Rước Mình Thánh Chúa là gì

Thái độ sau khi rước Mình Thánh Chúa

Rước Mình Thánh Chúa là gì


Đây nhiệm tích vô cùng cao quý, nào chúng ta phục bái tôn thờ.
Và dấu tích ngàn xưa lưu ký, phải kính nhường nghi lễ mới đây.
Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.

Dâng về Chúa Cha và Con Chúa, lời tán dương mừng chúc vang hoà.

Cùng vinh phúc quyền uy danh giá, tựa khói trầm bay toả ngát hương.

Để tiến Chúa Thánh Linh nhân hậu, khúc tán dương cảm tạ suốt đời. 

- Kim Long, Đây Nhiệm Tích

Trong bảy phép Bí tích mà Giáo hội Công giáo thành lập thì Bí tích Mình Thánh Chúa được coi là cao trọng nhất, còn gọi là Bí tích Cực Thánh được cử hành trong Thánh lễ. Giáo dân tin rằng khi lãnh nhận bí tích này, họ được dự phần vào Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô và tham gia vào cuộc tế lễ của Người. Việc rước Mình Thánh Chúa được coi là linh thiêng nhất trong tất cả mọi cử chỉ, hành động, quyết định, hoạt động, hay chuyển động trong cuộc đời mọi người. Việc rước lễ còn vượt xa hơn tất cả vì được lãnh nhận Đức Giêsu, Đấng Cứu Chuộc Nhân Thế, vào tận chiều sâu của linh hồn người Công giáo.

Không ai trên trần gian này có thể so sánh việc Rước Lễ với bất kỳ việc làm nào khác. Suy niệm về điều này thì ngay cả toàn thể vũ trụ và các vật thể trong đó, bao gồm các ngôi sao, hành tinh, tinh vân, và các thiên hà; cũng như tất cả các vật liệu tự tái tạo hiện diện trong tất cả các sinh vật sống để cấu thành nhiễm sắc thể trên mặt đất cũng không thể sánh bằng việc chịu Mình Thánh Chúa.

Rước Mình Thánh Chúa là gì

Vì chịu Mình Thánh là rước chính Thiên Chúa vào lòng mà không phải là một biểu tượng mơ hồ hay trừu tượng gì cả. Vì Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả những tồn tại và mục đích của sự tồn tại. Vì lòng yêu thương Đức Chúa Trời đã dựng nên động vật, thực vật và mọi loài cho chúng ta. Thế nên nếu chúng ta đón nhận Ngài thì sẽ được hưởng vinh quang với Ngài suốt đời trên thiên quốc.

Qua lời thưa "Fiat" của Đức Trinh Nữ Maria mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở nên một phàm nhân đồng hình đồng dạng như chúng ta. Ngôi Hai Thiên Chúa đã khiêm tốn để trở thành Con Người. Ngài trở nên giống chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi. Chúa Giêsu sau khi chịu chết để chuộc tội trần gian, đã sống lại và đã về trời. Nhưng Ngài hứa vẫn ở lại với chúng ta từng ngày cho đến tận thế qua Bí Tích Thánh Thể (Mt 28: 20).

Thánh Thể thực là Bánh Hằng Sống, là chính Con Thiên Chúa. Thánh Thể thực sự là Mình, Máu, Linh hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô. Thậm chí một Thánh Thể nhỏ nhất - một nửa Thánh Thể, ngay cả một mảnh vụn của Thánh Thể - vẫn là Chúa Giêsu, Vua Vũ Trụ. Thế nên chúng ta phải bày tỏ thái độ như thế nào sau khi rước Mình Thánh Chúa. Dưới đây là những gợi ý:

Rước Mình Thánh Chúa là gì

1. Đức Tin

Làm thế nào cho đức tin của chúng ta không bị sói mòn hoặc giảm bớt theo thời gian. Chúa Giêsu vô cùng buồn khi đa số người Công giáo tỏ ra vô cảm sau khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Chúng ta cố gắng cầu nguyện với tâm tình sốt sắng: "Xin Chúa củng cố niềm tin cho chúng con. Xin cho đức tin của chúng con lớn lên, kết hoa và nở rộ cho đến ngày được Chúa gọi về."

2. Tạ Ơn

Trong Nhật ký của Thánh Faustina về Lòng Chúa Thương Xót, Chúa Giêsu phàn nàn rằng có những linh hồn tiếp nhận Ngài mà không có tình yêu. Họ xem Ngài như một món đồ. Chúa Giêsu nói rằng Người từ chối nhận lãnh hơn là tiếp nhận Người như một đồ vật và chỉ nhận như một thói quen, nhận một cách máy móc. Có rất nhiều lời nguyện để nhắc nhở việc tham dự Thánh Lễ cho thực sốt sắng. Đối với Linh mục, nên cử hành mỗi Thánh Lễ như là Thánh Lễ đầu tiên, Thánh Lễ cuối cùng và Thánh Lễ duy nhất. Cũng vậy, giáo dân nên ghi nhận lần Rước Lễ này là lần đầu tiên, lần cuối cùng và lần duy nhất.

3. Ăn năn tội

Là việc làm tích cực. Các thánh dạy rằng càng trong sạch và tinh khiết trong linh hồn thì ân sủng càng phong phú sau khi chịu Mình Thánh Chúa. Giáo hội giải thích: cửa kính bẩn sẽ ngăn không cho ánh sáng chiếu vào gian phòng. Tương tự như vậy, một linh hồn dơ bẩn và sầu não sẽ ngăn chặn sự hiện diện cách mạnh mẽ và dồi dào trong sự tràn ngập hoàn toàn Thiên Tính của Chúa Giêsu vào linh hồn người đó.

4. Bỏ Về Sớm

Có nhiều người về sớm thay vì nán lại để tỏ lòng tri ân, yêu mến, ngợi khen và chúc tụng Vua của các vua và Chúa của các chúa đã ngự vào lòng ta. Về sớm làm cho những người khác phiền lòng, làm xáo trộn thánh lễ và chia trí người chung quanh. Ra về sớm chẳng khác nào chúng ta bỏ rơi Chúa giữa bàn tiệc.

5. Tôn Kính

Lãnh tụ Môsê đã được lệnh tháo dép của mình ra trước bụi cây đang cháy mà đó chỉ là một biểu tượng của sự hiện diện Thánh Thể. Tiên tri Isaia kêu lên rằng ông đã bị ô uế giữa những người dơ bẩn. Ông cầu xin môi ông phải được tẩy sạch bằng than nóng. Sự tôn kính của chúng ta nên biểu tỏ trước Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Thánh Thể trong lòng chúng ta. Người không phải là một biểu tượng nhưng là một Thiên Chúa cụ thể.

Rước Mình Thánh Chúa là gì

6. Ý chỉ

Cha chủ tế thường có các ý chỉ cho mỗi Thánh Lễ. Điều này không ngăn cản chúng ta có ý chỉ riêng của mình. Hai đề nghị giúp sống Thánh Lễ một cách trọn vẹn hơn: 1) Dành Thánh Lễ cho một người đã chết có thể còn bị giam tại Luyện Ngục, để được giải thoát nhanh chóng hoặc ít nhất là giảm bớt nỗi đau khổ của người đó. 2) Sự trở lại của tội nhân: tất cả chúng ta đều có những thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những người dường như đã quên mất Chúa hoặc vì bất kỳ lý do nào đã tách rời khỏi Giáo hội. Hãy tham dự Thánh lễ để cầu nguyện cho họ trở lại. Những con chiên lạc bầy có thể trở về với đàn chiên nếu bạn cố gắng cầu nguyện cho họ.

7. Tham Dự Tích Cực

Trong Thánh Lễ, chúng ta không được mời gọi làm thính giả như đi xem một vở kịch hay một chương trình ca nhạc. Ngược lại, chúng ta được mời gọi tham gia đầy đủ, chủ động và có ý thức (Vatican II, Sacrosanctum Concilium, Hiến Chế Tín Lý về Phụng Vụ). Chúng ta được mời gọi lắng nghe và đáp lại Lời Chúa và ca hát hết tình trong việc ngợi khen và thờ phượng Chúa. Khi khác thì chúng ta được mời bước vào trong im lặng sâu xa, nơi chúng ta sẽ gặp gỡ Chúa qua việc Truyền Phép Thánh. Như Hiến Chế nhắc nhở: "Hãy im lặng và nhận biết Chúa đang hiện diện trên bàn thờ."

8. Nhờ Đức Mẹ Chuyển Lời Cầu

Sau khi chịu Mình Thánh Chúa, chúng ta nên khiêm tốn cầu xin Đức Trinh Nữ Maria hiệp dâng tạ ơn Chúa Giêsu đã ngự vào lòng. Đây là một chìa khóa để nâng cấp và cải tiến việc Rước Lễ của chúng ta. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã so sánh lời "Fiat" của Đức Trinh Nữ trong việc Thiên thần Truyền tin với lời thưa "Amen" của chúng ta khi nhận Mình Thánh Chúa. Kết quả thì giống nhau: Đức Mẹ tiếp nhận phôi thai vào cung lòng Mẹ cũng như chúng ta tiếp nhận Chúa Giêsu vào lòng mình. Sự tiếp nhận Thánh Thể vào lòng sẽ làm nên dấu ấn trong tim, trong trí và trong linh hồn chúng ta.

9. Tạ Ơn

Sau khi Rước Lễ, chúng ta nên dành thời giờ để tỏ lòng tri ân Chúa qua việc rước Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu vào lòng. Chúng ta hãy hiệp lời với Vua David mà ca ngợi: "Hãy cảm tạ Chúa vì Người nhân lành, và tình thương của Người tồn tại đến muôn đời." Thật vậy, Đức Chúa Trời vui mừng biết mấy khi Người thấy chúng ta dâng lời cảm tạ, tri ân và ngợi khen Người.

10. Làm Tông Đồ Thánh Thể

Vì bạn đã nhận được báu vật đại nhất trong đời. Báu vật có giá trị vô hạn để thúc đẩy bạn đem Chúa đến cho người khác và đưa người khác đến với Chúa. Hãy lấy Đức Mẹ làm gương. Sau khi thụ thai qua Lễ Truyền Tin, Mẹ đã vội vã đến thăm người em họ, bà Elisabeth. Tương tự như vậy, sau khi bạn đã nhận Chúa Giêsu và dành cho Ngài một sự tạ ơn xứng đáng, bây giờ là lúc trở thành Tông Đồ Thánh Thể để đưa Chúa đến với người khác. Hãy giảng dạy cho họ bằng gương bạn sống và bằng cách cư sử của bạn với người chung quanh. Mời gọi họ đến nhà thờ, xưng tội, tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa. Hãy trở thành một nhà truyền giáo. Bạn được mời gọi làm việc trong vườn nho với Chúa. Bạn được kêu gọi đi câu cá với Chúa để cứu các linh hồn. Một trong những công cụ hiệu quả nhất để cứu vớt các linh hồn cũng như giúp đỡ những con chiên lạc bầy là trở nên những Tông Đồ Thánh Thể.

Đức Tổng Giám Mục Fulton Seen diễn đạt điều này như sau: "Hãy đến và đi!" Trước hết, chúng ta đến để đón nhận Chúa Giêsu một cách nhiệt tình với đức tin và đức mến. Sau đó chúng ta ra đi để công bố tin mừng về Nước Chúa cho những người chung quanh.

Rước Mình Thánh Chúa là gì

Kết luận

Chúng ta nên tràn ngập niềm vui với lòng biết ơn về món quà cao quý nhất là được rước Mình và Máu Chúa Giêsu thực sự. Không có việc làm nào lớn hơn việc Rước Lễ. Cho nên chúng ta phải tạ ơn Chúa cách xứng đáng. Lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài sẽ ban cho chúng ta niềm vui to lớn: "Ai ăn Mình Ta và uống Máu Ta sẽ được sự sống đời đời và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết" (Jn 6: 54). Thiên đàng là của chúng ta nếu chúng ta tiếp nhận Chúa Giêsu với lòng nhiệt thành và tình yêu sốt mến.

Rước Mình Thánh Chúa là gì

References

·  Aquinas, Thomas. "Summa Theologiæ Article 2". New Advent. Retrieved 4 January 2017.

·  Council of Trent, Decree concerning the Most Holy Sacrament of the Eucharist, chapter IV and canon II

·  Council of Trent, Decree concerning the Most Holy Sacrament of the Eucharist, canon III

·  "Catechism of the Catholic Church". The Holy See. The Catholic Church. Retrieved 4 January 2017.

·  Mulcahy, O.P., Bernard. "The Holy Eucharist" (PDF). kofc.org. Knights of Columbus. Retrieved 4 January 2017.

·  Aquinas, Thomas. "Summa Theologiae, Question 77". New Advent. Kevin Knight. Retrieved 4 January 2017.

·  "Abrahamic, Mosaic, and Prophetic Foundations of the Eucharist". Inside the Vatican 16, no. 4 (2008): 102-105.

·  Runciman, Steven (1968). The Great Church in Captivity. Cambridge University Press. p. 90. ISBN 0-521-31310-4.

·  Matthew 26:26–29, Mark 14:22–25, Luke 22:19

·  Graves, J. R. (1928). What is It to Eat and Drink Unworthily. Baptist Sunday School Committee. OCLC 6323560.

·  Augsburg Confession, Article 10

·  F. L. Cross, ed., The Oxford Dictionary of the Christian Church, second edition, (Oxford: Oxford University Press, 1974), 340 sub loco.

·  J. T. Mueller, Christian Dogmatics: A Handbook of Doctrinal Theology, (St. Louis: CPH, 1934), 519; cf. also Erwin L. Lueker, Christian Cyclopedia, (St. Louis: CPH, 1975), under the entry "consubstantiation".

V070617