Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra về cây ngải cứu, nào là ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì? Cây ngải cứu có phải rau tần ô? Cây ngải cứu ăn được không?,….. Ở các bài viết trước, Đức Thịnh đã giúp các bạn trả lời một số câu hỏi. Riêng ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi “cây ngải cứu có phải rau tần ô?”, hãy cùng Đức Thịnh theo dõi nhé!

Rau tần ô còn có tên gọi là gì
Cây ngải cứu có phải rau tần ô?

Liệu rằng cây ngải cứu có phải là rau tần ô?

Sự thật thì “ngải cứu có phải là rau tần ô không? Câu trả lời là “KHÔNG”. Ban đầu, nếu bạn thoạt nhìn thì chúng có hình dáng bên ngoài khá giống nhau. Nhưng nếu bạn chịu để ý kỹ thì có thể nhìn thấy được những điểm khác nhau của 2 loài cây này.

Hơn nữa, cây ngải cứu và tần ô cũng có mùi vị và công dụng hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, tần ô là một loại rau dùng để nấu ăn, nấu canh,…. tốt cho sức khỏe. Còn ngải cứu lại là cây thuốc nam dùng để chữa trị nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống.

Nhận biết rau tần ô với cây ngải cứu

Cây ngải cứu cũng thuộc họ cúc. Đây là lý do dễ gây hiểu nhầm giữa rau tần ô với cây ngải cứu. Ngải cứu là loài cây trồng sống lâu năm, phát triển tối đa, cây có thể cao lên tới 50 cm. Ngải cứu có thể sống trong mọi thời tiết nhưng thích hợp nhất là các vùng có môi trường khí hậu ẩm ướt.

Trong tự nhiên, mọi người có thể nhận biết rau tần ô với cây ngải cứu qua: Lá của rau ngải cứu có màu hơi tím hoặc lục sẫm (màu bạc), viền lá hình răng cưa, mặt bên dưới có phủ một lớp lông mịn. Đặc biệt, điểm dễ phân biệt giữa rau ngải cứu và rau tần ô là mùi vị, ngải cứu có mùi thơm nồng, khá cay và vị đắng.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì
Nhận biết rau tần ô với cây ngải cứu

Cây ngải cứu còn gọi là cây gì? Cây ngải cứu có phải rau tần ô?

Cây ngải cứu còn có tên gọi là cây thuốc cứu, rau ngải cứu, cây ngải cứu ven sông, cúc cỏ dại, cây ngải dại. Hơn nữa, cũng tùy vùng miền mà cây thuốc có tên gọi khác nhau. Ở dân tộc Tày, mọi người gọi ngải cứu là nhả ngải. Ở dân tộc H’mông thì cây thuốc được gọi là quá sú. Riêng ở Thái, ngải cứu được gọi là cỏ linh li hay ở miền nam còn gọi là cây ngải điệp.

Đồng thời, trong khoa học cây ngải cứu còn có tên là Artemisia Vulgaris. Chúng thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây có thân thẳng, có rãnh, phân nhánh, màu xanh bạc, chiều cao khoảng 30 – 50 cm, sống lâu năm. Lá ngải cứu mọc so le, xẻ hình lông chim.

Các lá mọc từ gốc, có thể dài 5 – 20cm với cuống lá dài. Lá trên thân thì nhỏ hơn, dài tầm 5 – 10cm, ít phân chia và có cuống lá ngắn. Các lá ngải cứu trên cùng nhỏ và hầu như không có cuống lá. Hơn nữa, mặt trên của lá có màu lục sẫm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

Hoa ngải cứu có màu vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành với các cụm hoa nhỏ hình đầu. Cây thường ra hoa từ đầu mùa hè đến đầu mùa thu.

Cây ngải cứu cho quả dạng bế, nhỏ, không có túm lông. Rễ cây dạng sợi, thân rễ rộng. Ngải cứu có 2 loại là ngải cứu trắng và ngải cứu tía (ngải cứu tím). . Cây ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, hơi cay. Cây thường sống ở những vùng đất ẩm ướt, mọc theo đám.

Ngải cứu là loài cây có nguồn gốc ôn đới từ các khu vực Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, Alaska, Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang tại các vùng miền núi thuộc những tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Giang,… Ngày nay, ngải cứu còn được người dân trồng nhiều trong các vườn gia đình hoặc các vườn thuốc.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì
Cây ngải cứu còn gọi là cây gì?

Thành phần hóa học có trong cây ngải cứu là gì?

Qua kết quả nghiên cứu y học cho thấy, toàn bộ cây ngải cứu chứa tinh dầu (khoảng 0.2 – 0.34%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu ngải cứu là các monoterpen và sesquiterpene, gồm có 1.8‑cineol, camphor, terpinen 4‑O‑l, β‑pinen, (–)‑borneol, mycren, vulgrin, không có hoặc có ít thuyon.

Bên cạnh đó, trong cây ngải cứu còn chứa flavonoid (3-flavonol luterosid), triterpene (fermenol), hợp chất màu indigo – base, cùng các acid amin, cineol, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.

Cây ngải cứu sử dụng để làm gì?

Trong dân gian từ trước đến nay, cây ngải cứu thường được dùng để chế biến món ăn, giã nát dùng bôi trực tiếp lên cơ thể. Hoặc ngải cứu còn được dùng làm điếu ngải để chữa nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống.

Dùng 10g ngải cứu khô rửa sạch, sắc với 200ml nước. Đun sôi để lửa nhỏ, cô cạn còn 100ml, lấy làm nước uống trong ngày, ngày uống 2 lần.

Các mẹ bầu có thể dùng ngải cứu sắc làm nước uống như trên hoặc có thể đi kèm kết hợp với lá tía tô để nấu nước uống đều được.

Dùng lá ngải cứu rửa sạch, đem giã nát với một chút muối rồi đắp lên vết thương để cầm máu. Ngoài ra, cây ngải cứu còn dùng để chữa các bệnh như đau thần kinh tọa, đau lưng, đau khớp xương, đau đầu, suy nhược cơ thể,…

Rau tần ô còn có tên gọi là gì
Cây ngải cứu sử dụng để làm gì?

Rau tần ô là rau gì?

Rau tần ô còn có nhiều tên gọi khác là rau cải cúc, đồng cao, xuân cúc, cúc. Loài cây này có nguồn gốc từ khu vực Đông Á và Địa Trung Hải. Rau tần ô có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Đây được xem là một loại rau, thực phẩm ăn hằng ngày.

Rau tần ô có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như nấu canh, xào, làm rau nhúng lẩu,… Đồng thời, nhiều người còn trồng rau tần ô để hái hoa, hái lá làm trà khô, sử dụng hãm nước uống.

Các công dụng của rau tần ô đối với sức khỏe

Về phía y học, rau tần ô có hàm lượng dinh dưỡng phổ biến, đa dạng với các loại vitamin A, B, C, E và K, cùng nhiều dưỡng chất như chất xơ, kẽm, sắt, chất béo, đường, các loại axit amin, prolin, lysin, analin, glutamic, selen, threonin, aspartate, tinh dầu thơm. Vì vậy mà việc dùng rau tần ô mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

Rau tần ô với các đặc tính không độc, vị ngọt, tính mát, thơm, hơi đắng, the. Trong đông y, loại rau này có công dụng bình can bổ thận, lưu thông khí huyết, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, ho nhiều đờm, chứng bất an, hồi hộp, hạ huyết áp.

Cây ngải cứu có phải rau tần ô? Qua bài viết trên thì chắc hẳn các bạn đã có đáp án cho mình rồi phải không ạ! Đây hoàn toàn là hai cây khác nhau nhưng đều có công dụng tốt trong y học và mỗi loại đều có mỗi công dụng riêng.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Rau tần ô là một loại rau ăn lá có nhiều tên gọi tùy theo địa phương: Rau cúc, cây cải cúc, cải tần ô, cúc tần ô, cải nhúng  (vì thường nhúng ăn tái ngon hơn), tên khoa học là Chrysanthemum Coranaryum L., thuộc họ cúc.

Tần ô có hương vị hơi nồng giống mù tạc nhưng rau tươi rất giòn. Tần ô được sử dụng phổ biến trên nhiều nước như Hàn quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và đảo Crete ở Hy lạp.

Ở Việt Nam rau tần ô dùng làm rau ăn sống, tái, nấu canh, lẩu đều ngon thơm, giòn... Nhưng điều cần nhớ là khi nấu không nên nấu chín quá sẽ làm hỏng các thành phần hoạt chất có lợi. Tuy nhiên, tác dụng của nó đối với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Một điều thú vị là, chúng còn có tác dụng trị bệnh rất tuyệt vời.

Thành phần 

Hoa rau tần ô

Rau tần ô chứa các acid amin, lysin, analin, glutamic, threonin, aspartat, prolin, chất béo, chất xơ, đường, carotene, vitamin A, B1, B2, B6, C, E, K, niacin, acide pantotenic, calci, sắt, kẽm, selen, tinh dầu thơm.

Theo đông y, rau tần ô có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, không độc. Có tác dụng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí, chữa ho lâu ngày, thổ huyết, tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nhức đầu kinh niên, dùng cho trường hợp ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản...

Cây rau xanh thơm ngon này rất thích hợp với người bị bệnh cao huyết áp, người lao động trí óc, thiếu máu, gãy xương. Tuy nhiên khi tiêu chảy thì không nên ăn.

Rau tần ô phát triển vào mùa lạnh. Dùng trong ăn uống, thường là sử dụng phần cọng và lá, lúc cây còn non. Nhưng khi dùng làm thuốc, người ta sử dụng toàn bộ cây tần ô, gồm: Rễ, cọng, thân, lá và hoa.

Với đặc điểm là loại rau dễ trồng và ít sâu bệnh nhất, nên rau tần ô rất lành tính. Nếu không đúng mùa rau tần ô, bạn có thể dùng rau tần ô phơi khô cũng có tác dụng rất tốt.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Dùng rau tần ô thương xuyên, sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Giúp giảm cân, nhờ chứa nhiều acid chlorogenic và acid hydroxycinnamic (cũng có nhiều trong hạt cà phê). Acid chlorogenic được chứng minh là có đặc tính làm chậm sự gia tăng nồng độ của glucose trong máu sau bữa ăn, nhờ đó nó được xem là một chất dinh dưỡng giảm cân tuyệt vời. Tần ô rất ít calo, với 100g chỉ cung cấp khoảng 22 calo nhưng lại rất giàu chất xơ, ít chất béo, do đó ăn tần ô chắc chắn không bị béo phì.
  • Là chất chống oxy hóa tốt nhờ chứa nhiều hợp chất phytochemical như flavonoid, vitamin và carotenoid. Chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe con người vì chúng làm phá vỡ các gốc tự do, các phân tử phá hoại cơ thể gây bệnh tim, lão hóa sớm, nhăn da, ung thư và các bệnh khác. Để duy trì tác nhân chống oxy hóa của lá tần ô, chỉ nên đun trong vài phút, không nên nấu lâu.
  • Cung cấp nhiều Kali cho sức khỏe, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch và huyết áp. 100g tần ô đun chín cung cấp 270mg K trong khi ăn 100g tươi có thể cung cấp 460mg, gấp 30% so với lượng chuối. Kali là một khoáng chất quan trọng mà thiếu nó sẽ không có sự dẫn truyền xung động thần kinh và gây mỏi cơ bắp. Một chế độ ăn giàu Kali giúp bảo vệ chống lại bệnh cao huyết áp, đột quỵ, sỏi thận, đầy hơi và loãng xương.

Tuy không thấy ghi nhận độc tính của rau tần ô nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo là nếu ăn nhiều quá nó có thể có một số tác dụng phụ nhẹ như gây khó chịu ở dạ dày và bộ máy tiêu hóa.

Rau tần ô có thể phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

chao_tan_o_thit_bam

Theo chuyên gia, rau tần ô có thể trị hiệu quả một số bệnh sau:

Trị cảm cúm:

150g rau tần ô tươi, rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô. Nấu cháo, đổ cháo đang sôi lên trên rau tần ô, để 5 - 10 phút rồi trộn rau lên ăn, mỗi ngày 2-3 lần.

Đây là món ăn bài thuốc có tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả mà không cần phải uống thuốc.

Chữa ho dai dẳng ở người lớn:

Nấu canh phổi lợn rau tần ô ăn với cơm để trị ho dai dẳng.

Nguyên liệu: 150g rau tần ô tươi, 200g phổi lợn.

Cách làm: Xắt nhỏ phổi lợn, ướp gừng và gia vị. Xào chín rồi cho nước vào đun sôi. Cho rau tần ô vào, rau vừa chín tắt bếp ngay.

Nên ăn lúc canh còn nóng, một ngày một lần, ăn liên tục trong 3-4 ngày.

Đối với ho ở trẻ em:

Lá rau tần ô 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày. Lưu ý: Không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Ho nhiều, đờm đặc:

Rửa sạch 90g rau tần ô, rồi đem sắc nước, lọc bỏ bã. Sau đó cho đường phèn vào nấu đến khi đường tan, chia làm 2 lần uống.

Rau tần ô còn giúp trị đau đầu kinh niên

Hơ nóng một nắm lá rau tần ô tươi, chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương mỗi khi đau đầu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Nếu không trúng mùa rau tần ô, bạn có thể dùng rau tần ô khô để chữa đau đầu theo cách sau:

10-15g rau tần ô khô cho vào siêu, đổ 3 tô nước, sắc còn 1 tô. Uống sau khi ăn, ngày 2 lần sáng và tối. Uống liên tục 5-7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Khi phơi rau tần ô, nhớ phải chọn các cây già một chút, tốt hơn hết là giữ cả phần rễ cây. Những rau tần ô già có hoa thì lại càng quý vì khi phơi rau tần ô sẽ để được rất lâu.

Trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu

Ăn sống rau tần ô hoặc dùng rau tần ô nấu canh ăn đều có tác dụng trị bệnh này hiệu quả. Rau tần ô 500g, gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc. Tát cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng.

Lưu ý:

Những người có thể trạng lạnh, hay bị lạnh bụng, tiêu chảy thì nên hạn chế ăn rau tần ô.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Đau mắt:

Rau tần ô 1 nắm thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài ra, dùng lá rau tần ô rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) - rất hiệu nghiệm.

Đau mắt đỏ:

Nấu canh ăn với nguyên liệu gồm 150g rau tần ô, 1-2 con cá diếc, hành, gia vị. Ngoài ra, bạn nên dùng lá rau tần ô hơ nóng đắp lên mắt.

Hạ huyết áp:

Rau tần ô có chứa những chất kiềm mật, có tác dụng hạ huyết áp, bổ não. Khi đầu óc choáng váng và được chẩn đoán là do huyết áp cao thì sử dụng 1 bó tần ô để làm thuốc.

Bạn rửa sạch rau, cắt nhỏ, rồi giã nát, ép lấy nước. Lấy lượng nước ép khoảng một ly rượu nhỏ cho mỗi lần uống. Pha thêm nước ấm để uống. Mỗi ngày dùng 2 lần.

Hoặc bạn có thể nấu canh rau tần ô để ăn với nguyên liệu: Rau tần ô 100g, cá thát lát 100g, gừng, hành gia vị. Nó cũng tốt để hạ huyết áp.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Rau tần ô nấu gừng hành lá ăn để hạ huyết áp

Gan nóng, hoa mắt, chóng mặt, tâm phiền bất an:

Cắt nhuyễn 250g rau tần ô rồi ép lấy nước, mỗi lần dùng lấy hai muỗng nhỏ pha với nước ấm uống. Có thể cho thêm chút đường để dễ uống.

Chữa thiếu sữa sau sinh:

Đặc biệt, rau tần ô còn là một món ăn có thể chữa thiếu sữa sau sinh cho sản phụ theo công thức sau: Rau tần ô thịt lợn nạc hấp cách thuỷ: Rau tần ô 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau tần ô nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo. Dùng bát to, đặt lớp rau tần ô ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp rau tần ô, đem hấp cách thuỷ, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Chữa tiêu chảy:

Rau tần ô có thể chữa được bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng rất hữu hiệu. Lấy 200g rau tần ô nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

Trị hoa mắt, chóng mặt:

Dùng 200g rau tần ô, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ.

Làm sạch cá diếc, bỏ vảy, rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho rau tần ô vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị.

Làm trong liệu trình 10 ngày, tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Tiêu sưng, lợi tiểu:

Rau tần ô nhiều axit amin, chất béo, protein và natri, kali dồi dào và các khoáng chất khác giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ phù nề, lợi tiểu.

Tốt cho hệ tiêu hóa:

Rau tần ô chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cũng thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.

Đau dạ dày, biếng ăn:

Lấy khoảng 250g tần ô rửa sạch rồi trụng nước sôi ăn như rau luộc vậy. Có thể cho thêm chút dầu mè, muối, giấm vào, trộn đều sẽ ăn ngon hơn.

Đi tiểu đêm nhiều:

Nấu canh để ăn với nguyên liệu là 500g tần ô tươi và 50g đậu đen.

Loét tá tràng:

Bài thuốc: 100g rễ tần ô tươi, 30g bồ công anh khô. Bạn cho nguyên liệu vào sắc nước uống liên tục 1 tuần trở lên.

Trị chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược:

Sau đây là cách làm một món ăn ngon giúp chữa chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược:

Rau tần ô còn có tên gọi là gì

Cháo rau tần ô tim heo

Nguyên liệu:

  • 350g tần ô.
  • 250g tim heo.
  • Hành lá đủ dùng.
  •  Rượu vang.
  • Gia vị: Muối, đường.

Cách làm:

  • Sơ chế: Tần ô bỏ cuống, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Tim heo rửa sạch rồi cắt lát.
  • Phi thơm hành lá với dầu ăn.
  • Cho tim heo vào xào cho ráo nước rồi thêm chút muối, bột ngọt, chút rượu vang và đường trắng.
  • Cuối cùng, cho rau tần ô vào xào chung cho đến khi tim heo chín hẳn và tần ô đã thấm gia vị thì tắt bếp.

Lưu ý:

Là tinh dầu trong tần ô dễ bay hơi, nên chế biến với lửa lớn và xào thật nhanh rồi tắt bếp. Khi tim heo gần chín thì hãy cho rau vào, và nhớ, lửa phải lớn nhất.

Rau tần ô còn có tên gọi là gì