Qua khổ thơ em cảm nhận như thế nào về cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe

Cảm nhận về vẻ đẹp hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xekhông kính của Phạm Tiến Duật.Theo cô Hoàng Thị Vĩnh – GV trường THCS Đằng Hải – Hải Phòng.I.Mở bài:- Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướccủa dân tộc ta. Thơ ông đậm chất lính. Những trang thơ tác giả viết về người lính thườngcó giọng điệu ngang tàn, tinh nghịch mà sâu sắc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thểhiện rõ nét phong cách nghệ thuật ấy. Nhà thơ đã xây dựng hình tượng độc đáo: nhữngchiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận để làm nổi bật vẻ đẹp người lính lái xe trêntuyến đường Trường Sơn,một thời khói bom đạn lửa.II,Thân bài:1.Khái quát(Dẫn dắt vào bài):- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ sáng tác vào năm 1969 – đây là thờiđiểm gay go, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ khắp các giảng đường đạihọc, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đólà tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến.Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miềnBắc cho chiến trường miền Nam.Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tảivẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại nhữnghình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vàotrang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnhấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trởthành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ nhữngchiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung ngườichiến sĩ lái xe: ung dung, tự tại, lạc quan, sôi nổi, bất chấp gian khổ hi sinh, tình đồng độigắn bó và tình yêu đất nước lớn lao.2.Phân tích:- Ngay từ những dòng thơ mở đầu, người lính lái xe đã giới thiệu về những chiếc xe đặcbiệt của mình:“Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.Cái hay của câu thơ không chỉ ở nhạc điệu mà còn ở cách nói rất dí dỏm với những lời lẽtự nhiên, mộc mạc. Ba chữ “không” đi liền nhau cùng động từ “giật”,”rung” khiến câuthơ có cái ngang tàn như lời nói thường, nhưng chứa đựng trong đó là cái nhìn lạc quancủa người lính lái xe về sự ác liệt của chiến tranh. Nhà thơ – người lính như đang phânbua, như đang giải thích một cách tinh nghịch cho sự không trọn vẹn của những chiếc xe:“Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe,thùng xe có xước”.Song, chính trong cái ác liệt của cuộc chiến, chính từ những cái “không” đó thì tư thếung dung của những người lính lại được thể hiện rõ nét:“Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng”.Tư thế của những người lính lái xe mới ung dung và đường hoàng làm sao! Đặt từ “ungdung” lên đầu câu, dường như nhà thơ muốn nhấn mạnh vào tư thế chủ động trước hoàncảnh. Con mắt “nhìn đất”, “nhìn trời”,”nhìn thẳng” mang vẻ đẹp trang nghiêm, bất khuấtnhư một lời thề. Chữ “nhìn thẳng”khiến ta hình dung như họ đang đối mặt thẳng thắn vớigian khổ, hi sinh mà không hề né tránh, không hề run sợ. Không có kính chắn gió, ngườilính lái xe đã bình tĩnh, tự tin để mà:“ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngThấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng lái”.Nhịp thơ khoan thai, cùng cách điệp lại từ “nhìn” với các hình ảnh cụ thể như “gió” –“con đường”,”sao trời”,”cánh chim”... đã diễn tả một cách chân thực và sinh động cảmgiác, ấn tượng của người lính lái xe không kính trên đường ra trận. Lúc này, mọi khókhăn, nguy hiểm đã lùi lại, nhường chỗ để các anh đón nhận những âm thanh trong trẻo,ùa vào khoảng lặng của cuộc chiến ác liệt. Cuộc sống đẹp biết bao! Tâm hồn lãng mạn đãthăng hoa trong bội bề gian truân, mất mát. Sao trời vẫn sáng đường chiến dịch; cánhchim bền bỉ, đột ngột mà không cô đơn. Từ “đột ngột” được dùng rất “đắt” trong câu đảothành phần này đã diễn tả động thái đẹp của thiên nhiên, của cánh chim trời. Cánh chimđược nghệ thuật hóa, để rồi được nhân hóa qua hai từ “sa”, “ùa” hết sức tự nhiên, khôngvướng bận. Tất cả cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe Trường Sơn. Đúng là“Đường ra trận mùa này đẹp lắm! Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”. Có thể nói,người lính đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù bằng cái nhìn bình thản. Con đường chạythẳng vào tim mà họ nhìn thấy không chỉ là con đường chiến lược Trường Sơn xe đang đimà đó còn là con đường cách mạng,con đường giải phóng miền Nam, con đường mà thếhệ trẻ Việt Nam đã mang cả tuổi thanh xuân, máu xương của mình để giữ gìn, bảo vệ;đẹp mà hiên ngang, gian khổ mà lạc quan, chất lãng mạn hòa quyện trong yếu tố hiệnthực.- Vẻ đẹp trong hình tượng người lính lái xe còn được nhà thơ khắc họa cụ thể khi đối mặtvới những khó khăn, gian khổ - không chỉ là gió, mà còn là mưa, bụi Trường Sơn:“Không có kính, ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấmcười ha ha.Không có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng,gió lùa khô mau thôi”.Lặp cấu trúc câu, cùng với điệp ngữ “ừ thì”,”chưa cần”... nhà thơ đã đem đến cho đoạnthơ giọng điệu ngang tàn, giàu thách thức. Những câu thơ tả thực, những cái “ừ” bất chấpnhưng không hề lộ ra là cẩu thả, luộm thuộm. Hẳn đó là nhờ chất lính, dẫu mưa có tuôn,có xối, dẫu bụi có phun bạc trắng mái đầu thì người lính vẫn “chưa cần thay”,”chưa cầnrửa” để lái trăm cây số nữa. Thật là biết đùa cùng gian khó! Giọng thơ đã thể hiện trọnvẹn thái độ bất chấp khó khăn, coi thường hiểm nguy của người lính lái xe. Với họ,những gian khổ khi lái xe không kính ra trận chẳng hề hấn gì. Hai khổ thơ đầy ắp chi tiếthiện thực qua cách dùng từ “xối”,”tuôn”,”phun”. Đó là những gian khổ rất thực như mộtkiểu hút thuốc phì phèo, một tiếng cười ha ha sảng khoái, một mái đầu bụi phun tóctrắng. Tất cả thể hiện sự bất chấp cuộc sống đầy gian khó bằng niềm vui sôi nổi, trẻtrung và bằng tinh thần lạc quan của người lính lái xe những năm chống Mỹ.- Một nét đẹp trong hình ảnh người lính lái xe trên đường ra trận là tình đồng chí, đồngđội gắn bó:“Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi.Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”Tình cảm của những người lính trẻ được nhà thơ diễn tả rất đúng, rất phù hợp với phongcách của họ. Sau những chặng đường đầy gian khổ,đầy mất mát hy sinh, họ đã cùng nhauhọp thành tiểu đội xe không kính. Cái bắt tay của họ rất độc đáo – “Bắt tay qua cửa kínhvỡ rồi” – một cái bắt tay mang đầy ý nghĩa. Nó là biểu tượng của niềm tin thắng trận, làlời chúc, lời chào,niềm vui và niềm tự hào. Ở đây, nhà thơ đưa ra một khái niệm hết sứcmới mẻ về gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Đó là gia đình của những conngười cùng chung chí hướng, cùng chung nhiệm vụ. Rõ ràng, những người lính thươngyêu nhau như tình ruột thịt. Từ nơi chiến trường ác liệt, họ đã làm thành một gia đình,tạm nghỉ bên nhau, và quây quần trong bữa cơm hội ngộ, để rồi:“Võng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi lại đi trời xanh thêm”.Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3, như nhịp hành quân, như niềm lạc quan tin tưởng của người línhlái xe trên đường ra trận. Từ “chông chênh” gợi lên tư thế của người lính, họ vừa đi vừacó người ngủ trên xe, vừa có người chạy xe để xe được chạy liên tục. Từ “chông chênh”giàu sức gợi như tạo hình cho giấc ngủ của người lính. Điệp từ “lại đi” và hình ảnh “trờixanh thêm” khẳng định những người lính như không ngừng tiến tới, không ngừng ra đi vìbầu trời xanh bình yên phía trước, vì viễn cảnh rộng lớn hơn.- Vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được nhà thơ hoàn thiện trong sự hài hòa với hiện thựccuộc sống chiến đấu, hài hòa giữa chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn:“Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe,thùng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe cómột trái tim”.Ba chữ “không” lại một lần nữa khẳng định mức độ ác liệt của cuộc chiến in dấu trênnhững chiếc xe ra trận: “không kính”,”không đèn”,”không mui” và lại có thêm cái xước.Phép liệt kê cho thấy bom đạn của giặc Mỹ đã làm biến dạng, làm méo mó, làm trơ trụinhững chiếc xe ra trận. Song đối lập với những cái “không” ấy là một cái “có” – “Có mộttrái tim” ở trong xe. “Trái tim”là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng, đó chính làngười chiến sĩ lái xe, là sức mạnh và tinh thần quả cảm, là nhiệt huyết của tuổi trẻ, là ýchí chiến đầu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, là tình yêu Tổ quốc thiếttha. Hình ảnh này đã khẳng định: khi trái tim cầm lái thì mọi gian khổ, hiểm nguy đềuđược người lính chấp nhận và vượt qua với tư thế ung dung và niềm vui sôi nổi, lạc quanphơi phới. Hình ảnh này cũng khẳng định bom đạn của kẻ thù chỉ có thể phá hủy đượcnhững chiếc xe chứ không thể ngăn cản được nhiệt huyết cứu nước của những con người:“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu).3. Ý kiến đánh giá, bình luận:- Chân dung người lính lái xe Trường Sơn được nhà thơ khắc họa chân thực trong “Bàithơ về tiểu đội xe không kính” với bao phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp của tuổi trẻ, củachủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chốngMỹ. Họ là những chiến binh, sống,chiến đấu và chiến thắng trong tư thế hiên ngang, trong niềm lạc quan yêu đời.III.Kết bài:-Viết theo thể thơ tự do, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vừa có chất tự sự,vừa thấmđẫm chất trữ tình. Với ngôn ngữ chân thực, đời thường và giọng điệu thơ ngang tàn, hómhỉnh, bài thơ đã đem đến cho người đọc ấn tượng không thể nào quên về vẻ đẹp củangười lính cách mạng. Vẻ đẹp ấy làm sống lại trong mỗi chúng ta một thời gian khổ vàhào hùng của dân tộc những năm chống Mỹ.

  Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những chiến sĩ lái xe trên tuyến Đường Trường Sơn đã đi vào văn học với tư cách là nhũng anh hùng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay viết về những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc biệt là ba khổ thơ cuối, đã cho ta thấy rõ đinh điểm của mạch cảm xúc và tứ thơ được nảy nở sáng rỏ, để lại ấn tượng trong lòng độc giả về cuộc chiến tranh ác liệ trên tuyến đường Trường Sơn và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe.

Từ những chiếc xe tải không kính trên tuyến đường Trường Son, ta vẫn thấy được tinh thần ung dung bình tĩnh, hiên ngang dũng cảm cùa người lính lái xe. Mỗi khổ thơ hiện lên một vẻ đẹp của người chiến sĩ. Bức chân dung đẹp ấy lại được khắc họa rõ nét qua tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng cao cả, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Ở ba khổ thơ cuối, chân dung, tâm hồn của người lính lái xe được gợi ra cũng chính từ hình ảnh những chiếc xe không có kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiêu độiGặp bạn bè suốt dọc dường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Từ trong khói lửa bom đạn, tức là từ trong ác liệt của chiến tranh nhưng người lính đã tập họp lại thành tiểu đội, thành đồng chí, bạn bè. vẫn lời thơ tự nhiên đầy cảm xúc, từ ngữ giản dị mà sâu sắc, khổ thơ đã khẳng định tình đồng đội được nảy sinh và hình thành khi cùng trải qua chiến tranh ác liệt. Các anh đã trải qua bom đạn của chiến tranh với tinh thần phơi phới. Trong bom đạn hiểm nguy, những chiếc xe không kính vừa thoát khỏi cái chết trong gang tấc giờ đây đã họp thành đội ngũ anh hùng: đội ngũ của những chiếc xe không kính. Họ là những con người từ bốn phương cùng chung lí tường chiến đấu, gặp nhau thành bạn bè. Với ngôn ngữ thơ giản dị nhưng chất thơ toát ra từ cảm xúc cùa tác giả giúp ta hình dung những chiếc xe không kính vẫn vưọt qua bom đạn băng băng ra tiền tuyến. Cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi là hình ảnh thơ đầy xúc động như tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua mọi thử thách. Tình cảm người lính gắn bó như anh em trong một gia đình:

Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đâyVõng mắc chông chênh trên đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

Ăn uống chung bát đũa như trong một gia đình. Rồi các anh lại cùng nhau lên đường lại đi, lại đi trời xanh thêm. Câu thơ bay bay phơi phới lãng mạn thật mộng mơ. Điệp ngữ lại đi là một sự khẳng dịnh, sự tự tin hướng về phía trước, hướng về Miền Nam với niềm lạc quan, yêu đời với tất cả lí tưởng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trời xanh là cái xanh của thiên nhiên, của sắc trời nhưng còn là màu xanh của hi vọng, màu xanh cùa tuối trẻ. Đoạn thơ nổi bật vì hình ảnh thơ độc đáo: những chiếc xe không có kính băng ra chiến trường. Hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi, lại có giọng thản nhiên càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Bom đạn càng làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa:

Không có kính rồi xe không có đènKhông cỏ mui xe thùng xe cỏ xước.Xe vẫn chạv vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Điệp từ không nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc Hệt làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi. Nhưng xe vẫn băng băng tiến về miền Nam. Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến và phẩm chất cùa người lính lái xe, ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ một trái tim xuất hiện trong câu thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở trải tim gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ chi cần trong xe có một trái tim là chân lý của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, con mắt cùa thơ làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. 

Bài thơ về tiêu đội xe không kính nói chung và ba đoạn thơ cuối nói riêng là một thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam một thói máu lửa mà chính nhà thơ đã sống, đã trài nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, đoạn thơ đã khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp phẩm giá con người. Ba khổ cuối của bài thơ vẫn là hình ảnh những chiếc xe không có kính, xe bị biến dạng nhưng tinh thần người người thì luôn hướng tới miền Nam với những quyết tâm lớn lao. Xe phải đi, phải lao nhanh ra chiến trường, xe thẳng tiến để chi viện cho tiền tuyến miền Nam yêu dấu. Sự quyết tâm cùng với tấm lòng yêu nước của người lính trẻ đã để lại cho ta những cảm phục mến yêu. Với Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ… đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng.

Ba khổ thơ cuối bài đã khép lại con đường tới miền Nam yêu dấu đã tới đích từ mấy chục năm trong sự thống nhất non sông. Nhưng đâu đây bên tai ta vẫn còn nghe tiếng xe chạy, vẫn hiển hiện những tiếng cười của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bước sang thế kỉ XXI, trận đấu của mỗi người trẻ tuổi như chúng ta hoàn toàn khác. Nhưng những phẩm chất hào hùng, thật hấp dẫn ấy vẫn luôn là sự khích lệ, là sự nêu gương để mỗi chúng ta cố gắng hơn trong cuộc sống.