Phương pháp ra quyết định tham vấn phù hợp khi

Về mặt lý thuyết cũng như thực tế người ta thấy rằng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của các quyết định phụ thuộc rất lớn vào phương pháp ra quyết định. Không thể có một quyết định tốt nếu như không sử dụng các phương pháp khoa học để tạo ra nó.

Thông thường mỗi nhà quản trị đều ưa thích một số phương pháp ra quyết định nào đó, nhưng nhìn chung, có hai nhóm phương pháp ra quyết định phổ biến sau:

–  Phương pháp cá nhân ra quyết định;

–  Phương pháp quyết định tập thể.

Để lựa chọn được những phương pháp ra quyết định tốt nhất chúng ta có thể thực hiện theo các bước trong quy trình sau:

Bước 1: Xác định yêu cầu về việc sử dụng phương pháp ra quyết định. Bước 2: Xác định hoàn cảnh và các yếu tố ra quyết định.

Bước 3: Phân tích mặt mạnh và yếu của từng phương pháp khi áp dụng. Bước 4: Lựa chọn phương pháp ra quyết định hợp lý.

Dưới đây là những ưu nhược điểm của quyết định tập thể:

    ƯU ĐIỂM                                                      NHƯỢC ĐIỂM

  1. Có nhiều thông tin và kiến thức hơn         1. Tăng thời gian và chi phí
  2. Nhiều đường lối tiếp cận vấn đề                2. Thường đưa đến quyết định dung hoà
  3. Phân tích vấn đề rộng                                  3. Tài năng chuyên môn ít được phát huy
  4. Giảm bất trắc của các giải pháp                 4. Có thể bị khống chế bởi cá nhân
  5. Có nhiều giải pháp                                       5. Áp lực nhóm
  6. Quyết định có chất lượng hơn                    6.Cá nhân tham gia hạn chế
  7. Quyết định sáng tạo hơn                             7. Trách nhiệm không cao
  8. Hiểu rõ vấn đề và giải pháp hơn                8. Dễ dẫn tới bất đồng
  9. Giải pháp được chấp nhận rộng rãi hơn   9. Nuôi dưỡng óc bè phái
  10. Tăng cường tính thoả mãn nội bộ            10. Dễ bỏ qua các ý kiến mới nhưng thiểu số

11.Phát huy khả năng của cấp dưới

Nhà quản trị cần phải biết khi nào nên dùng quyết định tập thể. Nói chung, tập thể chỉ phát huy tác dụng trong khâu mục tiêu và giải pháp, do tập thể có nhiều thông tin, nhiều thái độ và nhiều cách tiếp cận vấn đề. Các trường hợp có thể sử dụng quyết định tập thể là:

–  Có đủ thời gian để sử dụng phương pháp này.

–  Mỗi thành viên tham dự có đủ thông tin như mong muốn.

–  Các thành viên cam kết theo đuổi mục tiêu.

–  Quyết định không lập trình trước và có nhiều bất trắc.

–  Muốn huấn luyện cấp dưới trong việc ra quyết định.

1.  Kỹ thuật tập thể danh nghĩa

Là một nhóm các nhà quản trị có trách nhiệm ra quyết định họp lại để tìm ra giải pháp trên cơ sở đánh giá các phương án của mỗi cá nhân. Phương pháp này có những bước sau :

(1)   Những thành viên họp lại, trước khi thảo luận mỗi người tự ghi những ý kiến của mình.

(2)  Sau đó mỗi người lần lượt trình bày những ý kiến của mình, và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi không còn ý kiến của ai nữa, tất cả những ý kiến đều được ghi lại đầy đủ.

(3)  Tập thể thảo luận những ý kiến cho rõ ràng và đánh giá các ý kiến và đánh giá chung.

(4)  Mỗi thành viên cho điểm những ý kiến, quyết định sau cùng là ý kiến được nhiều điểm nhất.

2.  Kỹ thuật Delphi

Là kỹ thuật được sử dụng trong các quyết định tập thể, nó không đòi hỏi sự hiện diện của các thành viên và không bao giờ đối mặt nhau để tránh những áp lực lên nhau. Kỹ thuật này gồm các bước sau:

(1)  Vấn đề đặt ra, các thành viên được yêu cầu cho các giải pháp thông qua việc trả lời một loạt các câu hỏi được chuẩn bị một cách cẩn thận.

(2)   Mỗi thành viên hoàn tất bảng trả lời các câu hỏi một cách vô danh và đọc lập.

(3)  Những kết quả của lần trả lời thứ nhất được tập hợp lại và in ra.

(4)  Đánh giá và in ra phân phát cho các thành viên.

(5)   Sau khi xem xét lại kết quả, những thành viên được yêu cầu cho các giải pháp mới hoặc sữa chửa bổ sung các giải pháp ban đầu.

(6)  Lập lại bước (4) và (5) cho đến khi đạt được sự nhất trí theo yêu cầu.

Bộ đề thi trắc nghiệm Quản trị học (có đáp án). Nội dung bao gồm 319 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng sai được phân thành 9 phần.

Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 4 gồm 28 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.

QTH_1_C4_1: Ra quyết định là ○ Công việc của các nhà quản trị cấp cao ● Lựa chọn 1 giải pháp cho vấn đề đã xác định ○ Một công việc mang tính nghệ thuật

○ Tất cả đều sai

QTH_1_C4_2: Ra quyết định là 1 hoạt động ○ Nhờ vào trực giác ● Mang tính khoa học và nghệ thuật ○ Nhờ vào kinh nghiệm

○ Tất cả đều chưa chính xác

QTH_1_C4_3: Câu nào là sai ● Ra quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị ○ Ra quyết định mang tính khoa học và nghệ thuật ○ Việc ra quyết định rất cần dựa vào kinh nghiệm

○ Cần nắm vững lý thuyết ra quyết định

QTH_1_C4_4: Ra quyết định quản trị nhằm ● Chọn phuơng án tốt nhất và ra quyết định ○ Thảo luận với những ngừơi khác và ra quyết định ○ Giải quyết một vấn đề

○ Tìm phuơng án để giải quyết vấn đề

QTH_1_C4_5: Qui trình ra quyết định gồm ○ Xác định vấn đề và ra quyết định ○ Chọn phuơng án tốt nhất và ra quyết định ○ Thảo luận với những người khác và ra quyết định

● Nhiều buớc khác nhau

QTH_1_C4_6: Buớc đầu tiên trong quy trình ra quyết định là ○ Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá ○ Tìm kiếm các phuơng án ● Nhận diện vấn đề cần giải quyết

○ Xác định mục tiêu

QTH_1_C4_7: Bước khó khăn nhất của 1 quá trình ra quyết định là ○ Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá ○ Tiềm kiếm các phuơng án ● Nhận diện vấn đề cần giải quyết

○ Tìm kiếm thông tin

QTH_1_C4_8: Tính nghệ thuật của quản trị thể hiện rõ nét nhất trong quá trình ra quyết định ở buớc ○ Xây dựng các tiêu chuẩn ○ Tìm kiếm thông tin ○ So sánh các phuơng án

● Tất cả đều chưa chính xác

QTH_1_C4_9: Tính khoa học của quản trị thể hiện rõ nét nhất trong quá trình ra quyết định ở bước ○ Tìm kiếm thông tin ○ Xác định phưong án tối ưu ○ Nhận diện vấn đề cần giải quyết

● Tất cả đều chưa chính xác

QTH_1_C4_10: Bước thứ hai của quá trình ra quyết định là ● Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá ○ Tìm kiếm các phưong án ○ Nhận diện vấn đề

○ Tìm kiếm thông tin

QTH_1_C4_11: Bước thứ 4 của quá trình ra quyết định là ○ Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá ○ Tìm kiếm các phưong án ● Đánh giá các phương án

○ Nhận diện vấn đề

QTH_1_C4_12: Bước thứ 5 của quá trình ra quyết định là ○ Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá ○ Tìm kiếm các phuơng án ○ Đánh giá các phương án

● Chọn phuơng án tối ưu

QTH_1_C4_13: Hiệu quả của quyết định phụ thuộc vào ○ Nắm vững các buớc của quá trình ra quyết định ○ Vận dụng nhuần nhuyễn các bước của quá trình ra quyết định ○ Bảo đảm đầy đủ các điều kiện thực hiện quyết định

● Tất cả đều đúng

QTH_1_C4_14: Quá trình ra quyết định gồm ○ 5 bước ○ 4 bước ○ 7 bước

● 6 bước

QTH_1_C4_15: Ra quyết định là 1 công việc ○ Của nhà quản trị ○ Mang tính nghệ thuật ● Vừa mang tính khoa học và vừa mang tính nghệ thuật

○ Tẩt cả đều sai


QTH_1_C4_16: Lựa chọn mô hình ra quyết định phụ thuộc vào ○ Tính cách nhà quản trị ○ Ý muốn của đa số nhân viên ○ Năng lực nhà quản trị

● Nhiều yếu tố khác nhau

QTH_1_C4_17: Ra quyết định theo phong cách độc đoán sẽ ○ Không có lợi trong mọi truờng hợp ○ Không được cấp dưới ủng hộ khi thực thi quyết định ○ Gặp sai lầm trong giải quyết vấn đề

● Không phát huy được tính sang tạo của nhân viên trong quá trình ra quyết định

QTH_1_C4_18: Nhà quản trị nên ○ Chọn mô hình ra quyết định đã thành công truớc đó ● Xem xét nhiều yếu tố để lựa chọn mô hình ra quyết định phù hợp ○ Sử dụng mô hình tham vấn để ra quyết định

○ Sử dụng mô hình “ra quyết định tập thể” vì đây là mô hình tốt nhất

QTH_1_C4_19: Trong trường hợp cấp bách, nhà quản trị nên ● Chọn mô hình “độc đoán” ○ Sử dụng mô hình “ra quyết định tập thể” ○ Chọn cách thừơng dùng để ra quyết định

○ Sử dụng hình thức “tham vấn”

QTH_1_C4_20: Ra quyết định nhóm ○ Luôn luôn mang lại hiệu quả cao ○ Ít khi mang lại hiệu quả cao ● Mang lại hiệu quả cao nhất trong những điều kiện phù hợp nhất định

○ Tốn kém thời gian

QTH_1_C4_21: Quyết định quản trị đề ra phải thỏa mãn ○ 5 yêu cầu ● 6 yêu cầu ○ 4 yêu cầu

○ 7 yêu cầu

QTH_1_C4_22: Các chức năng của quyết định quản trị bao gồm ○ Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra ● Định hướng, bảo đảm, phối hợp, bất buộc ○ Định hướng, khoa học, thống nhất, linh hoạt

○ Khoa học, định hướng, bảo đảm, đúng lúc

QTH_1_C4_23: Để giải quyết được vấn đề, nhà quản trị cần ○ Chú trọng đến khâu ra quyết định (*) ○ Chú trọng đến khau thực hiện quyết định (**) ● Chú trọng đến cả (*) và (**)

○ Chú trọng đến khâu ra quyết định nhiều hơn

QTH_1_C4_24: Hình thức ra quyết định có tham vấn là ● Trao đổi với ngừơi khác trước khi ra quyết định ○ Thu thập thông tin từ cấp dưới trước khi ra quyết định ○ Dựa vào ý kiến số đông đề ra quyết định

○ Dựa trên sự hiểu biết cá nhân đề ra quyết định

QTH_1_C4_25: Kỹ thuật nào nên áp dụng khi thảo luận đề nhận dạng vấn đề ● Phương pháp động não (brain storming) ○ Phuơng pháp phân tích SWOT ○ Phương pháp bảng mô tả vấn đề

○ Tất cả đều sai

QTH_1_C4_26: Quyết định quản trị là ○ Sự lựa chọn của nhà quản trị ○ Mệnh lệnh của nhà quản trị ○ Ý tuởng của nhà quản trị

● Sản phẩm của lao động quản trị

QTH_1_C4_27: Bước 3 của quá trình ra quyết định quản trị là ● Tìm kiếm các phương án ○ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phương án ○ Thu thập thông tin

○ Đánh giá các phương án

QTH_1_C4_28: Buớc thứ 6 của quá trình ra quyết định là ● Ra quyết định và thực hiện ○ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phương án ○ Lựa chọn phương án tối ưu

○ Đánh giá các phương án