Phương pháp dạy đọc hiểu lấy học sinh làm trung tâm đối với lớp 2 3 4 5

MỤC LỤC

Thứ tự

Đề mục

Trang

1

Phần I: Đặt vấn đề

Lý do chọn đề tài

2

Mục đích nghiên cứu

2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

Phương pháp nghiên cứu

3

2

Phần II: Giải quyết vấn đề

Cơ sở lý luận

3 - 4

Thực trạng, Nguyên nhân

4 - 9

Biện pháp thực hiện

9-15

Kết quả đạt được

15-16

3

Phần Kết luận

Kết luận và kiến nghị

16-17

Phụ lục : Hình ảnh

18- 20

4

Tài liệu

Tài liệu tham khảo



PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:

Cấp tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh, dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo.Trong cấp Tiểu học thì các lớp đầu cấp (lớp 1,2) lại càng được coi trọng vì đây là thời kỳ các em bắt đầu làm quen với một hệ thống các tri thức mới của rất nhiều các môn học trong đó có môn Tiếng Việt.MônTiếng Việtgiữ một vị trí rất quan trọng, nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó Đọc là quá trinh chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh. Nếu không biết đọc con người không tiếp thu được nền văn minh của loài người, không khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn để hình thành được một nhân cách toàn diện.

Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, giúp các em biết yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như tư duy hình tượng.

Cũng chính vì những lẽ trên, để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi luôn tìm tòi, trau dồi thêm những kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt tôi luôn thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với năng lực của các em sao cho trong giờ học các em có thể phát huy tối đa năng lực vốn có của bản thân. Với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn mong những học sinh của mình ngày một tiến bộ. Vì vậy, để các em học tốt hơn phân môn Tập đọc, tôi mạnh dạn viết nên nhữngkinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy với đề tài Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng lực.

II/ Mục đích nghiên cứu:

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn ghi lại những phương pháp, rèn kĩ năng cho học sinh của mình trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh tự tintrong học tập,trong giao tiếp và khi tham gia các hoạt động. Qua đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập.

III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2

2. Phạm vi nghiên cứu: Tôi tập trung nghiên cứuMột số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng lựctại trường Tiểu học.

IV/Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

1. Phương pháp quan sát và hỏi đáp.

2.Phương pháp phân tích ngôn ngữ.

3. Phương pháp thực hành.

4.Phương pháp giải quyết vấn đề

5.Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy

Phương pháp sơ đồ tư duy ( Mind mapping) doTony Buzan đã đưa ra mô hình và phổ biến rộng, là phương pháp được sử dụng để ghi chú và trình bày thông tin dưới dạng sơ đồ. Lập sơ đồ tư duy là một công việc rất đơn giản dù đây là kĩ thuật cực kì hiệu quả. Giúp người lập độc lập trong suy nghĩ, luôn bình tĩnh trong những tình huống phức tạp, cảm thấy làm chủ được tri thức của mình, rút ngắn được thời gian và ghi nhớ rất tốt.

PHẦN 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I . Cơ sở lý luận

Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Người giáo viên phải nắm được tâm lý của các em và tìm ra phương pháp phù hợp để tư duy của cácem dần phát triển thành tổng thể khi chiếm lĩnh các kiến thức được học. Và trong môn Tiếng Việt giúp các em phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Trong đó phân môn Tập đọc có tác dụng to lớn trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tập đọc ởTiểu học được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp các


emmở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, đạt kết quả cao hơn.

Do đó, dạy Tập đọc có vị trí rất quan trọng, việc dạy đọc ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ và sau là tạo điều kiện cho các em học tập và phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong mọi thời đại mới.

Chính vì vậy việc vận dụng một số phương pháp và hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Tập đọc lớp 2 là rất cần thiết. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học khác nhằm thực hiện đúng mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra nhằm đào tạo con người mới.

II.Thực trạng và nguyên nhân

1.Thực trạng:

a)Thuận lợi`

-Được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất thiết bị hiện đại.

-Hầu hết học sinh đều có ý thức làm bài tập, nắm được những kiến thức và kĩ năng cơ bản và có thái độ tích cựctrong việc học.

-Học sinh ngoan, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, biết hợp tác trong các hoạt động tập thể,

-Nhanh nhẹn, dễ nắm bắt nội dung học tập bởi các em chưa bị chi phối nhiều về cuộc sống xung quanh.

-Bố mẹ quan tâm đến việc học của con mình.

b) Khó khăn

-Địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên học sinh còn đọc sai,ngọng, phát âm chưa chuẩn. Đọc chưa lưu loát, ngắt nghỉ còn bừa bãi, nhấn giọng lên, xuống tùy tiện.

-Trình độ HS không đồng đều, chưa tập trung cao độ trong học tập.

-Chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài nên chưa hiểu sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

-Dễ quên kiến thức nếu không được luyện tập thường xuyên


-Thời lượng một tiết Tập đọc còn hạn chế nên không thể luyện đọc kĩ và sửa lỗi cho từng em trong lớp.

-Khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh là chưa cao, với bài tập đòi hỏi sự tư duy thì ta thấy câu trả lời của các em còn hạn chế. Khả năng diễn đạt của các em chưa thực sự tốt.

- Đồ dựng trực quan ở trường còn ít chưa đáp ứng đủ cho các tiết học.

2.Phân tích các nguyên nhân và yếu tố tác động

2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa

Phân môn Tập đọc lớp 2 cả năm mỗi tuần có 3 tiết 2 bài tập đọc với 15 chủ đề:

1.Em là học sinh

6.Cha mẹ

11.Muông thú

2.Bạn bè

7.Anh em

12.Sông biển

3.Trường học

8.Bạn trong nhà

13.Cây cối

4.Thầy cô

9.Bốn mùa

14.Bác Hồ

5.Ông bà

10.Chim chóc

15.Nhân dân

Các kiểu văn bản dạy học Tập đọc

Thể loại văn bản trong SGK phần Tập đọc rất phong phú, các bài tập đọc bao gồm các văn bản thông thường như tự thuật, thời khóa biểu, tin nhắn, nội quy, thư từ, văn bản khoa học và các văn bản nghệ thuật như thơ, truyện, văn miêu tả, kịch.

2.2.Các kiểu dạng bài tập dạy học tập đọc

*Bài tập luyện đọc thành tiếng

a) Bài tập luyện chính âm

Bài tập yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ, câu chứa nhiều tiếng dễ bị phát âm sai và đọc lên.

b) Bài tập luyện đọc đúng ngữ điệu

Bài luyện đọc đúng ngữ điệu thành 2 mảng: Những bài tập kí mã (hoặc xác lập) giọng đọc và những bài tập giải mã(hoặc thể hiện ) giọng đọc.


Ngoài hai kiểu BT kí mã và giải mã cách đọc còn có thể kể đến loại BT giải thích cách đọc. Đây là những BT có mặt ở cả hai kiểu trên.VD: Hãy gạch dưới những từ cần nhấn giọng khi đọc và giải thích vì sao nhấn giọng ở những từ đó.

c)Bài tập luyện đọc hiểu

Các dạng BT dạy đọc hiểu

-Phân loại theo các bước lên lớp, ta có BT kiểm tra bài cũ, BT luyện tập.

-Phân loại theo hình thức thực hiện: BT trả lời miệng, BT thực hành đọc,

-Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh. Theo cách chia này có thể gọi tên các BT: BT tái hiện, BT cắt nghĩa, BT phản hồi (sáng tạo).

-Phân loại theo đối tượng thực hiện BT: Có BT cho cả lớp làm chung, có BT dành cho nhóm học sinh, có BT dành cho cá nhân, có BT cho HS đại trà,.

-Sau đây là các kiểu dạng BT dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung:

+ Ta có thể phân loại một số kiểu dạng BT đọc hiểu như sau:

C1) Nhóm BT có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản.

Nhóm này có những kiểu BT sau.

*BT yêu cầu HS xác định đề tài của bài:

BT xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp câu chuyện này nói về ai, về cái gì?.

VD: BT yêu cầu xác định các nhân vật trong chuyện:

-Bạn của bé ở nhà là ai? (Con chó nhà hàng xóm TV 2 tập 1)

*BT yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ,chi tiết, hình ảnh của bài.

VD: Những hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?

(Ông Mạnh thắng Thần Gió TV 2 tập 2)

*BT yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài

-VD: Câu nào chó thấy những người con rất thích món quà của bố? (Quà của bố -TV 2 tập 1)

*BT yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn thường có dạng:


Bài này gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu ? hoặc cụ thể hơn như:

-VD:Mỗi ý sau đây được nói trong khổ thơ nào?

-Đưa võng ru em

-Ngắm em ngủ

-Nhớ ngày xưa mẹ ru mình

-Đoán em bé mơ thấy gì.

(Tiếng võng kêu TV 2)

C2)Nhóm BT làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản

*BT yêu cầu giải nghĩa từ ngữ

VD: -Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành choa thành phố Huế? (Sông Hương TV 2 tập 2)

*BT yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa của các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh.

VD: Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào? (Nội quy Đảo Khỉ - TV2 tập 2)

*BT đại ý nội dung chính của bài

VD: Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? (Câu chuyện bó đũa-TV 2)

C3)Nhóm BT hồi đáp

Đây là nhóm BT đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinh cao nhất. *Nhóm BT bình giá về nội dung văn bản

-VD: Câu chuyện này khuyên em điều gì? (Có công mài sắt có ngày nên kim- TV 2 tập 1)

*Nhóm BT yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản

VD: Tìm những từ chỉ màu sắc xanh khác nhau của sông Hương? (Sông Hương TV 2 tập 2)

*Nhóm BT tạo lập văn bản mới theo mẫu

VD: -Hãy viết một bưu thiếp chúc mừng bà ( hoặc ông) ở xa.

2.3. Nguyên nhân

Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của quá trình dạy học đó là chính là người dạy và người học (giáo viên và học sinh).

*Về phía học sinh:

+ Trẻ rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, lớp mà các em vừa mới vượt qua những mới mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo.

+Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ, người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế.

+Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý thầy hướng dẫn, bạn đọc đúng để mình học tập.

+Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

+Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kĩ, không luyện đọc nhiều lần trước khi đến lớp.

*Về phía giáo viên:

+Chưa chủ động trong bài dạy,chưa sáng tạo trong khi dạy.

+Đọc chưa hay, chưa đúng nhất là ở bậc mẫu giáo làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của HS khi học 29 chữ cái.

+Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ngược lại, ít chú đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay.

+Còn nặng nề về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh.

Chính những nguyên nhân đó, bản thân tôi nhận thấy cần phải có những đổi mới trong dạy học, trong cách dạy và cách học của học sinh, để phát huy được sự tự tin của học sinh trong học tập, trong giao tiếp, trong các hoạt động để từ đó các em tự lĩnh hội tri thức một cách tự tin nhất.

III. Một số phương pháp, biện pháp rèn kĩ năng giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng lực


A.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

Giáo viên tìm tòi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài, sử dụng các phương pháp giúp HS hứng thú học, phát huy khả năng sáng tạo, tính tự giác, tích cực trong học tập.Giáo viên linh hoạttrong các hoạt động tùy theo đối tượng học sinh.

B.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

1)Tổ chức dạy đọc thành tiếng

-Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30 35cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay.

- Giáo viên hướng dẫn HS đọc đủ lớn cho tất các cả mọi người nghe rõ, tập cho các em đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế đứng đọc phải thoải mái, sách phải được mở rộng và được cầm bằng hai tay.

1.1. Luyện đọc đúng

Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc chính xác, không có lỗi.

a)Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt

-Đọc đúng các phụ âm đầu, đọc đúng các âm cuối, đọc đúng các thanh.

b)Trình tự luyện đọc đúng.

Khi lên lớp đầu tiên giáo viên phải đọc mẫu sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó này. Với những câu mà giáo viên dự tính có nhiều em đọc sai phách câu (ngắt nghỉ không đúng chỗ) cũng tiến hành như vậy. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn và bài.

=>-Ở trên lớp, giáo viên trực tiếp sửa lỗi phát âm cho từng em để các em biết được lỗi của mình và sửa lại ngay. Yêu cầu mỗi em dành 15 phút mỗi buổi tối để các em đọc lại bài, luyện phát âm lại những lỗi sai.

-Giáo viên phát động việc luyện đọc ở nhà thông qua việc thực hiện đọc sách, truyện theo biểu đồ THỜI GIAN ĐỌC SÁCH(phụ lục). Bạn nào thực hiện đầy đủ,chăm chỉ hằng ngày và có số thời gian đọc nhiều sẽ được cô khen và tặng quà vào cuối tháng.

1.2. Luyện đọc nhanh

Đọc nhanh là đọc lưu loát trôi chảy.

*Biện pháp luyện đọc nhanh:

-Trên lớp, giáo viênđọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Giáo viên điều chinh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút.

-Giáo viên kết hợp với phụ huynh kiểm tra tốc độ con đọc ở nhà và báo lại cho GV.

1.3. Luyện đọc diễn cảm

Đọc diễn cảm đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng v...vv....để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài học. Ở Tiểu học khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu.

*Biện pháp luyện đọc diễn cảm

Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, cần thực hiện những BT sau:

-Tập lấy hơi và tập thở: Biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc.

-Rèn cường độ giọng đọc luyện đọc to(bắt đầu từ lớp 1)

-Luyện đọc chính âm

-Luyện đọc diễn cảm:

+Đọc phân vai để làm sống lại nhân vật của tác phẩm.

+Lập dàn ý bài.

+Đọc mẫu của giáo viên : Giáo viên đọc mâu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế?

-Luyện đọc cá nhân.

2)Tổ chức dạy đọc thầm (tìm hiểu bài)

a)Chuẩn bị cho việc đọc thầm

Tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách là 30 35 cm.

b)Tổ chức quá trình đọc thầm

Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ đọc to đến đọc nhỏ đến đọc mấp máy môi (không thành tiếng) đến đọc hoàn toàn bằng mắt không mấp máy môi (đọc thầm). Di chuyển mắt theo que trỏ rồi đến chỉ có mắt di chuyển.Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong thì báo cho giáo viên biết, từ đó giáo viên nắm được và điểu chỉnh tốc độ đọc thầm.

c)Đọc hiểu

Dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Cần sàng lọc để giữ lại những từ chìa khóa, đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài.


*Biện pháp rèn luyện đọc hiểu

Để tăng cường chất lượng đọc hiểu bằng cách giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu văn bản trước khi đến lớp và khi lên lớp giáo viên hướng dẫn học sinháp dụngPHƯƠNG PHÁP VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY để phân tích văn bản đó.

Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong việc đọc hiểu văn bản:

Áp dụng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy để phân tích một văn bản gồm những bước sau:

B1: Chuẩn bị: Giấy trắng, bút kim, bút màu.

B2: Đọc

+Đọc lướt

Chúng ta lướt nhanh văn bản để tìm các từ khóa và ý chủ đạo rồi lần lượt liệt kê chúng ở góc tờ giấy. Sau đó, chúng ta vẽ một sơ đồ tư duy với tâm sơ đồ nên có kích thước 5cm x 5cm trên khổ giấy A4 để tạo ra một không gian rộng rãi. các nhánh chính là các từ khóa có khả năng gợi lại thông tin hữu ích, mỗi từ khóa chỉ diễn tả một ý tưởng hay một khái niệm.Các nhánh của sơ đồ nên có dạng đường cong, thuôn dài và nên có độ dài bằng độ dài của từ được ghi.

+Đọc chi tiết

Tiếp theo, chúng ta đọc lại văn bản một cách chi tiết rồi hoàn chỉnh sơ đồ. Và cấu trúc thật sự của nội dung này chỉ xuất hiện rõ ràng sau khi chúng ta đọc xong văn bản

B3: Ấp ủ ý tưởng

Sau khi đọc xong, hãy nghỉ giải lao một chút trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo.

-Sắp xếp lại

Có lẽ đây là giai đoạn thú vị nhất bởi vì nó cho phép ta tách khỏi văn bản và có cái nhìn về thông tin khác với tác giả.

-Vẽ lại cho rõ ràng

Chỉ cần vẽ lại bằng sơ đồ mới và bổ sung những thay đổi.

-Đọc lại

Chúng ta hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng và đọc lại sơ đồ tư duy của mình. Khoảng thời gian dành cho việc này tưởng chừng lãng phí nhưng thật ra lại giúp chúng ta ghi nhớ lại nội dung của sơ đồ.

Qua việc vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nhớ nhanh, lâu hơn nội dung văn bản và có thể dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

=>GV yêu cầu các các em đọc sách, truyện ở nhà vàBÁO CÁO VỀ CUỐN SÁCH CỦA TÔI (phụ lục). Cuối tháng cô sẽ thu và tặng quà cho những bạn đọc được nhiều và ghi lại đúng nội dung truyện, sách mà mình đã đọc.

3):Một số điều giáo viên cần thực hiện

a)Giáo viên phải năm chắc nội dung chương trình SGK

b)Vận dụng linh hoạt, sáng tạo đồ dùng dạy học trong giảng dạy

Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng trong quá trình giảng dạy. Nó tác động trực tiếp vào các hoạt động nhận thức của trẻ theo đúng quy luật: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn giúp học sinh hiểu nhanh, sâu hơn và nhớ bài lâu hơn, giúp các em hứng thú, cuốn hút với bài học hơn.

Ví dụ: - Bài Cây xoài của ông em - TV tập 1

Tôi sử dụng bài giảng điện tử Power poit, giúp tôi truyền thụ kiến thức nhanh, dễ dàng cho học sinh.(phụ lục)

-Câu chuyện bó đũa- TV 2 tập 1. Đối với bài này tôi cũng sử dụng vật thật đó là bó đũa. Để giúp các em dễ dàng quan sát và cảm nhận trực tiếp.

c) Kết hợp các trò chơi vào bài tập:

Giáo viên nên thường xuyên lồng ghép trò chơi vào bài học. Trò chơi cần phải phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng các bài tập thiết thực có tác dụng trực tiếp đối với học sinh nhằm bổ sung kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết, tạo cho các em có cơ sở để phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.

Ví dụ: Khi dạy các tiết hướng dẫn TH Tiếng Việt vào buổi chiều, với bài Phần thưởng -TV2 tập 1 tôi đã đưa ra trò chơi giải ô chữ (phụ lục).

Tôi yêu cầu các em chơi theo nhóm. Sau khi học sinh đã giải xong câu đố hàng dọc. Đội nào chiến thắng tôi luôn động viên bằng những lời khen và tặng phần thưởng hoa điểm tốt.

d) Giáo viên cần trau dồi kĩ năng đọc mẫu :

+Bài đọc mẫu giáo viên cần đọc trước nhiều lần, tìm hiểu kĩ nội dung cảm thụ bài văn, bài thơ để tìm được giọng đọc đúng, đọc hay. Trước khi đọc mẫu giáo viên cần tạo cho học sinh tâm thế, hứng thú nghe đọc, yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát cả lớp không nên đi lại trong khi đọc.

+Giáo viên ghi âm bài tập đọc trên lớp gửi cho các em cần luyện đọc để các em có thể nghe lại được nhiều lần, qua đó các em sẽ nhớ được cách đọc.

e)Chú trọng rèn kĩ năng đọc cho từng đối tượng học sinh:


+Theo dõi quá trình học tập của các em qua các đợt kiểm tra và ghi lại kết quả.

+Đối với những học sinh đọc thêm, bớt, đọc sai từ thì giáo viên yêu cầu các em đọc lại 2 -3 lần câu đó để các em tự phát hiện từ các em đã đọc dư hoặc thiếu. Đánh vần lại từ đó để các em sửa nhanh hơn. Giáo viên phải tạo điều kiện để những HSnào yếu được đọc nhiều ở lớp, luôn động viên, khuyến khích, tạo cho các em sự tự tin trong học tập.

+Học sinh đọc đúng rồi thì các em luyện đọc nhiều lần để đọc được diễn cảm.

+Ngoài tiết Tập đọc chính giáo viên luyện thêm cho các em vào giờ ra chơi.

g) Rèn đọc cho học sinh theo từng dạng bài

Tùy theo từng dạng bài ta hướng dẫn học sinh cách đọc cho phù hợp.

* Bài dạng văn xuôi:

-Trước hết giáo viên cần xác định từ và câu khó, câu dài để hướng dẫn học sinh. Đặc biệt lưu ý từ dễ đọc sai do đặc điểm phương ngữ .Ví dụ: học sinh thường đọc sai tiếng có phụ âm đầu: tr (tre, trên), r (rung rinh), tiếng có kết thúc âm cuối: t ( mặt), n (bàn,chín); tiếng có thanh ngã (bỡ ngỡ).

-Giáo viên cần chú trọng hướng dẫn các em biết ngắt nghỉ hơi hợp lí vì bài văn xuôi thường có những câu dài.

-Hướng dẫn học sinh nhấn giọng những từ chỉ màu sắc, tính chất, âm thanh, những từ chỉ hành động.

Ví dụ: Bài Ông Mạnh thắng Thần Gió TV 2 tập 2

Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng những từ chỉ sự ngạo nghễ của Thần Gió: xô, ngã lăn nga, lồm cồm....

* Bài dạng thơ:

- Trước tiên giáo viên cho học sinh luyện đọc đúng tiếng từ dễ lẫn, từ cần nhấn giọngcủa bài thơ. Và việc quan trọng không thể thiếu đó là hướng dẫn học sinh biết ngắt nhịp thơ. Giáo viên cho nhiều học sinh nêu cách ngắt nhịp và sau đó Giáo viên gợi mở để học sinh phát hiện ra cách ngắt nhịp đúng, có thể cho học sinh kí hiệu vào sách cho dễ nhớ.

-Đồng thời giáo viên giúp học sinh làm quen với cách ngắt nhịp biểu cảm ở chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ dừng không logic ngữ nghĩa.

Ví dụ: Kẽo cà kẽo kẹt

Kẽo cà kẽo kẹt

Kẽo cà

Kẽo kẹt..... ( Bài Tiếng võng kêu TV2 tập 1)

* Bài dạng văn bản hành chính:

Xác định giọng đọc cho phù hợp thể loại văn bản.

Ví dụ: Bài Tự thuật TV 2 tập 1 Đọc với giọng rõ ràng, rành mạch.

g,Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong phần tổ chức luyện đọc lại

Ví dụ: Các bài thuộc dạng văn xuôi giáo viên có thể cho học sinh thi đọc đoạn văn mà học sinh thích; các bài thuộc dạng văn kể chuyện có thể cho học sinh đọc theo vai từng nhân vật; bài thuộc dạng thơ thì tổ chức cho học sinh thi học thuộc. Giáo viên cần chú ý tới các em đọc yếu, các em chưa được tham gia đọc ở phần trên; trong khi học sinh đọc giáo viên cần quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai, phát huy khả năng đọc cho từng đối tượng học sinh.

h)Một số biện pháp hỗ trợ

-Nhận xét, đánh giá học sinh cần nhẹ nhàng và tế nhị mang tính động viên khuyến khích học sinh, tạo cho học sinh sự tự tin trong học tập.

-Tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ nhau trong việc rèn đọc thông qua đôi bạn cùng tiến

-Khen ngợi, tuyên dươnghọc sinh thường xuyên tìm đọc sách, báo, truyện phù hợp với lứa tuổi học sinh.

IV. KT QU

Qua gần 1 năm triển khai và thực hiện đổi mới phương pháp dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Tập đọc lớp 2. Tôi thu được kết quả như sau:

-Phát huy được tính chủ động, mạnh dạn, tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo học hỏi của học sinh thông qua các hoạt động học tập.

-Học sinh không còn rụt rè, thụ động trong học tập, các em đã tỏ ra mạnh dạn, năng động, tự tin, hăng say học tập hơn .

-Thông qua những hoạt động mang tính thiết thực trên giúp cho học sinh hiểu biết thêm, tạo được thói quen làm việc tập thể có tinh thần thi đua cao, có thói quen quan sát, ghi chép.


-Thống kê kết quả khảo sát học sinh sau:

Tiết dạy khi chưa đổi mới

Tổng số học sinh trong lớp được điều tra.

47 em

100%

Số học sinh thích học tiết Tập đọc

18 em

38,2 %

Số học sinh đã phát âm, đọc đúng

29 em

61,8%

Tiết dạy khi đã thực hiện đổi mới

Tổng số học sinh trong lớp được điều tra.

47 em

100%

Số học sinh thích học tiết Tập đọc

36 em

76,5 %

Số học sinh đã phát âm, đọc đúng

11 em

23,5%

2) Về phía giáo viên:

-Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

-Trình độ ngày càng nâng cao, phát huy được sự sáng tạo của mình trong

công việc.

-Tổ chức các hoạt động dạy học phong phú hơn.

PHẦN 3 : KẾT KUẬN

I.Kết luận

Việc đổi mới phương tiện dạy học kết hợp đổi mới phương pháp dạy đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Nó đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học giúp cho học sinh sớm được hình thành các năng lực, kỹ năng cần thiết khác trong xã hội mới. Học sinh được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm. Học sinh được rèn luyện cách học, được tự học, hoạt động, trải nghiệm, hợp tác từ đó có được năng lực mới.

Vai trò của người giáo viên trong việc đổi mới là vô cùng quan trọng .Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng thì học mà chơi, chơi mà học. Chính vì vậy, người giáo viên cần có niềm say mê nghề nghiệp, sự tận tụy vì học sinh và quan trọng hơn cả là hãy coi mỗi học trò như chính con của mình, kết quả của trò là sự phản ánh sự nỗ lực trong lao động, sự cố gắng không ngừng của mỗi giáo viên.

II. Kiến nghị

-Với những kinh nghiệm được nêu ở trên tôi rất mong muốn BGH nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên được thực hiện.

-Nhà trường thường xuyên cập nhật các loại sách mới về phương pháp giảng dạy cũng như các sách về chuyên môn của các lớp, để giáo viên được đọc các tài liệu, trao đổi, trau dồi kiến thức phân môn Tập đọc với các đồng nghiệp.

-Đầu tư thêm về đồ dùng trực quan, tranh ảnh minh hoạ để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

-Tổ chức thêm chuyên đề các môn học ở các cấp để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức cũng như phương pháp dạy học với các anh chị em đồng nghiệp.

-Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn để giúp giáo viên củng cố, nâng cao kiến thức, cập nhật những phương pháp giáo dục có hiệu quả để bắt kịp với xu thế hiện nay.

-Sau khi thực hiện đề Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng lực. Tôi nhận thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ trong phân môn Tập đọc mà còn học có tiến bộ cả những phân môn khác trong môn Tiếng Việt như : Luyện từ và câu, Tập làm văn

Với sáng kiến này, tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp, của các đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 8 3 - 2020

Tôi xin cam đoan sáng kiến kinhnghiệm

này do tôi tự viết, không sao chép của ai.

Người viết

Đào Lan Hương


PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU MINH HOẠ

Tập đọc: PHẦN THƯỞNG

Trò chơi giải ô chữ

Hàng 1: Người bạn được Na gọt hộ bút chì. (gồm 6 chữ cái)

Hàng 2: Đồ dùng bằng kim loại, có mặt phẳng, thường làm nóng lên để là quần áo. (gồm 5 chữ cái)

Hàng 3: Người bạn được Na cho nửa cục tẩy.(gồm 7 chữ cái)

Hàng 4: Chỉ tiếng kêu mỗi khi hè về của con vật có bộ cánh trong suốt.( gồm 4 chữ cái)

Hàng 5: Bút có ngòi là hòn nhỏ gắn ở đầu ống mực. (gồm 5 chữ cái)

Hàng 6: Tên phần thưởng cô giáo trao cho bạn Na là theo đề nghị của cả lớp. (gồm 7 chữ cái)

Hàng 7: Từ chỉ hoạt động vui chơi, giải trí nói chung. (gồm 7 chữ cái)

Hàng 8: Từ chỉ một phân môn Luyện đọc của HS bậc Tiểu học. (gồm 6 chữ cái)

Hàng 9: Câu văn vần mô tả người, vật, hiện tượng, dùng để đố nhau. (gồm 5 chữ cái)

Hàng 10: Từ chỉ đức tính ngay thẳng có thế nào bộc lộ thế đấy, không dối trá,giả tạo. (gồm 7 chữ cái)

LỜI GIẢI Ô CHỮ HÀNG NGANG

Hàng 1:

Hàng 2:

Hàng 3:

Hàng 4:

Hàng 5:

Hàng 6:

Hàng 7:

Hàng 8:

Hàng 9:

Hàng 10:

LỜI GIẢI Ô CHỮ HÀNG DỌC


Bài: Giáo án điện tử bài

Cây xoài của ông em TV 2 tập 1

cây soài l2

20200312_111031

20200312_111005

20200312_110936

Tài Liệu Tham Khảo

STT

Tên tài liệu

Tác giả

1

Tiếng Việt 2

NXB Giáo dục Việt Nam

2

NXB Đại học Sư Phạm

3

Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học Vụ giáo viên Bộ giáo dục - Đào tạo )

NXB Giáo dục Việt Nam

Vụ giáo viên Bộ giáo dục - Đào tạo )

4

Các tập san giáo dục Tiểu học

NXB Giáo dục Việt Nam

5

Tâm lý học ( Bộ giáo dục - Đào tạo )

NXB Giáo dục Việt Nam

6

Nghiên cứu lí luận dạy học- Tâm lí lứa tuổi của học sinh.

NXB Giáo dục Việt Nam

7

Phương pháp dạy học Tiếng Việt

NXB Đại học sư phạm

8

Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

****

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP QUẬN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN