Phương pháp cắt rốn 2 thì là gì

Sự thật về 3 phút "Vàng" trước khi cắt dây rốn cho con bố mẹ nào cũng cần phải biết

Cắt dây rốn muộn sau sinh chỉ 3 phút nhưng sẽ mang lại những lợi ích lâu dài về sức khỏe cho bé.

Phương pháp cắt rốn 2 thì là gì

Khi một em bé chào đời, người ta thường nghĩ dây rốn là một sợi dây đã từng mang lại cho bé nguồn sống nhưng hiện tại lại không còn cần thiết nữa. Nhưng trên thực tế, cuống rốn vẫn còn một “nhiệm vụ” lớn cần phải hoàn thành.

Dây rốn và nhau thai là một hệ thống lưu thông máu ở bên ngoài, trong đó có một tĩnh mạch vận chuyển oxy và máu giàu dinh dưỡng từ nhau thai đến cho bé, và hai động mạch mang carbon dioxide trong máu đến nhau thai để thanh lọc.

Khi bé được sinh ra, khoảng 1/3 lượng máu của bé nằm ở hệ thống lưu thông máu bên ngoài và lượng máu ấy có thể truyền qua cho bé thông qua dây rốn. Tất nhiên là trừ khi dây rốn bị cắt trước khi việc truyền máu được hoàn tất.

Tại sao người ta lại cắt dây rốn sớm?

Kẹp cuống rốn đã sớm trở thành một nguyên tắc bắt buộc và được áp dụng rộng rãi từ những năm 1960 vì người ta cho rằng việc này làm giảm khả năng xuất huyết ở người mẹ sau sinh.

Nhiều nghiên cứu sau này cho thấy, việc kẹp cuống rốn không hề làm giảm xuất huyết hoặc mang lại bất kỳ lợi ích nào khác cho cả mẹ và bé, nhưng trên thực tế thì các hộ lý vẫn tiếp tục làm như vậy.

Trì hoãn kẹp cuống rốn sau sinh là gì?

Phương pháp cắt rốn 2 thì là gì

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong mọi trường hợp, nên kẹp cuống rốn từ 1-3 phút sau sinh. Tuy nhiên, một số y bác sĩ cho rằng kẹp cuống rốn sau 1 phút là quá sớm, họ đề nghị kéo dài thời gian trì hoãn đến 3 phút.

Đồng ý với ý kiến này, Học viện Hộ sinh Hoàng gia Anh cho rằng: “Chỉ một phút cũng làm nên sự khác biệt. Trẻ sơ sinh cần thời gian để thích nghi với cuộc sống mới ở bên ngoài tử cung. Đồng thời, quá trình vận chuyển máu qua dây rốn sau khi bé được sinh ra cần đến 3-5 phút để hoàn tất, vì thế người ta mới trì hoãn để quá trình này không bị gián đoạn”.

Hiệp hội Sinh sản Giáo dục Quốc tế cũng đưa ra quan điểm: "Trì hoãn kẹp cuống rốn (DCC) là không kẹp hoặc cắt dây rốn cho đến khi nó dừng dao động. Điều này cũng bao gồm việc không kẹp hoặc cắt dây rốn cho đến khi nhau thai và dây rốn hoàn tất quá trình vận chuyển máu đến trẻ".

Khi bé chào đời, dây rốn vẫn mang nhiệm vụ rất quan trọng.

5 lợi ích của việc trì hoãn kẹp dây rốn

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho não bộ của bé phát triển

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: "Một vài phút trì hoãn kẹp dây rốn sau sinh có thể giúp bé phát triển não bộ tốt hơn. Trẻ em được cắt dây rốn sau hơn ba phút sau sinh có kỹ năng xã hội và khả năng vận động cao hơn so với trẻ em có dây rốn bị cắt trong vòng 10 giây (trong khi các bé không hề có sự khác biệt về IQ)”.

Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng lợi ích của việc trì hoãn này mang lại nhiều tác dụng hơn đối với bé trai. "Chúng tôi cũng không biết chính xác tại sao, nhưng chúng tôi suy đoán rằng bé gái được bảo vệ nhiều hơn so với bé trai nhờ có lượng estrogen cao hơn ngay khi đang ở trong bụng mẹ", tiến sĩ Heike Rabe ở Trường Y Brighton & Sussex (Anh) cho biết.

2. Giảm nguy cơ thiếu máu

Lượng máu truyền cho bé khi kẹp cuống rốn muộn từ 3-5 phút cung cấp cho cơ thể bé một lượng chất sắt đáng kể. Một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần trì hoãn kẹp cuống rốn hai phút, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé tăng đến 27-47 mg.

Mặc dù lượng sắt dư thừa không hề tốt cho đường tiêu hóa của bé nhưng sắt lại là chất rất quan trọng góp phần vào quá trình phát triển của não bộ.

Theo nghiên cứu từ Trường Sản Phụ Mỹ, việc chờ đợi ba phút rồi mới cắt cuống rốn cho bé có thể ngăn ngừa chứng thiếu sắt trong năm đầu đời của trẻ. "Các nghiên cứu sinh lý ở trẻ sơ sinh đã chỉ ra rằng chỉ một phút sau khi sinh, lượng máu truyền cho bé qua cuống rốn là khoảng 80ml, và đạt khoảng 100 ml trong ba phút sau khi sinh.

Lượng máu bổ sung này có thể cung cấp cho bé thêm chất sắt lên tới 40-50 mg/kg trọng lượng cơ thể. Chất sắt bổ sung này kết hợp với lượng sắt tích trữ sẵn trong cơ thể (khoảng 75 mg/kg trọng lượng cơ thể đối với trẻ sơ sinh đủ tháng) có thể ngăn ngừa chứng thiếu sắt trong năm đầu đời của bé".

Việc trì hoãn kẹp cuống rốn sau sinh đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.

3. Giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn

Cùng với những lợi ích mà chất sắt dự trữ trong máu mang lại, những bé được trì hoãn kẹp cuống rốn từ 2-3 phút sẽ ngay lập tức có lượng máu nhiều hơn so với những bé được cắt dây rốn, do đó các bé sẽ có hoạt động tim, phổi nhịp nhàng hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra một lợi ích tiềm ẩn khác của việc trì hoãn kẹp cuống rốn là việc này có thể đảm bảo cho bé có cơ hội nhận được các yếu tố thuận lợi cho việc đông máu. Nói cách khác, cùng với sự gia tăng lượng máu tự nhiên, lượng tiểu cầu trong máu cũng tăng.

4. Tạo điều kiện cho các tế bào gốc tăng trưởng

Việc trì hoãn kẹp cuống rốn sau sinh cũng làm tăng sự truyền dẫn của các tế bào gốc, những tế bào đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của hệ miễn dịch, hô hấp, tim mạch, hệ thống thần kinh trung ương và nhiều các chức năng khác.

Sự tập trung của tế bào gốc trong máu khi bé còn nằm trong bào thai cao hơn bất kỳ thời điểm nào khác của cuộc sống. Những tế bào gốc cũng tham gia vào việc bù đắp cho những tổn thương não nào mà bé phải chịu đựng trong quá trình vượt cạn.

5. Mang lại sức khỏe tốt hơn cho những bé sinh non

Các bé sinh non được kẹp rốn muộn có huyết áp tốt hơn trong những ngày sau sinh, không cần nhiều loại thuốc để hỗ trợ huyết áp, ít cần truyền máu hơn, ít có nguy cơ chảy máu não và viêm ruột hoại tử hơn những trường hợp khác.

                                                                                                   Thu Phương

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Cắt rốn và làm rốn trẻ sơ sinh I. ÐỊNH NGHĨA • Cắt rốn là cắt dây rốn khỏi bánh rau khi thai đã sổ ra ngoài vì khi đó việc duy trì sự sống của thai qua trao đổi máu và khí giữa tử cung và bánh rau thông qua dây rốn không còn nữa. • Làm rốn là cắt ngắn dây rốn, sát khuẩn và băng phần rốn về phía thai nhi. II. CHỈ ÐỊNH. • Sau khi thai sổ, hút nhớt xong, chờ khi động mạch rốn ngừng đập thì dùng kéo vô khuẩn cắt dây rốn giữa hai kẹp, đặt trẻ sơ sinh lên bàn để chăm sóc và làm rốn. III. CHỐNG CHỈ ÐỊNH. • Khi động mạch rốn còn đập, trẻ sơ sinh chưa thở tốt phải hút nhớt và mũi họng hầu sạch, chờ cuống rốn hết đập rồi mới kẹp và cắt rốn. • Sau khi cắt rốn, nếu trẻ sơ sinh chưa thở được thì ủ ấm và hồi sức rồi mới làm rốn. IV. CHUẨN BỊ. 1. Cán bộ chuyên khoa • Nữ hộ sinh đỡ đẻ có mũ áo khẩu trang đầy đủ, rửa sạch tay và đeo găng vô khuẩn. 2. Phương tiện • Hộp cắt rốn và làm rốn (gọi là hộp rốn). • Khăn mổ vô khuẩn, gạc bông vô khuẩn, một cuộn băng rốn, cồn iod 5%. • Bàn làm rốn có đủ ánh sáng và có lò sưởi mùa rét. 3. Sơ sinh
  2. • Sau khi sơ sinh mổ xong, người đỡ đẻ một tay cầm hai chân, một tay đỡ gáy, để đầu sơ sinh thấp hơn chân và thấp hơn bàn đẻ, nghiêng đầu để tránh cho sơ sinh hít phải dịch ở mũi miệng. • Ngay sau đó hút dịch ở mũi họng sơ sinh rồi mới cắt rốn. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH. 1. Cắt rốn. • Người phụ mở hộp rốn, lấy hai kẹp, kẹp thứ nhất cặp cách rốn 15-20 cm để đề phòng phải hồi sức sơ sinh qua tĩnh mạch rốn, kẹp thứ hai cặp cách kẹp thứ nhất 2 cm về phía người mẹ. • Lấy kéo vô khuẩn cắt dây rốn giữa hai kẹp, khi cắt nên vuốt máu và che bằng tay để máy dây rốn khỏi bắn ra xung quanh. • Sau đó người đỡ đẻ cầm lấy kẹp rốn đặt sơ sinh lên bàn làm rốn. 2. Làm rốn. • Nâng kìm kẹp dây rốn lên cao, sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn 2 lần bằng cồn iod 5%. Dùng một tấm gạc che quanh chân rốn để cồn iod không rớt xuống da bụng sơ sinh. • Buộc rốn bằng một sợi dây chỉ lanh đã ngâm cồn iod, buộc vòng cách chân rốn chừng 2,5 - 3cm. Phải buộc chặt để tránh chảy máu. Có thể buộc 2 vòng chặt cách nhau 0,5 cm. Có thể dùng kẹp rốn nhựa vô khuẩn cặp rốn thay cho buộc chỉ. • Cắt bỏ phần dây rốn còn lại trên nút buộc. • Sát khuẩn mặt cắt và dây rốn bằng cồn iod 5%. • Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa. • Bọc kín mẩu cuống rốn bằng gạc vô khuẩn, phủ thêm một miếng gạc khác bên ngoài. • Băng rốn vừa phải, không quá chặt. Băng phải che kín hết gạc bọc rốn. • Việc cắt rốn và làm rốn phải cẩn thận và triệt để vô khuẩn. VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN. 1. Theo dõi.
  3. • Nơi buộc rốn trong những giờ đầu sau đẻ xem rốn có bị chảy máu do buộc lỏng không. • Tuyệt đối không để rốn bị ướt để đề phòng nhiễm khuẩn. 2. Xử lý. • Chảy máu rốn: buộc lại. • Rụng rốn sớm có chảy máu chân rốn: khâu lại cầm máu. • Nhiễm khuẩn chân rốn: Rửa sạch hàng ngày, thấm khô, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn


Page 2

YOMEDIA

Cắt rốn là cắt dây rốn khỏi bánh rau khi thai đã sổ ra ngoài vì khi đó việc duy trì sự sống của thai qua trao đổi máu và khí giữa tử cung và bánh rau thông qua dây rốn không còn nữa.

12-11-2009 664 45

Download

Phương pháp cắt rốn 2 thì là gì

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.