Rửa mắt bằng nước muối có tốt không

Nước muối sinh lý có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ đường hô hấp nhưng cần biết cách sử dụng nước muối sinh lý để có hiệu quả, tránh các tác hại khôn lường.

Tác dụng của nước muối sinh lý

Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi.

Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch…

Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn có tác dụng:

  • Dùng để rửa mắt;
  • Dùng để rửa mũi;
  • Dùng súc họng;

Rửa mắt bằng nước muối có tốt không

Nước muối sinh lý cần sử dụng đúng cách, đúng loại

Cách sử dụng nước muối sinh lý

Dưới đây là ba cách sử dụng nước muối sinh lý thường thấy và lưu ý.

Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt

Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu.

Lưu ý, cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Không được tự pha nước muối để nhỏ mắt.

Rửa mắt bằng nước muối có tốt không

Nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt

Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mũi

Dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng.

Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối sinh lý truyền tĩnh mạch hoặc dùng nước nhỏ mắt để rửa mũi. Cần lưu ý, thuốc dùng để nhỏ mắt có thể dùng để nhỏ mũi nhưng thuốc dùng để nhỏ mũi thì không dùng nhỏ mắt.

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bặm, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh.

Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.

Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi.

Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.

Rửa mắt bằng nước muối có tốt không

Nước muối sinh lý dùng để súc họng

Dùng để súc miệng – họng

Để thuận tiện có thể dùng muối ăn (NaCl): 1 thìa cà phê (5g) pha trong 1 cốc nước ấm vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Nếu dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng – họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng – họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.

Cách súc họng bằng nước muối sinh lý: Ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng kêu khà…khà…khà… sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, lại ngửa cổ há miệng kêu, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Mỗi lần làm 3 lượt.

Không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ để sạch các nhày, mủ (nếu có) trong họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn. Mỗi ngày nên thực hiện súc họng 1 – 3 lần./.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Sử dụng nước muối sinh lý là một trong những cách tốt nhất trong việc điều trị mụn trứng cá. Vậy công dụng của nước muối sinh lý như thế nào, và rửa mặt bằng nước muối sinh lý có bắt nắng không? 

Nước muối sinh lý có tốt không?

Nước muối sinh lý là một hỗn hợp gồm muối khoáng dạng hạt (10%) và nước tinh khiết (90%). Loại nước này có khả năng sát khuẩn cao, thường được dùng trong việc tẩy rửa vết thương hoặc súc miệng hàng ngày. Do có tính kháng khuẩn cao, nên nước muối sinh lý còn được dùng như một loại sữa rửa mặt trị mụn cực kỳ hiệu quả. 

Rửa mắt bằng nước muối có tốt không
Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn cao

Nước muối sinh lý giúp lấy đi toàn bộ bụi bẩn 

Nước muối sinh lý có khả năng bài trừ toàn bộ bụi bẩn, bã nhờn, và các tế bào chết một cách nhanh chóng, giúp se khít lỗ chân lông, mang lại cho bạn làn da trắng hồng rạng rỡ. 

Ngoài ra, nước muối sinh lý còn có tính sát khuẩn cao, góp phần hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mụn trên da. Đem lại cho bạn làn da mịn màng như thời niên thiếu.

Tinh thể muối tinh có khả năng kiềm dầu hiệu quả

Đối với các loại da mặt, đặc biệt là da dầu, thì vùng chữ T sẽ là vùng mà các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất trên tổng thể khuôn mặt. Vì vậy, việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp lấy đi toàn bộ dầu nhờn trên da. Ức chế sự bài tiết dầu thừa từ các tuyến bã nhờn. Mang lại cho bạn làn da sạch nhờn, và thông thoáng.

Làn da bị đen đi khi gặp ánh nắng hay không phụ thuộc rất lớn vào tốc độ, cũng như số lượng sản sinh melanin phía trong cơ thể. Đối với một số người có hàm lượng melanin thấp, họ sẽ có làn da trắng hơn so với những người có lượng melanin cao. Hay nói cách khác, làn da của bạn bị đen đi khi gặp ánh nắng mặt trời là so số lượng melanin có trong cơ thể của bạn.

Rửa mắt bằng nước muối có tốt không
Sử dụng nước muối đúng cách để hạn chế tình trạng ăn nắng

Ngoài ra, nếu thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu cũng sẽ dẫn đến tình trạng đen da, do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Khi đó, các sắc tố melanin sẽ hấp thụ, ức chế tia UV. Giúp cơ thể chống lại những tác hại của ánh nắng mặt trời một cách tốt nhất.

Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến da của chúng ta bị đen đi khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý sẽ lấy đi toàn bộ các lớp da chết trên cùng, để lộ ra lớp da non trẻ. Lớp da này không đủ khả năng chống lại sự tấn công bởi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Thế nên, cơ chế bảo vệ của cơ thể sẽ tự khởi động, đồng thời sản xuất ra một lượng melanin cần thiết. 

Do đó, để giữ tình trạng da ở mức tốt nhất, bạn nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối, và luôn bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài.

Những phương pháp sử dụng nước muối sinh lý hiệu quả

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có bắt nắng, tuy nhiên, nếu như bạn có những cách chống nắng phù hợp thì sẽ hạn chế tối đa được việc ăn nắng. Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý đúng cách còn đem lại những hiệu quả tuyệt vời.

Dùng nước muối sinh lý trị mụn đầu đen

Chỉ với 3 bước cơ bản, bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn những chiếc mụn đầu đen dai dẳng một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm thấm lên khuôn mặt để tạo độ ẩm cho da.

  • Bước 2: Dùng khoảng 20 - 30ml dung dịch muối sinh lý thoa lên da, massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút. 

  • Bước 3: Rửa sạch mặt với nước lạnh, và lau khô lại bằng khăn ẩm.

Tẩy tế bào chết

Muối tinh có tính kháng khuẩn và loại bỏ độc tố rất cao. Vì thế, việc sử dụng nước muối sinh lý tẩy da chết là một trong những cách tối ưu nhất, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa không làm kích ứng cho da.

Rửa mắt bằng nước muối có tốt không
Tẩy da chết với nước muối sinh lý

Cách thực hiện: Sau khi rửa sơ qua với nước, bạn lấy khoảng 25 - 30ml nước muối sinh lý, thoa đều lên mặt. Sau đó massage nhẹ nhàng theo hình vòng xoáy khoảng 3 - 5 phút, để loại sạch các tế bào chết trên bề mặt da. Cuối cùng, hãy rửa mặt với nước lạnh, và lau lại bằng khăn khô.

Nên thực hiện tẩy da chết 3 - 4 lần mỗi tuần. Các tinh thể muối sẽ kích thích các mạch máu lưu thông, đồng thời mang lại cho bạn làn da trắng hồng, rạng rỡ.

Điều trị mụn và ngăn ngừa sự tái tạo mụn mới

Việc điều trị mụn không phải là vấn đề đơn giản. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo phương pháp sau đây, biết đâu nó lại phù hợp với bạn. 

  • Bước 1: Trộn 1 thìa sữa chua không đường với 1/4 thìa nước muối sinh lý, thành hỗn hợp sánh mịn.

  • Bước 2: Thoa hỗn hợp vừa tạo nên da mặt, để trong khoảng từ 2 đến 3 phút.

  • Bước 3: Rửa mặt thật sạch với nước. Thực hiện 2 lần mỗi tuần.

Nước muối sinh lý cũng giống như nhiều nguyên liệu tự nhiên khác, vừa có ưu và nhược điểm. Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc: “Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có bắt nắng?”. Hy vọng rằng, qua đây, bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc da mặt.

Rửa mặt bằng nước muối có tác hại gì không?

Rửa mặt với nước muối rất an toàn cho da, không gây kích ứng. Hơn nữa, rửa mặt bằng nước muối còn giúp trị mụn và làm mờ vết thâm hiệu quả. Với đặc tính sát khuẩn cao, nước muối có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây mụn trên da. Bên cạnh đó, nước muối giúp cấp nước, giữ ẩm da, làm dịu những kích ứng, giảm nhờn,...

Nên rửa mặt bằng nước muối khi nào?

Nên rửa mặt bằng nước muối trước và sau khi nặn mụn. Muối loãng sẽ sát trùng và không nổi mụn thêm nữa. Bạn có thể kết hợp muối với một số nguyên liệu khác như: chanh, mật ong, sữa chua… để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Rửa mặt bằng nước muối như thế nào?

Bước 1: Rửa mặt sạch qua với nước. Bước 2: Dùng khăn bông mềm thấm khô nước trên mặt. Bước 3: Dùng bông gòn/bông tẩy trang thấm nước muối và xoa đều nhẹ nhàng lên da mặt, đặc biệt là những vùng da có nhiều mụn. Bước 4: Lặp lại bước trên với một miếng bông sạch khác.

Đắp mặt bằng muối có tác dụng gì?

Muối giúp bài trừ bụi bẩn, bã nhờn một cách rất hiệu quả. Bạn nên kiên trì sử dụng muối để rửa mặt sẽ giúp da sạch và se nhỏ lỗ chân lông. Cho một lượng vừa muối ăn nhỏ vào lòng bàn tay, đổ thêm chút nước ấm rồi thoa đều lên mặt và vùng cổ theo hình tròn. Đồng thời nó tính sát khuẩn, hạn chế nổi mụn ở da.