Bột gừng bán ở đâu

Bột Gừng Nguyên Chất Hộp 300Gr được chế biến 100% từ củ gừng tươi sấy khô nguyên chất. Gừng là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt, lại cho ta nhiều vị thuốc quý với tên sinh khương, can khương, bào khương. Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, kích thích tiêu hóa và có hoạt tính miễn dịch.

Theo Đông y, Gừng khô có vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch. Dùng cho các trường hợp đau vùng ngực bụng do lạnh; nôn ói, tiêu chảy; tay chân lạnh, trụy mạch, ngoài ra còn làm thuốc giải độc nam tinh và bán hạ. Liều dùng, cách dùng: 3 – 10g; sắc, nấu, hầm, tán bột.

Gừng là một loại cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao nằm khoảng từ 0,5 – 1m. Phần thân rễ có phân nhánh và phát triển thành củ, khi già sẽ có xơ. Lá cây hình mũi mác, không có cuống, mọc cách nhau, với chiều dài tới khoảng 20cm, rộng khoảng 2cm, bẹ nhẵn với phần lưỡi nhỏ dạng màng. Cán hoa mọc từ gốc dài khoảng 20cm, có nhiều vẩy lợp lên.

Một Số Hình Ảnh Thực Tế Về Sản Phẩm Bột Gừng Nguyên Chất Hộp 300Gr

Bột gừng bán ở đâu

Bột gừng bán ở đâu

Bột gừng bán ở đâu

Video Quay Sản Phẩm Bột Gừng Nguyên Chất Của Thảo Dược Vũ Gia

Thành Phần Có Trong Bột Gừng Vũ Gia:

Thành phần: 100% gừng tươi sấy khô, nghiền nhỏ thành bột. Sản phẩm dễ dàng hoàn tan và ngấm vào món ăn. Hạt mịn, tan có mùi thơm đặc trưng ấm nóng, cay cay của gừng.

Trong củ Gừng có 1-3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là a-camphen, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol). Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.

Tác Dụng Của Bột Gừng Vũ Gia:

Gừng có chứa gingerol, một hợp chất có dược tính mạnh:

Gừng là một loại thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phần rễ (phần ngầm của thân) là phần thường được sử dụng làm gia vị, thường được gọi là rễ gừng, hoặc chỉ đơn giản là củ gừng.

Gừng có một lịch sử ứng dụng rất dài trong các hình thức y học truyền thống/thay thế. Nó đã được sử dụng để giúp tiêu hóa, giảm buồn nôn, chống lại bệnh cúm, cảm lạnh và một vài bệnh thông thường khác.

Gừng có thể được sử dụng ở dạng tươi, khô, bột, hoặc như một loại dầu hoặc nước trái cây. Đôi khi, gừng cũng được thêm vào thực phẩm chế biến và mỹ phẩm. Nó là một thành phần rất phổ biến trong các công thức nấu ăn.

Hương thơm độc đáo và hương vị của gừng đến từ tinh dầu tự nhiên của nó, trong đó có chất gingerol.

Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng, chịu trách nhiệm cho các tính dược tính của nó. Nó có tác dụng chống viêm và chống ôxy hóa mạnh.

Gừng có thể xử lý được nhiều bệnh trạng như buồn nôn, đặc biệt là ốm nghén:

Gừng có hiệu quả cao trong việc chống buồn nôn, điều trị chứng say sóng, và có một số bằng chứng cho thấy nó có thể có hiệu quả như thuốc theo toa.

Gừng cũng có thể làm giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, và được sử dụng ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất.

Ngoài ra gừng cũng rất hiệu quả khi khắc phục chứng buồn nôn khi mang thai, hay trong thời kỳ ốm nghén.

Theo đánh giá tổng quát của 12 nghiên cứu trên 1.278 phụ nữ mang thai cho thấy rằng, sử dụng 1.1-1.5 gam gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn.

Mặc dù gừng được coi là an toàn, nhưng nếu bạn sử dụng một lượng lớn khi đang mang thai, bạn nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng. Vì một số người cho rằng, trong quá trình mang thai nếu dùng một số lượng lớn gừng, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào hỗ trợ vấn đề này.

Bột gừng bán ở đâu

Gừng có thể làm giảm sự đau nhức và đau cơ bắp:

Gừng đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại những cơn đau cơ do tập luyện. Trong một nghiên cứu, tiêu thụ 2 gam gừng mỗi ngày trong 11 ngày, đã làm giảm đáng kể tình trạng đau cơ bắp ở những người thực hiện các bài tập khuỷu tay.

Gừng không có tác động ngay lập tức, nhưng nó có hiệu quả trong việc làm giảm đau cơ khi sử dụng hàng ngày.

Gừng có tác dụng chống viêm, rất tốt cho xương khớp:

Viêm khớp chính là sự thoái hóa của các khớp trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như đau khớp và cứng khớp.

Trong một thử nghiệm có kiểm soát với 247 người bị viêm xương khớp đầu gối, những người đã sử dụng chiết xuất gừng ít đau hơn, và cần ít thuốc giảm đau hơn.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, sự kết hợp của gừng, mastic, quế, dầu mè có thể giảm đau và cứng khớp ở bệnh nhân viêm xương khớp khi bôi tại chỗ.

Gừng có thể hạ thấp nhanh chóng đường huyết và cải thiện nhân tố nguy cơ gây bệnh tim:

Khía cạnh nghiên cứu này còn tương đối mới, nhưng gừng có thể có đặc tính chống đái tháo đường mạnh.

Trong một nghiên cứu gần đây vào năm 2015 với 41 người tham gia mắc bệnh tiểu đường loại 2. Họ sử dụng 2 gam bột gừng mỗi ngày đã giảm đường huyết lúc đói bằng 12%.

Gừng cũng giúp cải thiện đáng kể chỉ số HbA1c (một dấu hiệu cho lượng đường trong máu dài hạn), dẫn đến giảm 10% trong khoảng thời gian 12 tuần.

Cũng làm giảm 28% tỷ lệ ApoB / ApoA-I, và giảm 23% dấu hiệu lipoprotein bị ôxy hóa. Đây là hai nhân tố chính dẫn đến bệnh tim.

Tóm lại: Gừng đã được chứng minh giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác nhau ở các những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 2.

Gừng có thể giúp điều trị bệnh khó tiêu mãn tính:

Người ta tin rằng, dạ dày trống rỗng bị trì hoãn chính là nguyên nhân của chứng khó tiêu. Điều thú vị là, gừng đã được chứng minh có công dụng tăng tốc độ làm trống rỗng dạ dày ở những người bị tình trạng này.

Sau khi ăn súp, gừng sẽ làm giảm thời gian cần thiết cho dạ dày trống rỗng từ 12 – 16 phút.

Trong một nghiên cứu của 24 người khỏe mạnh, họ sử dụng 1.2 gam bột gừng trước bữa ăn, kết quả đã tăng tốc độ làm trống dạ dày bằng 50%.

Tóm lại: Gừng có công dụng làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, có thể có lợi cho những người bị khó tiêu và các chứng khó chịu liên quan đến dạ dày.

Bột gừng là giảm các cơn đau kinh nguyệt:

Trong những ứng dụng truyền thống của gừng là giảm đau, bao gồm đau bụng kinh.

Trong một nghiên cứu với 150 phụ nữ được hướng dẫn sử dụng 1 gam bột gừng mỗi ngày trong 3 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Kết quả cho thấy, các cơn đau đã giảm đáng kể, và gừng giảm đau có hiệu quả như thuốc axit mefenamic và ibuprofen.

Gừng làm hạ thấp nồng độ Cholesterol:

Trong một nghiên cứu 45 ngày của 85 cá nhân có nồng độ cholesterol cao sử dụng 3 gam bột gừng hàng ngày. Kết quả cho thấy, hầu hết các dấu hiệu cholesterol đều giảm đáng kể.

Điều này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu ở chuột suy giáp, chiết xuất gừng đã làm giảm nồng độ cholesterol LDL xuống mức tương tự như thuộc hạ cholesterol atorvastatin.

Cả hai nghiên cứu trên cũng cho thấy giảm cholesterol tổng thể và mỡ máu.

Tóm lại: Có một số bằng chứng ở cả người và động vật đều cho thấy rằng, gừng có thể giảm đáng kể nồng độ cholesterol xấu LDL và mỡ máu.

Gừng có chứa chất ngăn ngừa ung thư:

Chiết xuất gừng đã được nghiên cứu như một giải pháp điều trị thay thế đối với một số dạng ung thư.

Các đặc tính chống ung thư được cho là 6-gingerol, hợp chất này được tìm thấy với số lượng lớn trong gừng tươi.

Trong một nghiên cứu của 30 cá nhân sử dụng 2 gam chiết xuất gừng mỗi ngày, đã giảm đáng kể các phân tử phát tín hiệu gây viêm ở đại tràng.

Tuy nhiên, một nghiên cứu tương tự trên các cá nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ruột kết đã không xác nhận những phát hiện này.

Có một số người, mặc dù số ít, nhưng cũng là bằng chứng chứng minh gừng có thể có hiệu quả chống lại bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, các bằng chứng này cần phải được nghiên cứu thêm.

Tóm lại: Gừng có chứa một chất gọi là 6-gingerol, có thể có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều này cần phải được nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Gừng có thể cải thiện chức năng não và chống lại bệnh Alzheimer:

Chúng được cho là một trong những động lực chính của bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức do tuổi tác.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy chất chống ôxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học trong gừng có thể ức chế phản ứng viêm xảy ra trong não.

Bên cạnh đó cũng có một số bằng chứng cho thấy, gừng có thể trực tiếp tăng cường chức năng não. Trong một nghiên cứu 60 phụ nữ trung niên sử dụng chiết xuất gừng, kết quả cho thấy thời gian phản ứng và hiệu suất làm việc của bộ nhớ đã được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra còn có rất nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể bảo vệ chống lại suy giảm của chức năng não bộ do tuổi tác.

Gừng chống lại nhiễm khuẩn:

Gingerol, một hợp chất hoạt tính sinh học có trong gừng tươi có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trong thực tế, chiết xuất gừng có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Rất hiệu quả trong việc chống lại các vi khuẩn đường miệng có liên quan đến bệnh viêm nướu răng, chẳng hạn như viêm nướu và nha chu.

Gừng tươi cũng có hiệu quả chống lại virus RSV, một nguyên nhân phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Gừng là một trong số rất ít gia vị là “siêu thực phẩm” đúng với bản chất của nó.

Bạn nên ăn gừng hàng ngày để đạt được nhiều lợi ích sức khỏe, và phòng ngừa một số bệnh tật thông thường.

Đối Tượng Nên Dùng Bột Gừng Nguyên Chất Hộp 300Gr:

Chị em muốn có làn da trắng sáng, muốn tẩy tế bào chết.

Người béo phì muốn giảm cân.

Người bị mỡ máu, muốn giảm nồng độ cholesterol LDL.

Đối Tượng Không Nên Dùng Bột Gừng ?

Người gặp chứng bệnh về gan:

Gừng có vị nóng, kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Bởi, bản chất của những tế bào gan thường bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

Người bị sỏi mật:

Người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng hoặc uống nước gừng. Bởi tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

Phụ nữ đang mang thai:

Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt:

Gừng có tính nhiệt. Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến… Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì bạn cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt thì bạn mới được uống nước gừng.

Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh:

Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Uống nước gừng khi bị cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong.

Người bệnh dạ dày, tá tràng:

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày.

Phản ứng với thuốc:

Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

Hướng Dẫn Sử Dụng Bột Gừng Nguyên Chất Hộp 300Gr:

Pha trà gừng mật ong: Dùng 1 muỗng cà phê bột gừng cùng 1 muỗng mật ong pha cùng nước ấm để thưởng thức.

Pha trà gừng, chanh, mật ong: Cũng như cách pha trên, khi đã có ly trà gừng mật ong bạn có thể cho thêm một ít nước cốt chanh và thưởng thức.

Mặt nạ trị nám da, se khít lỗ chân lông: Sử dụng bột gừng + mật ong + dầu dừa + nước cốt chanh pha thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa trực tiếp lên da và massage từ 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Ngâm chân giảm stress: 2 muỗng bột gừng nhỏ hòa vào chậu nước ấm, ngâm chân trong vòng 15-20 phút trước khi đi ngủ. Sau đó lau khô chân bằng khăn bông và kết hợp các biện pháp mát xa chân nhẹ nhàng để tăng tác dụng.

Tắm với gừng: dùng 1/4 chén muối biển + 3 muỗng cà phê bột gừng + 1/2 muỗng bột cà phê quế + 5 giọt tinh dầu cam. Trộn tất cả hỗn hợp này vào một hộp nhỏ, khuấy đều. Sau đó pha vào nước tắm ấm và ngâm mình thư giãn trong 20 phút, bạn sẽ nhanh chóng có làn da hồng hào, mịn màng.

Món Ăn Thuốc Dùng Gừng Khô:

Rượu can khương: Gừng khô tán thành bột mịn 15g, rượu thường 60ml hâm nóng, thêm chút bột tiêu cùng cho uống. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân, đau tức vùng ngực, lạnh chi thể.

Cháo gừng nghệ: bột gừng 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 100g, cùng đem nấu cháo. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói tiêu chảy (có thể thêm chút đường).

Bánh bột bạch truật can khương: can khương 60g, bạch truật 120g, đại táo bỏ hạt 250g. Tán thành bột mịn, thêm ít hồ nước nhào thành bánh, đem hấp chín, cho ăn khi đói, cứ 2 ngày cho ăn 1 lần, dùng cho các bệnh nhân tiêu chảy do hư hàn.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Gừng:

Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…

Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.

Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.

Thảo Dược Vũ Gia Phân Phối Bột Gừng Nguyên Chất Hộp 300Gr – Hỗ Trợ Đổi Trả Miễn Phí

Bột gừng bán ở đâu

Bột Gừng Nguyên Chất Hộp 300Gr Giá: 90,000 Đ / Hộp 300Gr

Giao Hàng Nhanh - Thanh Toán Tại Nhà

Địa Chỉ Bán Bột Gừng Nguyên Chất Hộp 300Gr Uy Tín

Thảo Dược Vũ Gia Chuyên Phân Phối Bột Gừng Nguyên Chất

Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà – Hỗ Trợ Đổi Trả Miễn Phí

Văn Phòng Giao Dịch: Khu 1B, Thị Trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc, Hòa Bình

Showroom Tại Hà Nội: Số 18 LK10, Tổng Cục 5, Yên Xá, Tân Triều, Hà Nội

Showroom Tại Lào Cai: Thôn Lao Chải, Quan Thần Sán, Si Ma Cai, Lào Cai

GPKD: 02D8004717, Cấp Ngày: 17/05/2017

Hotline: 087.730.6886 – 087.740.6886 – 088.650.6886

Email:


Page 2