngày kết hôn vì đặc biệt

Ngày 22/2/2022 có gì đặc biệt?

Ngày 22/2/2022 là một ngày palindrome (hay "trước sau như một") - nghĩa là khi người ta đọc con số thời gian theo chiều xuôi hay ngược thì con số ấy vẫn không thay đổi.

Ngày palindrome này rất hiếm gặp. Cách đây 11 năm, ngày 11/1/11 và 11/11/11 cũng từng gây sốt trong giới trẻ. Sau ngày 22/2/22, chúng ta sẽ phải chờ hơn 11 năm nữa, đến ngày 3/3/33, ngày palindmore mới quay trở lại.

Do 22/2/222 được xem là  ngày đẹp, may mắn và tốt lành, lại dễ nhớ nên ở nhiều nước, các đôi tình nhân trẻ rất thích chọn ngày này để tổ chức đám cưới. Người ta cho rằng, con số này dù được đọc ngược hay xuôi thì vẫn y nguyên trước sau như một nên có thể giúp cuộc hôn nhân của họ vững bền, hai người yêu thương, chung thủy mãi mãi.

Trong các khía cạnh khác của đời sống, sự lặp lại ổn định của các con số mang lại cảm giác yên tâm về sự bình yên, vững vàng.

Thần số học cho rằng, số 2 là con số của trực giác và độ nhạy bén, biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực đến từ sự kết nối, cộng tác. Con số 222 được coi là con số thiên thần, là thông điệp cho thấy bạn đang đi đúng hướng trong cuộc sống.

Nhà thần số học Josh Siegel từng nói: "Về cơ bản, tất cả mọi thứ trên thế giới này đều có sự đối lập. Chìa khóa của sự hài hòa là mang lại sự cân bằng cho các năng lượng đối lập. Số 2 là đại diện thuần túy nhất của tính hai mặt. Nói cách khác, khi con số này xuất hiện trong cuộc sống của bạn, bạn cần phải nhìn nhận một tình huống từ hai phía, đồng thời phải hợp tác với người khác như cùng một đội". Như vậy, năng lượng của ngày 22/02/22 tập trung vào việc hợp tác, kết nối, làm việc theo nhóm. 

Với người phương Đông, số 2 là biểu tượng của sự cân bằng, hài hòa, sự lặp lại nhiều lần con số này khiến cho ngày 22/2/22 được coi là ngày may mắn.

Vì vậy mà năm nay ở Singapore hay Trung Quốc, nhiều người bỏ qua Valentine 14/2 mà đợi đến 22/2/22 để tỏ tình hay cầu hôn. Vào ngày này, các trung tâm đăng ký kết hôn tại nhiều địa phương kín lịch.

Trong khi đó, nhiều người kinh doanh, buôn bán lại chọn 22/2/22 là ngày khai trương, ký hợp đồng, nhập đơn hàng mới… với hy vọng tài lộc dồi dào.

Nhiều cặp đôi Trung Quốc chọn ngày 22/2/2022 làm ngày cưới

Trong tiếng Trung, số 2 được phát âm gần giống với từ yêu, ái tình. Do đó, năm nay người trẻ khá thờ ơ với ngày lễ tình nhân mà háo hức đăng ký kết hôn hay tổ chức hôn lễ vào ngày mà họ cho là ngày tình yêu 22/2.

Nếu như Thượng Hải - Trung Quốc, đến ngày 14/2 chỉ có chưa đến 1.000 cặp đăng ký kết hôn trong ngày lễ tình nhân, thì đã có gần 2.000 cặp đăng ký kết hôn vào ngày 22/2 và tiếp tục tăng mạnh. Nhiều quận ở Thượng Hải đã kín lịch đăng ký cho ngày 22/2 từ nhiều ngày trước.

Các tỉnh Giang Tô, Quảng Châu cũng rơi vào tình trạng quá tải đăng ký kết hôn từ cả tuần trước, dù cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho các cặp đôi đăng ký trực tiếp và đăng ký qua mạng.

Nhiều cặp đôi tin rằng, ngày 22/2/2022 sẽ là ngày tràn ngập tình yêu vì có nhiều số 2 nhất. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng bởi lẽ tại đất nước tỷ dân, thanh niên ngày càng ngại cưới hay kết hôn rất muộn vì vô vàn những áp lực trong cuộc sống. Đó cũng là một trong những lý do mà Trung Quốc triển khai nhiều giải pháp để khuyến khích kết hôn và sinh nhiều con nhằm kìm chế tình trạng già hóa dân số.

Tôi biết là hơi muộn, nhưng mà thà muộn còn hơn không: hôm qua là một ngày đặc biệt - ngày 02/02/2020, bạn có thể viết ngược lại mà nó vẫn có nghĩa. Trong tiếng Anh, có một từ để chỉ một từ, một cụm từ được viết ngược lại mà ý nghĩa nó vẫn không đổi, đó là “palindrome”. 

Ví dụ về palindrome nhiều lắm, có thể kể đến từ đơn như “level - cần gạt”, “racecar - xe đua”, “tenet - nguyên lý, giáo lý”. Thậm chí palindrome còn có thể là một câu, ví dụ như:

Eva, can I see bees in a cave?

Eva, tôi có thể nhìn thấy ong trong hang không?

No lemon, no melon.

Không chanh, không dưa.

Lại nói về ngày đặc biệt hôm qua, 02/20/2020: đó là ngày palindrome đầu tiên trong suốt 909 năm qua, tính từ ngày 11/11/1111 tới giờ, và phải 101 năm nữa, ngày palindrome mới xuất hiện lại vào 12/12/2121. Nghĩ đến thấy hơi tiếc, đáng lẽ đã có thể ăn mừng ngày đặc biệt bằng một cách nào đó ý nghĩa hơn chút.

Ngôn ngữ Việt Nam ta cũng có palindrome, từ “non” chẳng hạn. Mà thậm chí “non” lại còn mang hai nghĩa, một là “quả núi”, hai là “chưa chín, chưa lớn”, kỳ diệu thế cơ chứ. Thậm chí ta còn có từ “nam” được viết ngược lại sẽ là “man”, nghĩa là “đàn ông” trong tiếng Anh.