Quy định đấu thầu mua sắm hàng hóa

Quy định đấu thầu mua sắm hàng hóa
Ảnh minh họa - nguồn Internet.

Theo đó, về lựa chọn nhà thầu thuộc trường hợp đặc biệt trong mua sắm thường xuyên: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1008/VPCP-KTN ngày 16/02/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 trong đó hướng dẫn việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

 Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu (bao gồm cả gói thầu mua sắm có giá gói thầu không quá 20 triệu đồng khi mua sắm, các cơ quan, đơn vị không phải xây dựng và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu) không thuộc phạm vi quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016. Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi văn bản phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ theo công văn số 2536/BKHĐT-QLĐT ngày 04/4/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về một số nội dung quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016: Đối với mua sắm dược liệu, ngày 06/4/2016, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Dược số 105/2016/QH13 thay thế Luật Dược số 34/2005/QH11; ngày 11/5/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập; trong đó, việc mua sắm dược liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 11/2016/TT-BYT. Vì vậy, việc mua sắm dược liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ Y tế.

Về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ: Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định: “3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao”.

Theo quy định trên, trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền phân cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị trên 100 triệu đồng thì thực hiện theo phân cấp hiện hành. Trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp chưa được cơ quan có thẩm quyền phân cấp cho phép quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc đã phân cấp nhưng mức phân cấp thấp hơn 100 triệu đồng thì thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016.

Về trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Theo quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016, trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên quy định như sau:

Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương thì Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân cấp quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch đấu thầu.

Về hạn mức thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dich vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên: Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả gói thầu dịch vụ tư vấn trong mua sắm thường xuyên) có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu và khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Theo taichinhdientu.vn

Đấu thầu là việc lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa… (căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đấu thầu sửa đổi).

Như vậy, việc mua sắm hàng hóa cũng là một trong các lĩnh vực, nội dung áp dụng của hoạt động đấu thầu. Trong đó, theo khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, hàng hóa được định nghĩa như sau:

Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

Đồng thời, gói thầu theo định nghĩa tại khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013:

Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

Như vậy, có thể hiểu, gói thầu mua sắm hàng hóa là một phần/toàn bộ dự án, dự toán mua sắm máy móc; thiết bị; nguyên, nhiên, vật liệu; thuốc, vật tư y tế; hàng tiêu dùng; vật tư; phụ tùng…

2. Có ưu đãi gì với gói thầu mua sắm hàng hóa?

2.1 Điều kiện hưởng ưu đãi

Việc ưu đãi hàng hóa trong nước và đấu thầu trong nước với gói thầu mua sắm hàng hóa được quy định tại Điều 5 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:

Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa

Theo đó, tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây:

D (%) = G*/G (%)

Trong đó:

D: Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa.

G*: Chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và chi phí ngoại nhập (gồm cả phí và lệ phí).

G: Giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thẩu và đề xuất trừ đi giá trị thuế.

2.2 Cách tính ưu đãi

Việc tính ưu đãi được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 63 như sau:

- Áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không được hưởng ưu đãi: Cộng thêm khoản tiền là 7,5% giá dự thầu (sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa đổi trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

- Áp dụng phương pháp đánh giá, hàng hóa không được hưởng ưu đãi: Cộng thêm khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

- Áp dụng kết hợp hai phương pháp kỹ thuật và giá, hàng hóa được ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức:

Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu) x điểm tổng hợp

Trong đó: Giá ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa được hưởng ưu đãi.

Quy định đấu thầu mua sắm hàng hóa

Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? (Ảnh minh họa)

3. Hồ sơ của gói thầu mua sắm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Việc lập hồ sơ dự thầu với gói thầu mua sắm hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP gồm:

- Năng lực, kinh nghiệm: Căn cứ vào kinh nghiệm thực hiện gói thầu tương tự, kinh nghiệm liên quan đến thực hiện gói thầu; năng lực sản xuất, kinh doanh cơ sở vật chất kỹ thuật; tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạng, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện…

Lưu ý: Cần phải quy định yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt.

- Kỹ thuật: Quy định mức điểm tối thiểu, mức điểm tối đa với từng tiêu chuẩn tổng quát, chi tiết khi sử dụng cách chấm điểm theo thang 100/1.000 hoặc tiêu chí đạt/không đạt dựa trên các yêu tố về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu…

- Xác định gái thấp nhất: Căn cứ vào giá dự thầu, sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, giá trị giảm giá, giá trị ưu đãi…

- Xác định giá đánh giá: Việc xác định này chỉ áp dụng với phương pháp giá đánh giá gồm công thức: GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ. Trong đó:

G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).

∆G gồm: Chi phí vận hành, bảo dưỡng; Lãi vay (nếu có); Tiến độ; Chất lượng; xuất xứ…

∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm với hàng hóa không được hưởng ưu đãi.

Trên đây là giải đáp về gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Gói thầu là gì? Các loại gói thầu mới nhất hiện nay