Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non

skkn một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.15 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Ở TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Đỗ Thị Thuý
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Trường-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2018

0


MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

1
1.1
1.2
1.3


1.4
1.5

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

1
2
2
2
2
2

2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3
3
3

3
3
4
5

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng việc tạo môi trường giáo dục ở trường mầm non
Thuận lợi
Khó khăn
Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Các biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Xuân Trường

1


2.3.1
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
2.3.2.3
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.5.1
2.3.5.2
2.3.6
2.4
3
3.1

3.2

Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá và xây dựng kế hoạch chỉ
đạo.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhân rộng xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường trong lớp
Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Tạo môi trường bên ngoài
Biện pháp 3: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất
Biện pháp 4: Phát động phong trào thi đua qua các ngày hội
ngày lễ.
Biện pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học
sinh, các lực lượng xã hội.
Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh.
Tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng xã hội.
Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với giáo viên và nhà trường:

5
7
9
10
13
17
18
18
18
18

19
19
20

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

20
20

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu của ngành học là trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi và hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị
cho trẻ bước vào trường phổ thông. Như Bác Hồ kính yêu đã nói” Giáo dục
mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Để đáp ứng với thời đại
mới hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng luôn đòi hỏi
cần đổi mới, hoàn thiện để góp phần đào tạo “Con người XHCN, những con
người năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt, hoà nhập với cái mới”
Chương trình giáo dục mầm non đã kế thừa những thành quả của giáo dục qua
các giai đoạn trước, được phát triển trên quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng
của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng tới sự phát triển toàn diện, và tạo
cơ hội cho trẻ phát triển. Nhằm thực hiện có hiệu Chương trình giáo dục mầm
non do Bộ GD &ĐT ban hành, thì phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm

trung tâm có vai trò hết sức quan trọng. Mà nội dung trọng tâm của việc giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm đó là phải xây dựng được môi trường giáo dục, đó là
môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ
phương tiện vật chất có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng,
đồ dùng, đồ chơi... Môi trường xã hội là các mối quan hệ, giao tiếp giữa cô và
trẻ, giữa trẻ với trẻ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách được tạo ra trong
quá trình tương tác. Muốn vậy, người làm công tác giáo dục ở bậc học mầm non
phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi
giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ
và thẩm mỹ để sau này các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp ở trường mầm non đẹp, phù
hợp, thân thiện làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. thu hút trẻ
đến trường, đến lớp, trẻ cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường lớp,
phát huy tối đa tính tích cực của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành
và phát triển toàn diện, là phương tiện, là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện về
thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo nền móng
vững chắc cho trẻ vào học lớp 1.
Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Việc thực hiện chưa thật
sự đi vào chiều sâu và đúng hướng. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa
đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, ngại sáng tạo nên hiệu quả thực hiện xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa cao.
Là một cán bộ quản lý ở một trường chuẩn quốc gia mức độ II, bản thân
tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào xây dựng môi trường giáo dục để trẻ
được hoạt động, được trải nghiệm một cách tích cực nhất, thoải mái nhất mang
lại hiệu quả cao nhất. Với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý
chỉ đạo thực hiện. Tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm: “ Một số biện pháp chỉ

3



đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non”
Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non, để đáp ứng
được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
+ Giúp giáo viên tạo môi trường “mở” mang tính kích thích, chú ý, tư duy
và tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động và trải nghiệm đa
dạng đạt hiệu quả.
+ Tạo cho trẻ cơ hội được “học bằng chơi, chơi mà học” bằng nhiều cách
khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
+ Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng
môi trường giáo dục cho trẻ góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây
dựng trường mầm non lấy lấy trẻ làm trung tâm”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt
hiệu quả cao tại trường mầm non Xuân Trường, huyện Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Áp dụng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
vào việc chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
tạo được môi trường giáo dục một cách khoa học, hợp lí sinh động, hấp dẫn.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Chúng ta có thể khẳng định rằng trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong

môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh
nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát
triển sau này của trẻ, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương
tiện, là điều kiện để trẻ phát triển toàn diện. Thu hút được sự quan tâm của các
bậc phụ huynh và xã hội.
Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: khẳng định: “chương trình giáo dục mầm
non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng
dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này
sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát
triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao
tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm tới
trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những
trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả
năng tự học”.

4


Từ đó ta có thể thấy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm là thực sự quan trọng và cần thiết. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố
trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to
lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu
nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Môi trường giao tiếp cởi mở với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ
được chia sẻ, giải bày, nguyện vọng, mong ước với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà
cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hoạt
động cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn, thích đến
trường lớp, đúng với phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Thuận lợi:

Trường MN Xuân Trường được thành lập tháng 9 năm 1995, có tổng diện
tích 3500m2. Nhà trường có 27 cán bộ, giáo viên và nhân viên, có 9 nhóm lớp
với 245 trẻ. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đạt nhiều
thành tích cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đạt nhiều giải
cao trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Nhà trường luôn thực hiện tốt các
phong trào thi đua của ngành, của công đoàn và địa phương.
Năm 2015 trường đã được UBND tỉnh tặng cờ thi đua là đơn vị dẫn đầu
toàn ngành, năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đơn vị hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. và nhiều năm liên tục được UBND tỉnh, sở
giáo dục và đạo tạo tặng Bằng khen, Giấy khen.
Chi bộ Đảng luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh Xuất sắc.
Tổ chức Công đoàn đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc, được Tổng Liên
Đoàn Lao động Việt Nam Tặng bằng khen.
Trong những năm vừa qua trường đã không ngừng phấn đấu nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường đã làm tốt các công tác
tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục được phụ huynh tin yêu, ủng hộ mọi
hoạt động của nhà trường, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của sự nghiệp
giáo dục nói chung. của ngành giáo dục mầm non nói riêng,
Năm 2015 trường đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận trường mầm
non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, nhiệt tình, tâm huyết với
nghề, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn 100%; đa số giáo viên còn trẻ,
khoẻ, có đủ trình độ và năng lực tiếp cận kiến thức mới, và ứng dụng khoa học
công nghệ.
Cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi của nhà trường tương đối
đầy đủ và hiện đại.
Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 83%. 100% trẻ đến trường đi học chuyên cần
và ăn bán trú tại trường.
Công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện thường xuyên và đạt được
kết quả cao. Công tác kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc

chăm sóc giáo dục trẻ được phát huy và phối hợp chặt chẽ.

5


2.2.2. Khó khăn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã được đầu tư song vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc
tổ chức các hoạt động trong lớp học và ngoài lớp học co trẻ.
Một số trẻ chưa thực sự được gia đình quan tâm chăm sóc theo nhu cầu
lứa tuổi nên kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế.
2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, là một
chuyên đề mới được triển khai và đi vào thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Để xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực
tế của nhà trường, bản thân tôi là người hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện
chuyên đề, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng của nhà trường:
- Về môi trường vật chất
+ Đánh giá việc sắp xếp, bố trí, tạo môi trường và sử dụng môi trường của
từng nhóm, lớp, cảnh quan môi trường bên ngoài của nhà trường (từ phòng học,
sân chơi, vườn rau, vườn hoa, cây cảnh...)
- Môi trường xã hội
+ Đánh giá các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với
nhau, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa trẻ với cha mẹ, giữa trẻ với giáo viên,
giữa trẻ với trẻ, quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm của trẻ với môi trường
giáo dục.
Qua khảo sát thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục của trường tôi
nhận thấy chưa đem lại hiệu quả, cụ thể khảo sát như sau:
2.2.4. Kết quả của thực trạng
Bảng khảo sát giáo viên

Tổng số Mức độ đạt được
giáo
S
viên
Tiêu chí khảo sát
TT
được
Tốt Khá TB
Yếu
khảo
sát
Đổi mới hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ và đánh giá sự phát
1
18
27% 40% 33%
0
triển của trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Sáng tạo trong việc thiết lập
2
môi trường giáo dục lấy trẻ làm 18
30% 43% 27%
0
trung tâm phù hợp với chủ đề.
Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai
3
thác và sử dụng môi trường 18
25% 43% 32%
0

giáo dục có hiệu quả.
Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ
4
18
27% 45% 23%
hết khả năng của riêng mình.
6


Bảng khảo sát trẻ
S
TT

Tiêu chí khảo sát

Tổng số
trẻ
được
khảo sát Tốt

Mức độ đạt được
Đạt
Khá

TB

Chưa
đạt

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia

vào việc thiết lập môi trường
1 giáo dục cùng với cô giáo và 245
các bạn.

26% 23%

34%

17%

Trẻ chủ động tham gia vào các
hoạt động học tập, vui chơi
2 theo quan điểm giáo dục lấy trẻ 245
làm trung tâm.

20% 24%

38%

18%

Trẻ thể hiện mối quan hệ thân
3 thiện với cô giáo, với các bạn 245
và môi trường xung quanh.

25% 38%

29%

8%


Từ thực trạng trên của trường bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện trong 1
năm qua song còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo, chưa mang lại hiệu
quả cao. Vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp chỉ đạo để giáo viên nắm vững về
“xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, như sau:
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm tại trường mầm non:
2.3.1. Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá cụ thể từng vị trí, từng góc hoạt
động, xác định từng nội dung, tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện.
Từ hạn chế của thực trạng tôi nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tồn tại,
cụ thể, hoạch định công việc rõ ràng, phân bố môi trường hợp lý, triển khai cho
giáo viên thực hiện.
Thứ nhất: Khảo sát đánh giá thực tế môi trường
Trước tiên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng môi trường bên trong lớp
học, môi trường bên ngoài lớp học, môi trường ngoài trời.
- Môi trường vật chất:
+ Đối với môi trường trong lớp:
Khảo sát cách sắp xếp, trang trí, sử dụng môi trường, và học liệu mở của
từng nhóm lớp.
+ Đối với môi trường ngoài lớp:
Khảo sát đánh giá từng vị trí, từng khu vực, bố trí phù hợp với từng nội
dung, đảm bảo khoa học, hợp lý, mang tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao, tránh
chồng chéo, rối mắt. lộn xộn…
- Môi trường xã hội
7


+ Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, tương

tác giữa, giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa
giáo viên với phụ huynh, giữa trẻ với phụ huynh.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch triển khai chỉ đạo giáo viên thực hiện
Từ kế hoạch chung của giai đoạn 2016-2020, và qua khảo sát thực tế tôi
thấy việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một phương tiện giáo
dục hữu hiệu mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.
Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch khả thi phù hợp với thực tế của nhà
trường, và địa phương. Sau khi đã có kế hoạch cụ thể khả thi, tôi tổ chức triển
khai kế hoạch đến từng giáo viên nhằm giúp cho giáo viên nắm bắt được kiến
thức cơ bản của việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có hiệu quả.
Sau đó tôi cho toàn bộ giáo viên nghiên cứu kế hoạch, và chỉ đạo giáo
viên xây dựng kế hoạch theo từng nhóm và tạo môi trường phù hợp với từng chủ
điểm, từng độ tuổi.
Thứ 3: Tổ chức thực hành theo nhóm
Sau khi nắm vững kiến thức tôi tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao
đổi, đưa ra ý tưởng mới những đề xuất, kiến nghị và khó khăn khi thực hiện tạo
môi trường tại nhóm lớp của mình.
Thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo nhóm
+ Những nội dung đã được chuẩn bị sẵn, các nhóm tạo môi trường cho
theo nội dung ở các nhóm lớp và ngoài trời.
Đối với môi trường trong lớp học: Các nhóm làm tranh và bảng biểu di
động trong lớp; sáng tạo đồ dùng đồ chơi mở cho các góc hoạt động.
Đối với môi trường ngoài lớp học như: Xây dựng góc thiên nhiên, góc
vận động tạo cảnh quan môi trường phong trú để trẻ hoạt động một cách hứng
thú, tích cực nhất.
- Sau khi hoàn thành các nhóm trình bày ý tưởng, cách khai thác và sử
dụng sản phẩm mà mình vừa tạo ra, để mọi người được học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau. các nhóm đã thực hiện rất tốt việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
Từ việc làm này tôi thấy việc tạo và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây.

Thứ 4: Tạo môi trường điểm theo chủ điểm, tại lớp mẫu giáo lớn A1
Sau khi được tiếp thu và thực hành kế hoạch, tôi chỉ đạo giáo viên xây
dựng tạo môi trường tại lớp điểm, và ngoài trời.
+ Đối với môi trường trong lớp học
Trong quá trình giáo viên thực hiện tôi đã trực tiếp quan sát, chỉ đạo
hướng dẫn giáo viên việc thiết kế, bố trí các góc hoạt động hợp lí, khoa học. Tạo
không gian trong lớp học rộng rãi không còn bị tù túng, chật chội như trước nữa.
Trẻ đi lại giao tiếp với nhau trong khi hoạt động, tự tin, thoải mái, tham gia một
cách chủ động tích cực các hoạt động.
- Hướng dẫn giáo viên cho trẻ thực hành khai thác có hiệu quả môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của lớp.

8


+ Đối với môi trường ngoài lớp học: Tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên
cách bố trí, sắp đặt, theo từng khu vực sao cho đẹp mắt, có tính khoa học và đặc
biệt là thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giúp giáo viên
vừa tổ chức cho trẻ hoạt động vừa quan sát, bao quát được trẻ một cách tốt nhất.
2.3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhân rộng xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Sau khi thí điểm thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở lớp mẫu giáo lớn, tôi nhận thấy hiệu quả khả quan cần phải được
nhân rộng thực hiện ở từng độ tuổi khác nhau phù hợp, theo từng nội dung của
chủ đề. Để tổ chức cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành nhân rộng đại trà các nhóm lớp
trong nhà trường.
Để đạt hiệu quả tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện dựa trên các tiêu chí:
+ Đảm bảo an toàn về mặt tâm lí cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao
tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người

xung quanh.
+ Giáo viên là người thể hiện hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của mình với
trẻ và mọi người xung quanh một cách mẫu mực để trẻ noi theo.
+ Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp và ngoài lớp là nguyên vật liệu sẵn
có ở địa phương, mang tính mở, đáp ứng được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ,
tạo điều kiện để tất cả mọi trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với
điều kiện của nhà trường.
+ Đối với môi trường trong lớp học được tận dụng không gian để trẻ hoạt
động một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động mang tính mở
giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải
nghiệm.
+ Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động để giúp trẻ trải
nghiệm, khám phá sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện.
Ví dụ: Đối với chủ đề thế giới thực vật:
Đây là một chủ đề rất đa dạng về đối tượng, sinh động và hấp dẫn do đó
trước khi thực hiện, tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu, phế thải tận
dụng như: vỏ quả, vỏ lạc, chiếu rách, giấy gói hoa, vỏ hộp sữa chua, băng tua,
mạt cưa, hộp cứng, sách báo cũ, len cũ, giấy lau tay, giấy xốp, vỏ đậu xanh….
Khi đã sưu tầm được nguyên vật liệu, tôi hướng dẫn giáo viên tạo góc mở
cho trẻ hoạt động như: làm các luống hoa, luống rau từ giấy gói hoa, xốp và giấy
lau tay, làm dàn cây dây leo từ vỏ chai và len cũ, sử dụng hộp sữa để làm chậu
cây, hàng rào...để minh hoạ cho các bài thơ, câu chuyện và sử dụng trong các
góc hoạt động tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động.
Ngoài ra hướng dẫn giáo viên ươm các loại hạt và cho trẻ quan sát sự
phát triển của cây từ hạt, phân biệt các loại cây khác nhau phong phú, đa dạng,
kích thích trẻ hứng thú quan sát những sự thay đổi theo ngày, theo mùa của các
lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây này và cây

9



khác, cây hoa với cây ăn quả, cây bóng mát... Từ đó hình thành cho trẻ một số
kỹ năng trong việc chăm sóc cây như: tưới nước, nhổ cỏ, xới đất cho cây, trồng
cây... Với những cách làm tuy đơn giản như vậy nhưng sẽ tạo điều kiện cho hoạt
động của cô và trẻ đa dạng, hấp dẫn hơn nhiều. Cũng thông qua những hoạt
động này giúp cho trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường sống, và luôn có ý thức
bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

Mảng chủ đề chính chủ đề “thế giới thực vật”
2.3.2.1. Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường trong lớp
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các nhóm lớp
phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cao, phải hợp vệ sinh cho trẻ, khuyến khích
sử dụng các sản phẩm tự làm bằng nguyên vật liệu phế thải.
Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng các góc hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt
động trong các góc một cách khoa học, hợp lý để giáo viên có thể kiểm soát, bao
quát được hết trẻ, trẻ có được nhiều lựa chọn thực hiện theo ý thích, hứng thú
của mình
Hình ảnh tạo môi trường trong lớp học
Đối với hoạt động góc, tôi chỉ đạo giáo viên bố trí sắp xếp góc động gần
nhau, góc tĩnh gần nhau. Tránh khi chơi gây tiếng ồn ảnh hưởng đến nhau (góc
xây dựng; góc phân vai) không xếp gần với góc cần yên tĩnh (Góc học tập). Việc
bố trí các góc hoạt động phải thuận tiện cho trẻ đi lại không ảnh hưởng đến góc
chơi khác:
2.3.2.2. Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ.
+ Bên cạnh việc tạo môi trường, hoạt động trải nghiệm của trẻ hết sức
quan trọng, tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động, điều khiển,
hỗ trợ trẻ đúng lúc, không làm thay trẻ mà khuyến khích trẻ tích cực tương tác
10



giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với đồ dùng, học liệu, đảm bảo khai thác một cách
triệt để đồ dùng, học liệu. Việc tổ chức hoạt động cho trẻ có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội,
khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ.
Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các góc hoạt động, giáo viên phải
cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Bởi vì, một môi
trường vật chất dù được xây dựng phong phú, nhưng chỉ để trưng bày cho đẹp
mắt, không cho trẻ hoạt động thì môi trường đó không giúp ích được gì cho trẻ.
Do đó, giáo viên phải khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp.
Trong quá trình hoạt động giáo viên phải chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý
thích cá nhân, không áp đặt trẻ để trẻ được tự do trải nghiệm.
Từ việc chỉ đạo tại các lớp điểm tôi cho nhân rộng đại trà trong toàn
trường, các nhóm lớp đã xây dựng và thiết lập được môi trường giáo dục một
cách phong phú, đa dạng, hấp dẫn và an toàn đối với trẻ.
Hình ảnh một giờ hoạt động chung của trẻ
Hình ảnh hoạt động góc của trẻ
2.3.2.3. Tạo môi trường bên ngoài
Môi trường hoạt động cho trẻ ngoài lớp học hết sức quan trọng, ngoài môi
trường hoạt động trong lớp. Trẻ cần môi trường ngoài trời hấp dẫn an toàn, sạch
sẽ với nhiều cơ hội giúp trẻ tìm tòi sáng tạo khi trẻ học và chơi. Môi trường
ngoài trời nên được thiết kế đẹp và thu hút trẻ, có cây xanh khu vực chơi và đồ
chơi ngoài trời các hoạt động giao tiếp bên ngoài lớp học.
+ Môi trường giáo dục bên ngoài là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã
hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Môi
trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của
trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như lốp xe máy, xe đạp,
xe tô, các loại tre, luồng, rơm rạ, vỏ lon bia, cành cây khô, lá cây….. tôi đã chỉ
đạo giáo viên xây dựng môi trường bên ngoài sinh động và hấp dẫn trẻ.

Hình ảnh trẻ thực hiện trãi nghiệm ở sân vận động
Sân vận động: Bằng lốp xe tô, lốp xe máy, gỗ vụn, dây thừng tạo thành
cổng chui xích đu, cầu khỉ… để trẻ được chơi các trò chơi vận động, các trò chơi
dân gian, được thử tính kiên trì gan dạ, dũng cảm khi đi trên cầu khỉ, tính kỹ luật
khi chơi đá bóng …
Vườn rau của bé: Bằng các lon bia, lốp xe đạp tạo thành hình các con
vật, bông hoa,… để trẻ trồng rau, tạo cảnh vườn rau sinh động và hấp dẫn, giúp
trẻ hứng thú với hoạt động.
Hính ảnh bé chăm sóc vườn rau

11


Góc thiên nhiên: Bằng lốp xe tô, lốp xe máy cắt tạo thành các con vật
nuôi trong gia đình như con gà, con vịt, con thiên nga…. Các mảnh gỗ, những
chiếc ủng rách tạo thành các chậu trồng hoa ngộ nghĩnh đáng yêu, giúp cho trẻ
hứng thú mỗi khi hoạt động với môi trường thiên nhiên
Góc dân gian: Trò chơi dân gian một sân chơi vui nhộn hấp dẫn. Tạo cho
trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo và linh hoạt. Bằng những nan tre, viên sỏi, rơm rạ,
dây thừng, bẹ ngô….tạo thành cho trẻ những đồ chơi để trẻ được chơi nhiều trò
chơi mà trẻ thích như: ô ăn quan, đánh sẻ, kéo co, mèo đuổi chuột,vvv...
Trò múa dân gian Xuân Phả được trẻ thể hiện qua 5 điệu múa, Hoa lang,
Tú Huần, Ai lao, Chiêm Thành và Ngô Quốc. Trò múa dân gian Xuân Phả được
vua Đinh Tiên Hoàng ban tặng cho làng Xuân Phả cách đây hơn 1000 năm. Năm
2016 Trò Xuân phả đã được Nhà nước công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể
cấp Quốc gia. Lễ hội Trò múa Xuân Phả được diễn ra vào ngày mồng 9 và mồng
10 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trò
múa Xuân Phả. Trường mầm non chúng tôi đã đưa vào dạy cho trẻ Trò múa
Xuân Phả qua các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Qua trò múa dân

gian này nhằm giúp trẻ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngay từ khi
còn học ở trường mầm non.

Hình ảnh trẻ thể hiện 5 nước Trò Xuân Phả tại góc dân gian
2.3.3. Biện pháp 3: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất
Đối với trẻ mầm non, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, là
công cụ, là phương tiện hoạt động giáo dục không thể tách rời để giáo dục trẻ
một cách có hiệu quả. Vì vậy công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ
sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng.
Bản thân tôi đã tham mưu với lãnh đạo địa phương, huy động sự hỗ trợ
của phụ huynh, các nhà hảo tâm đã sửa chữa, quy hoạch lại vườn trường, vườn
hoa, khu vui chơi, khu vực hoạt động ngoài trời, sân vận động, vườn cổ tích, để
tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.

2.3.4. Biện pháp 4: Phát động phong trào thi đua qua các ngày hội
ngày lễ.

12


Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo nội dung các
phong trào thi đua và theo chủ đề được bản thân tôi đặc biệt quan tâm. Đây là
một nội dung được giáo viên trong nhà trường tích cực hưởng ứng và nhiệt tình
tham gia. Bởi vì việc phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua chào
mừng các ngày lễ lớn trong năm là cơ hội để giáo viên trong trường được thể
hiện khả năng, năng lực chuyên môn của mình. Chính vì vậy trong năm học này
tôi đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phát động phong trào
thi đua như:
- Phong trào sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi nhân ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11. Qua đợt phát động phong trào thi đua, chúng tôi đều cho các cá

nhân, tập thể được nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của nhau và nhà
trường tổ chức trao giải cho những cá nhân, tập thể đạt được thành tích cao.
2.3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh,
các lực lượng xã hội.
2.3.5.1. Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh.
Để công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt được
hiệu quả cao thì chúng ta không thể nhắc đến một bộ phận quan trọng quyết định
đến sự phát triển của nhà trường ngày hôm nay, đó là hội cha mẹ học sinh.
Thông qua các buổi họp phụ huynh, các hội thi, thông qua hệ thống bảng
biểu và những buổi gặp gỡ, nói chuyện với hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã
tuyên truyền rộng rãi đến cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc thiết lập
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó giúp cha mẹ học sinh hiểu
được đặc điểm phát triển của con mình, biết được con cần gì? Nhu cầu hoạt
động và vui chơi của con như thế nào? Cần phải kết hợp với cô giáo những gì để
con có được môi trường hoạt động thân thiện, an toàn, giúp trẻ phát triển toàn
diện.
Ngoài việc chia sẻ với giáo viên về cách thức, về phương pháp giáo dục
trẻ, cha mẹ học sinh còn ủng hộ về vật chất để cải tạo sân trường; mua sắm đồ
dùng, đồ chơi, ủng hộ nguyên vật liệu, để giáo viên và học sinh thiết kế, sáng tạo
ra đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
2.3.5.2. Tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng xã hội.
Việc tuyên truyền và phối kết hợp với các lực lượng xã hội là việc làm mà
ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, cụ thể như sau: Tuyên truyền về
tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm qua
việc tổ chức các cấp.
Thông qua các hội thi này để các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội
và cộng đồng dân cư thấy được vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm cũng như hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm
non. Từ công tác tuyên truyền này mà cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về bậc học
mầm non và có những chia sẻ đối với giáo viên và nhà trường trong công tác

phối kết hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.

13


Hình ảnh bé tham gia hoạt động trãi nghiệm tại Hội chợ quê
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên là việc làm
thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác quản lý chỉ
đạo. Ngoài việc thường xuyên đôn đốc giáo viên thiết lập môi trường cho trẻ
trong các hoạt động hàng ngày. Để làm tốt công tác này bản thân tôi phải có sự
đánh giá một cách công bằng, khách quan và khoa học, phải chỉ ra được mặt tích
cực và mặt hạn chế của từng giáo viên,từ đó phát huy hơn nữa những mặt tích
cực mà giáo viên đã làm được và hạn chế tối thiểu những nhược điểm mà giáo
viên còn vướng mắc, góp phần vào việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm đạt hiệu quả cao nhất.
Hình ảnh bé thực hiện nghề truyền thống tương Xuân phả
Hình ảnh hoạt động của trẻ ở góc chơi ngoài lớp học
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với giáo viên và nhà trường:
Bằng việc sử dụng những biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non một cách linh hoạt,
sáng tạo, trong năm học 2017-2018 công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm đã thu được kết quả khả quan như sau:
2.4.1. Đối với nhà trường
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học ngày càng phong
phú, đa dạng và hấp dẫn hơn đối với trẻ.
Tạo được sự tin cậy của phụ huynh học sinh, của các cấp lãnh đạo, của
nhân dân trong xã.
Tỷ lệ huy động trẻ đến trường cao hơn, trẻ chuyên cần đi học, hứng thú

trong các hoạt động
Tham dự hội thi cấp huyện đạt giải Nhất
Tham dự hội thi cấp tỉnh đạt giải Ba
2.4.2. Đối với giáo viên:
Để thực hiện tốt việc xây dựng, thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, mỗi cán bộ, giáo viên đã không ngừng nổ lực nghiên cứu, suy nghĩ,
tìm tòi, sáng tạo, học hỏi những kiến thức về văn hoá cũng như trau dồi thêm kĩ
năng sư phạm để đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngoài ra trong quá trình cùng
trẻ thực hiện nhiệm vụ, sự gắn bó giữa cô với trẻ càng thêm khăng khít, trẻ yêu
mến cô giáo và tích cực hợp tác với cô để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Bản thân đã truyền đạt cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản
trong việc xây dựng và khai thác môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích
cực, nhờ đó đã kích thích sự say mê sáng tạo của giáo viên, giúp giáo viên hăng
say hơn trong việc thiết lập môi trường, phương tiện phục vụ cho hoạt động của

14


trẻ. Vì vậy mà, quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp, giữa giáo viên với cha
mẹ học sinh càng thêm gắn bó, gần gũi và thân thiện hơn.
Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng các biện pháp
của sáng kiến:
STT

Tiêu chí khảo sát

Tổng số
giáo viên
được khảo
sát


Mức độ đạt được
Tốt

Khá

TB

Yếu

Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ và đánh giá sự phát triển của
1
18
10
6
2
0
trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.
Sáng tạo trong việc thiết lập môi
2 trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
18
10
8
0
0
phù hợp với chủ đề.
Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai thác và
3 sử dụng môi trường giáo dục có hiệu

18
9
6
2
0
quả.
Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết
18
10
6
2
0
4
khả năng của riêng mình
2.4.3. Đối với trẻ:
- Hầu hết các trẻ đều rất hứng thú tham gia vào các hoạt động xây dựng
môi trường giáo dục.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin nói lên suy nghĩ, ý định của mình khi tham gia
tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với các bạn và giữa trẻ với đồ dùng, học liệu
trong quá trình hoạt động.
- Trẻ ngày càng bộc lộ rõ sự say mê, chăm chú vào các đối tượng mà trẻ
được trực tiếp tạo ra, cũng từ đó mà trẻ phát triển về mọi mặt như ngôn ngữ, tư
duy, tình cảm xã hội, các kĩ năng cần thiết khác…
- Trẻ gần gũi, thân thiện hơn với cô giáo, với các bạn và đặc biệt là với
môi trường xung quanh.
Bảng khảo sát mức độ đạt được của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp
của sáng kiến kinh nghiệm:
STT

1


2

Tiêu chí khảo sát

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào
việc thiết lập môi trường giáo dục
cùng với cô giáo và các bạn.
Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập, vui chơi theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Tốt

Mức độ đạt được
Đạt
Chưa
đạt
Khá TB

245

51
%

44
%

5%


0

245

47
%

45
%

8%

0

Tổng số
trẻ được
khảo sát

15


3

Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện
với cô giáo, với các bạn và môi trường
xung quanh.

245

49

%

44
%

7%

0

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Từ thực tiễn công tác quản lý chỉ đạo, kết hợp với những biện pháp đã áp
dụng trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã chỉ đạo cho giáo viên ở các nhóm lớp
trong trường mầm non thị trấn Bến Sung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và giáo dục mầm non trong huyện nhà
nói chung.
- Giáo viên hiểu rõ hơn về môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và
tầm quan trọng của việc xây dựng, thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động; Chủ
động hơn trong cách bố trí, sắp xếp, thay đổi, tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho trẻ, thu
hút trẻ vào các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
- Trẻ chủ động, tích cực và hứng thú tham gia vào các hoạt động, đặc biệt
là các hoạt động vận động bằng thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức
khác nhau, giúp cho quá trình tiếp thu tri thức của trẻ được dễ dàng hơn, trẻ phát
triển một cách toàn diện hơn.
3.2. Kiến nghị
- Các cấp, các ngành có thẩm quyền quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm
non, bổ sung trang thiết bị hiện đại cho nhà trường để góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo

dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cũng như chất lượng giáo dục trẻ
tại trường mầm non. Rất mong được sự nhận xét, góp ý của hội đồng khoa học
các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn và ứng dụng rộng rãi hơn.
XÁC NHẬN CỦATHỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, Ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:.................................................................................................
Chức vụ và đơn vị công tác:.................................................................................,

TT

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại

xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

1.
2.
3.
4.
5.
...
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.

17



skkn biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao tại trường MN thị trấn bến sung, như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ
TRẤN BẾN SUNG, HUYỆN NHƯ THANH.

Người thực hiện: Lê Thị Thảo
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN TT Bến Sung
Huyện: Như Thanh – Tỉnh: Thanh Hóa.
Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
MỤC

I
1
2
3
4
5
II


NỘI DUNG

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1
2

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở trường mầm non TT Bến Sung
2.1 Thuận lợi
2.2 Khó khăn
2.3 Kết quả, hiệu quả của thực trạng
3
Các giải pháp, biện pháp thực hiện xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị trấn
Bến Sung
3.1
Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm và xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
3.2 Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.
3.2.1 Triển khai nội dung chuyên đề đến đội ngũ cán bộ giáo viên
trong nhà trường.

3.2.2 Chỉ đạo thí điểm thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
3.3 Biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
3.4 Biện pháp phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để chào mừng các ngày lễ lớn
theo nội dung từng chủ đề.
3.5 Biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của giáo viên trong việc
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
3.6 Biện pháp tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các
lực lượng xã hội để xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm.
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với giáo viên và nhà trường
III
1
2

TRANG

2
2
3
3
3
4
4
4
5
5

5
6
7
7
8
8
9
12
13
14
15
17
18

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

18
19
20
2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của đất nước.
Trẻ em được ví như những chồi non mới nhú của cây. Để chồi non được lớn
lên khỏe mạnh rất cần được bàn tay chăm sóc của con người, cây mới trưởng

thành đơm hoa kết trái được tốt. Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho các em nhỏ
tình thương yêu và quan tâm đặc biệt, với Bác trẻ em là những mầm non,
những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây
mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi
dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” [1]. Trong Di chúc
thiêng liêng trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Thấm nhuần lời dạy của Bác
Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ.
Nghị quyết TW 2 Khoá VIII đã khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội” [2], vì thế bắt buộc những người làm công tác giáo dục
cần phải trang bị cho mình vốn tri thức vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ,
về khoa học - kỹ thuật, về hiểu biết xã hội, tạo lập cho con đường sự nghiệp
giáo dục của mình góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước mà cụ thể hơn là góp phần vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ - thế
hệ tương lai của gia đình, của đất nước và của toàn xã hội.
Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm
thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi
với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và
học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách
tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi
trường xung quanh...Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện
chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả
hệ thống giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng (Nghị
quyết TW 8 khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một
môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút sự chú ý
của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ

chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích
cực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có
liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là môi trường vật chất và môi trường
xã hội.
Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong
nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ
dùng, đồ chơi...
Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát
triển nhân cách, hay nói cách khác môi trường xã hội chính là bầu không khí
3


giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, nó được tạo ra trong quá trình tương
tác.
Vì thế đối với trẻ mầm non, việc thiết lập, xây dựng và khai thác có hiệu
quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một trong những
nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện của trẻ.
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mỗi đơn vị, mỗi giáo viên
thực hiện theo cách thức và quan điểm riêng của mình cho nên việc thực hiện
chưa thật sự đi vào chiều sâu và đúng hướng. Mặt khác, vẫn còn một số giáo
viên mầm non chưa đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, còn ngại đổi mới, ngại sáng tạo
nên hiệu quả thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
chưa cao.
Là một cán bộ quản lý, hàng ngày trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn của mình nên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải
xây dựng môi trường giáo dục như thế nào để trẻ được hoạt động một cách
trung tâm nhất, tích cực nhất, thoải mái nhất mà lại đạt được hiệu quả cao nhất
luôn là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan tâm. Vì vậy trong năm học 20162017 tôi đã nghiên cứu đề tài: “Biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi

trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao tại trường mầm non thị
trấn Bến Sung, huyện Như Thanh”, phát triển từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm
năm học 2008 – 2009 và bước đầu thu được kết quả khả quan.
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực
về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục
mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ
thể của nhóm, lớp và địa phương.
+ Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trường giáo dục mang
tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ,
thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.
+ Tạo cho trẻ cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp
với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
+ Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống
nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm
non góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy
lấy trẻ làm trung tâm”.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm đạt hiệu quả cao tại trường mầm non thị trấn Bến Sung, huyện Như
Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của
giáo viên.
4


+ Quan sát quá trình tham gia xây dựng môi trường giáo dục và hoạt động của
học sinh.

- Phương pháp đàm thoại.
+ Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh.
+ Giảng giải qua chuyên đề và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn
- Phương pháp thực hành.
+ Thực hành trực tiếp tại các nhóm lớp.
+ Thực hành qua các đợt triển khai chuyên đề, các đợt phát động thi đua.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm so với đề tài năm học 20082009:
- Áp dụng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” vào
để chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Linh hoạt, sáng tạo trong các biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Bổ sung, sắp xếp các biện pháp; các chỉ tiêu khảo sát một cách khoa học, hợp
lí.
- Dẫn chứng phong phú, đa dạng, hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố môi trường có tính chất quyết
định đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được sống
và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ
mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền
móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Đối với nhà giáo dục, việc
xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ
phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội,
quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các
bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi
của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.
Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt
Nam cho rằng: “cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm
trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ

động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề ở trẻ” [3].
Tiến sĩ cũng khẳng định: chương trình giáo dục mầm non tốt là một
chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên
hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo
cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển
trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã
hội của trẻ. Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ
"học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải
nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng
tự học [3].

5


Như vậy có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm là thực sự quan trọng và cần thiết. Nó được ví như người giáo viên thứ hai
trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và
hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát
triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và
học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối
với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng
hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao
tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi
trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ
hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động
cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
2. Thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm ở trường mầm non thị trấn Bến Sung.
2.1. Thuận lợi:

- Trường mầm non thị trấn Bến Sung được quy hoạch và xây dựng ở
trung tâm huyện Như Thanh, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các
ngành nên từ khi thành lập đến nay trường luôn là đơn vị dẫn đầu trong mọi
hoạt động của Bậc học mầm non trong toàn huyện.
- Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, nhiệt huyết với nghề,
có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn 100%; đa số giáo viên còn trẻ, khoẻ, có khả
năng tiếp cận kiến thức mới, khoa học công nghệ nhanh;
- Cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi của nhà trường tương
đối đầy đủ và đặc biệt ưu tiên cho các chuyên đề đang triển khai và tổ chức
thực hiện.
- Trẻ huy động ra lớp đầy đủ, đi học chuyên cần, mạnh dạn, tự tin.
- Công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện thường xuyên, việc phối
kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ được phát huy và phối hợp chặt chẽ.
2.2. Khó khăn.
- Trường đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ
2, tuy cơ sở vật chất đã được đầu tư cơ bản song vẫn chưa đáp ứng được so với
nhu cầu học tập của trẻ, trẻ ra lớp đông, lớp học luôn bị quá tải đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là các các góc hoạt động
của trẻ trong lớp học.
- Trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; môi trường giáo dục ngoài
lớp học còn hạn chế, chưa phong phú, đa dạng.
- Khu vực hoạt động ngoài trời của trẻ đã được quy hoạch song còn quá
chật hẹp so với số trẻ ra lớp hiện tại.
- Trình độ đào tạo của giáo viên trong trường tuy đã đạt trên chuẩn
100%, song chủ yếu được đào tạo tại các lớp bồi dưỡng tại chức, liên thông, do
đó kiến thức thiếu liên hoàn, năng lực chuyên môn cũng như kĩ năng sư phạm
còn hạn chế.
6



- Một bộ phận phụ huynh còn quá nuông chiều con nên thường để trẻ
tiếp cận nhiều với máy tính, điện thoại, những trò chơi điện tử…dẫn đến việc
trẻ không hứng thú với đồ chơi theo lứa tuổi ở trường mầm non, do đó việc
giáo dục trẻ theo khoa học gặp phải không ít khó khăn.
2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Từ thực trạng trên của trường mầm non thị trấn Bến Sung, bản thân tôi
nhận thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm đã được thực hiện song còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo,
chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể qua khảo sát như sau:
Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
STT

1

2
3
4

Tiêu chí khảo sát

Đổi mới hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ và đánh giá sự phát
triển của trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Sáng tạo trong việc thiết lập
môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm phù hợp với chủ đề.
Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai
thác và sử dụng môi trường

giáo dục có hiệu quả.
Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ
hết khả năng của riêng mình.

Tổng số
Mức độ đạt được
giáo viên
được
Khá
TB
Yếu
khảo sát Tốt

35

9
26%

15
43%

11
31%

0

35

10
29%


13
37%

12
34%

0

35

8
23%

15
43%

12
34%

0

35

9
26%

16
45%


10
29%

0

Bảng khảo sát mức độ của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

STT

1

2

3

Tiêu chí khảo sát

Trẻ hứng thú, tích cực tham
gia vào việc thiết lập môi
trường giáo dục cùng với cô
giáo và các bạn.
Trẻ chủ động tham gia vào các
hoạt động học tập, vui chơi
theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
Trẻ thể hiện mối quan hệ thân
thiện với cô giáo, với các bạn
và môi trường xung quanh.

Tổng số

trẻ được
khảo sát

Mức độ đạt được
Chưa
đạt

Tốt

Đạt
Khá

TB

531

85
16%

122
23%

287 37
54% 7%

531

107
20%


128
24%

254 42
48% 8%

531

122
23%

139
26%

228 42
43% 8%
7


Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều
sâu, do đó hiệu quả mang lại chưa cao. Vì vậy cần phải có những biện pháp chỉ
đạo sâu sát để đội ngũ cán bộ giáo viên nắm vững hơn kiến thức về chuyên đề
“xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, từ đó thiết lập môi trường
giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung:
3.1. Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm và xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một bộ phận

quan trọng không thể thiếu của chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm”, là một chuyên đề mới được triển khai và đi vào thực hiện trong
giai đoạn 2016-2020, do đó việc thiết lập và khai thác chúng như một phương
tiện giáo dục hữu hiệu vẫn còn nhiều hạn chế. Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực tế của nhà
trường, bản thân tôi là người trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề,
tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
của nhà trường trên các mặt sau:
- Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường (từ khâu thiết kế
mặt bằng, bố trí các phòng, sân chơi, khu hoạt động ngoài trời, khu trồng cây
xanh, vườn rau, vườn hoa, cây cảnh...)
- Đánh giá xếp loại việc sắp xếp, trang trí, sử dụng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm của từng nhóm lớp.
- Đánh giá môi trường xã hội của nhà trường (bao gồm các mối quan hệ
giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ, giữa
trẻ với trẻ và giữa giáo viên với phụ huynh).
Từ kết quả đánh giá này bản thân tôi đã thấy được những điểm làm được
và chưa làm được của việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong nhà trường, do đó tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể
cho từng độ tuổi, từng chủ đề trình lên hiệu trưởng và được hiệu trưởng phê
duyệt để thực hiện. Từ đó tôi triển khai đến giáo viên và tổ chức cho giáo viên
thực hiện. Để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả, tôi đã lập
một kế hoạch cụ thể như sau:
- Trước hết tôi lên kế hoạch hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ
thể cho từng nhóm, lớp và thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ.
- Trực tiếp xuống các nhóm lớp để quan sát việc thiết lập, bố trí, sắp xếp
các phương tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề.
- Kiểm tra việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và
việc khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Ví dụ: Đối với môi trường giáo dục trong lớp học: tôi khảo sát việc
thiết lập, bố trí các góc hoạt động cho trẻ của giáo viên như: nơi treo các bảng
biểu, khu vực giới thiệu chủ đề, khu vực trung bày đồ chơi, học liệu…tất cả
8


phải được sắp đặt một cách khoa học, tương đồng và hấp dẫn trẻ song phải
đảm an toàn trong quá trình trẻ sử dụng.
Từ việc sắp xếp, bố trí môi trường giáo dục trong lớp một cách hợp lí,
khoa học mà không gian trong lớp học được cải thiện hơn, lớp học không còn
bị tù túng, chật chội như trước nữa mà trẻ đã có thể đi lại giao tiếp với nhau
trong khi hoạt động, tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái để tham gia một cách chủ
động tích cực các hoạt động trong ngày.
+ Đối với môi trường ngoài lớp học như: vị trí trồng cây xanh, nơi đặt
đồ chơi ngoài trời, bố trí góc thiên nhiên, khu vực hoạt động, vui chơi ngoài
trời... Tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên cách bố trí, sắp đặt sao cho đẹp mắt, có
tính khoa học và đặc biệt là thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động
giáo dục của giáo viên, giúp giáo viên vừa tổ chức cho trẻ hoạt động vừa quan
sát, bao quát được trẻ một cách tốt nhất.

Ảnh: Giáo viên xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ tại lớp học.

3.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
3.2.1. Triển khai nội dung chuyên đề đến đội ngũ cán bộ giáo viên trong
nhà trường.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nội dung
quan trọng của chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”,
là một chuyên đề mới giai đoạn 2016-2020, chuyên đề này cơ bản thay đổi tư
duy của phần lớn cán bộ giáo viên về cách thức và phương pháp giáo dục trẻ,
do đó để giáo viên nắm được cơ bản nội dung của chuyên đề, bản thân tôi đã

tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường tổ chức mở lớp triển khai lý thuyết
9


chuyên đề đến từng cán bộ giáo viên nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên
nắm bắt được kiến thức cơ bản của việc thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ
hoạt động có hiệu quả. Trong khi triển khai lý thuyết tôi đã sử dụng các
phương pháp như:
- Tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới về
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhóm lớp và cảnh
quan ngoài trời, trình bày những đề xuất, kiến nghị và những khó khăn khi
thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhóm lớp của
mình, sau đó làm bài thu hoạch nộp lên ban giám hiệu nhà trường. Sau khi
triển khai lý thuyết, tôi đã tiến hành chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên được
thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như:
- Chia giáo viên ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng phụ
trách thực hành một nội dung khác nhau. Cứ sau 1 ngày thực hành tôi cho các
nhóm trưng bày sản phẩm để cùng nhận xét và để các nhóm khác được tham
khảo, học tập, sau đó tôi lại đổi nội dung khác để giáo viên được sáng tạo và
thể hiện hết năng lực của mình. Sau 3 ngày tổ chức thực hành, với những nội
dung đã được tôi chuẩn bị sẵn, các nhóm đã hoàn thành việc thiết lập môi
trường cho trẻ hoạt động ở các nội dung như: Trang trí nhóm, lớp theo nội
dung chủ đề; Làm tranh và bảng biểu di động trong lớp; sáng tạo đồ dùng đồ
chơi cho các góc hoạt động; đối với môi trường giáo dục ngoài lớp học như:
Xây dựng góc thiên nhiên, góc vận động tạo cảnh quan môi trường phong trú
để trẻ hoạt động một cách hứng thú, tích cực nhất.
- Sau khi hoàn thành phần thực hành tôi cho các nhóm lên trình bày cách
khai thác và sử dụng phương tiện giáo dục mà mình vừa tạo ra để mọi người
được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Từ việc làm này tôi thấy việc thiết lập và sử dụng môi trường giáo dục

lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây.
Ví dụ: Tôi lên kế hoạch và tổ chức mở lớp tập huấn chuyên đề đồng thời
mua các vật liệu như: sơn, bút vẽ, xốp tấm, giấy đề can, dây dù….; sưu tầm lốp
xe, các vỏ hộp, vỏ lon bia và một số vật liệu phế thải an toàn… từ những kiến
thức được tiếp thu tôi hướng dẫn giáo viên tạo ra những đồ dùng dạy học và đồ
chơi an toàn, đẹp và hấp dẫn trẻ như: xích đu, thang leo, bộ trống, bộ rối dẹt,
cổng chui thể dục, các đồ dùng trưng bày và sử dụng trong các góc hoạt động:
các con vật, giỏ hoa, luống rau, bộ dụng cụ, sản phẩm của các nghề… sau đó
tôi cho từng nhóm tác giả trình bày ý tưởng của nhóm mình, cách thức khai
thác đồ dùng, học liệu mang lại hiệu quả cao.
3.2.2. Chỉ đạo thí điểm thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.
Việc thiết lập, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
không chỉ là việc làm một sớm, một chiều mà cần phải được thực hiện thường
xuyên theo kế hoạch hoạt động của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau và phải phù
hợp, sáng tạo theo từng nội dung của chủ đề. Để tổ chức cho giáo viên thực
hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao, tôi

10


đã tiến hành chỉ đạo điểm ở 3 lớp của khối mẫu giáo, sau đó sẽ nhân rộng ra
đại trà các nhóm lớp trong nhà trường.
Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm dựa trên các tiêu chí:
+ Đảm bảo an toàn về mặt tâm lí cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao
tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người
xung quanh.
+ Giáo viên là người thể hiện hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của mình
với trẻ và mọi người xung quanh một cách mẫu mực để trẻ noi theo.

+ Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp và ngoài lớp đáp ứng được nhu
cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện để tất cả mọi trẻ có thể chơi mà học,
học bằng chơi,phù hợp với điều kiện của nhà trường.
+ Các khu vực trong trường, lớp học cần phải được tận dụng không gian
để trẻ hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động
mang tính mở giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực
hành, trải nghiệm.
+ Cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động để giúp trẻ trải
nghiệm, khám phá sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện.
Ví dụ: Đối với chủ đề thế giới thực vật:
Đây là một chủ đề rất đa dạng về đối tượng, do đó trước khi thực hiện,
tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu, phế thải tận dụng như: giấy gói
hoa, vỏ hộp sữa chua, băng tua, mạt cưa, sách báo cũ, len gỡ ra từ áo cũ, giấy
lau tay, giấy xốp...
Khi đã sưu tầm được nguyên vật liệu, tôi hướng dẫn giáo viên cùng học
sinh làm tranh chủ đề trang trí lớp học; làm các luống hoa, luống rau từ giấy
gói hoa, xốp và giấy lau tay, làm dàn cây dây leo từ vỏ chai và len cũ, sử dụng
hộp sữa để làm chậu cây, hàng rào...để minh hoạ cho các bài thơ, câu chuyện
và sử dụng trong các góc hoạt động tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt
động.
Ngoài ra hướng dẫn giáo viên sưu tầm hạt các loại cây để ươm và cho
trẻ quan sát sự phát triển của cây….phân loại các loại cây khác nhau, cùng với
đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp, đồ dùng đồ chơi ngoài trời như: Cây xanh, luống
rau, luống hoa phong phú, đa dạng cũng góp phần kích thích trẻ hứng thú quan
sát những sự thay đổi theo ngày, theo mùa của các lá trên cùng một cây hoặc
tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây này và cây khác, cây hoa với cây ăn quả,
cây bóng mát... Từ đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng trong việc chăm sóc
cây như: tưới nước, nhổ cỏ, xới đất cho cây... Với những cách làm tuy đơn giản
như vậy nhưng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ đa dạng, hấp dẫn

hơn nhiều. Cũng thông qua những hoạt động này giúp cho việc hình thành nơi
trẻ thái độ yêu mến đối với môi trường sống, với cây xanh và luôn có ý thức
bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

11


+ Đối với chủ đề :Quê hương, đất nước, Bác Hồ:
Hướng dẫn cho giáo viên và học sinh cách làm và sử dụng một số đồ
dùng, đồ chơi theo đặc điểm các cùng miền như: cách làm nhà sàn bằng que
kem và que diêm; cách xếp dán tranh theo vùng miền bằng cát, mạt cưa, hạt
na, hạt xốp… chỉ đạo giáo viên cùng trẻ trang trí nhóm lớp sao cho phù hợp
với chủ đề, với độ tuổi, với địa phương và đặc biệt là gần gũi với trẻ và mang
tính giáo dục cao.
- Trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện, tôi thường xuyên kiểm tra,
đánh giá chất lượng để các nhóm lớp phải đạt được yêu cầu sau:
+ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các nhóm lớp
phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cao, phải hợp vệ sinh cho trẻ, khuyến
khích sử dụng các sản phẩm tự làm bằng nguyên vật liệu phế thải.

Ảnh: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng dạy học tại lớp thí điểm

12


Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng các góc hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt động
trong các góc một cách hợp lí cũng như việc tạo ra không gian cho trẻ hoạt
động là một nhiệm vụ vô cùng qua trọng của giáo viên. Do đó tôi đã hướng
dẫn giáo viên những kiến thức cần thiết cho việc xây dựng và thiết lập môi
trường giáo dục một cách khoa học, đảm bảo giáo viên có thể kiểm soát, bao

quát được hết trẻ, trong khi đó trẻ có được nhiều lựa chọn để thực hiện theo ý
thích, hứng thú của mình.
Ví dụ: Đối với hoạt động góc, tôi chỉ đạo giáo viên bố trí sắp xếp góc chơi gây
tiếng ồn (góc xây dựng; nhóm bán hàng) không xếp gần với góc cần yên tĩnh
(Góc học tập; nhóm chơi bác sỹ).
Đối với góc xây dựng phải ở nơi thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu với các
nhóm chơi khác và không ảnh hưởng đến các nhóm chơi yên tĩnh.
+ Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động, giáo viên tổ chức, điều
khiển, hỗ trợ đúng lúc, đặc biệt không làm thay trẻ song giáo viên phải là
người khuyến khích trẻ tích cực tương tác giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với đồ
dùng, học liệu, đảm bảo khai thác một cách triệt để đồ dùng, học liệu đã chuẩn
bị sẵn.
Bằng cách chỉ đạo tại các lớp điểm và nhân rộng đại trà trong toàn
trường, các nhóm lớp đã xây dựng và thiết lập được môi trường giáo dục một
cách phong phú, đa dạng, hấp dẫn và an toàn đối với trẻ.

Ảnh: Chỉ đạo giáo viên cách bố trí các góc hoạt động cho trẻ.

3.3. Biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm:
Hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non là một hoạt động đặc
biệt, nó không giống với bất kỳ một cấp học nào. Đối với trẻ mầm non, hoạt
động giáo dục không thể tách rời với cơ sở vật chất hay nói cụ thể hơn là trang
13


thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, chúng ta không thể giáo dục trẻ một cách có hiệu
quả nếu như chúng ta không được trang bị cơ sở vật chất một cách đầy đủ. Vì
vậy công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng trong một nhà trường.

Trong năm học 2015 - 2016, bản thân tôi đã cùng với ban giám hiệu nhà
trường tham mưu với lãnh đạo địa phương, với ngành học cấp kinh phí xây
dựng 4 phòng học còn thiếu. Năm học 2016-2017 tham mưu mua sắm, trang bị
đầy đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho 4 phòng học mới xây dựng.
- Tham mưu với lãnh đạo địa phương sửa chữa, quy hoạch lại vườn
trường, khu vui chơi, khu vực hoạt động ngoài trời, xây dựng sân khấu ngoài
trời để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.
- Tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường bổ sung thiết bị, đồ dùng đồ
chơi cho các nhóm lớp phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
như: Ti vi, đầu đĩa, tài liệu, sách báo, các nguyên liệu...để tạo ra đồ dùng, đồ
chơi trong các góc chơi của trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được khám phám
được trải nghiệm qua việc trẻ được thực hành tại lớp học của mình.

Ảnh: Hoạt động vui chơi ngoài trời của cô và trẻ tại khuôn viên mới xây dựng.

3.4. Biện pháp phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm để chào mừng các ngày lễ lớn theo nội dung từng chủ
đề.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo nội dung các
phong trào thi đua và theo chủ đề được bản thân tôi đặc biệt quan tâm. Đây là
một nội dung được giáo viên trong nhà trường tích cực hưởng ứng và nhiệt tình
14


tham gia. Bởi vì việc phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua
chào mừng các ngày lễ lớn trong năm là cơ hội để giáo viên trong trường được
thể hiện khả năng, năng lực chuyên môn của mình. Chính vì vậy trong năm
học này tôi đã tham mưu, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
phát động các phong trào thi đua như:
- Phong trào "Sáng tạo trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo

dục lấy trẻ làm trung tâm" nhân ngày khai giảng năm học mới.
- Phong trào xây dựng " Vườn rau của bé" nhân ngày thành lập Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
- Phong trào sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi nhân ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11.
Mỗi đợt phát động phong trào thi đua, chúng tôi đều cho các cá nhân,
tập thể được nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của nhau và nhà trường tổ
chức trao giải cho những cá nhân, tập thể đạt được thành tích cao. Bằng việc
làm này không những đánh giá được năng lực của mỗi cán bộ giáo viên, từ đó
có kế hoạch bồi dưỡng cho những cán bộ giáo viên có năng lực yếu kém mà
còn góp phần xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phong
phú hơn, đa dạng hơn.

Ảnh: Giáo viên trưng bày triển lãm đồ dùng đồ chơi tại nhà trường.

3.5. Biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên là việc làm
thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác quản lý chỉ
15


đạo. Ngoài việc thường xuyên đôn đốc giáo viên thiết lập môi trường cho trẻ
trong các hoạt động hàng ngày, tôi còn kiểm tra giáo viên bằng phiếu đánh giá
sau mỗi chủ đề một mặt để giúp giáo viên điều chỉnh những điểm chưa phù
hợp, chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, mặt khác làm căn cứ đánh giá chất
lượng thực hiện chuyên đề, chuyên môn. Sau mỗi chủ đề tôi công bố kết quả
thực hiện của từng nhóm lớp trong buổi sinh hoạt chuyên môn mục đích giúp
giáo viên thấy được năng lực thực sự của mình, của đồng nghiệp để phấn đấu
hơn nữa ở những chủ đề tiếp theo. Để làm tốt công tác này bản thân tôi phải có

sự đánh giá một cách công bằng, khách quan và khoa học, phải chỉ ra được mặt
tích cực và mặt hạn chế của từng giáo viên, từng nhóm lớp từ đó phát huy hơn
nữa những mặt tích cực mà giáo viên đã làm được và hạn chế tối thiểu những
nhược điểm mà trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên đã mắc phải, góp
phần vào việc tạo dựng và thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
phải thực sự thu hút, hấp dẫn trẻ mang lại hứng thú cho trẻ giúp trẻ hoạt động
đạt hiệu quả cao nhất.
3.6. Biện pháp tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng
xã hội để xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm.
3.6.1. Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh.
Môi trường giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng học tập của trẻ, có
thể ví rằng môi trường giáo dục là người mẹ thứ hai trong việc định hướng và
kích thích trẻ khám phá nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, vui chơi của trẻ, giúp
trẻ phát triển toàn diện. Để công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm đạt được hiệu quả cao thì chúng ta không thể nhắc đến một bộ phận
quan trọng quyết định đến sự phát triển của nhà trường ngày hôm nay, đó là
hội cha mẹ học sinh.
Thông qua các buổi họp phụ huynh, các hội thi, thông qua hệ thống bảng
biểu và những buổi gặp gỡ, nói chuyện với hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã
tuyên truyền rộng rãi đến cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc thiết lập
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó giúp cha mẹ học sinh hiểu
được đặc điểm phát triển của con mình, biết được con cần gì? Nhu cầu hoạt
động và vui chơi của con như thế nào? Cần phải kết hợp với cô giáo những gì
để con có được môi trường hoạt động thân thiện, an toàn, giúp
con phát triển toàn diện.
Ngoài việc chia sẻ với giáo viên về cách thức, về phương pháp giáo dục
trẻ, cha mẹ học sinh còn ủng hộ về vật chất để cải tạo sân trường; mua sắm đồ
dùng, đồ chơi, ủng hộ nguyên vật liệu, để giáo viên và học sinh thiết kế, sáng
tạo ra đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
Trong năm học 2016-2017, Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với

hội cha mẹ học sinh trang bị ti vi màn hình rộng cho tất cả các nhóm lớp để
giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các
hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu cao; phối hợp với cha mẹ học sinh để hỗ trợ
cho học sinh tham gia các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh đồng thời trao giải
thưởng để động viên khuyến khích tinh thần của các em học sinh.

16


Ảnh: Đại diện hội cha mẹ HS trao phần trưởng cho học sinh giỏi huyện.

3.6.2. Tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng xã hội.
Việc tuyên truyền và phối kết hợp với các lực lượng xã hội là việc làm
mà ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, cụ thể như sau: Tuyên truyền
về tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm qua việc tổ
chức các hội thi như: "Sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi", "Hội khỏe bé
mầm non” “Triển lãm tranh ảnh, đồ dùng mầm non”... Thông qua các hội thi
này để các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội và cộng đồng dân cư thấy
được vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng
như hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Từ công tác tuyên
truyền này mà cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về bậc học mầm non và có những
chia sẻ đối với giáo viên và nhà trường trong công tác phối kết hợp để chăm
sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.

Ảnh: Đại diện HS của trường nhận giải nhất “Hội khỏe bé mầm non” cấp huyện.

17


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

giáo viên và nhà trường:
Bằng việc sử dụng những biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non thị trấn Bến Sung
một cách linh hoạt, sáng tạo, trong năm học 2016-2017 công tác xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã thu được kết quả khả quan như sau:
4.1. Đối với giáo viên:
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm, bản thân đã truyền đạt cho giáo viên những kiến thức và kỹ
năng cơ bản trong việc xây dựng và khai thác môi trường cho trẻ hoạt động
một cách tích cực, nhờ đó đã kích thích sự say mê sáng tạo của giáo viên, giúp
giáo viên hăng say hơn trong việc thiết lập môi trường, phương tiện phục vụ
cho hoạt động của trẻ. Vì vậy mà môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học
ngày càng phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn đối với trẻ.
Để thực hiện tốt việc xây dựng, thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, mỗi cán bộ, giáo viên đã không ngừng nổ lực nghiên cứu, suy nghĩ,
tìm tòi, sáng tạo, học hỏi những kiến thức về văn hoá cũng như trau dồi thêm
kĩ năng sư phạm để đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngoài ra trong quá trình
cùng trẻ thực hiện nhiệm vụ, sự gắn bó giữa cô với trẻ càng thêm khăng khít,
trẻ yêu mến cô giáo và tích cực hợp tác với cô để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp, giữa giáo viên với cha mẹ học
sinh càng thêm gắn bó, gần gũi và thân thiện hơn.
Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng các biện pháp của sáng kiến:

STT

1

2
3
4


Tiêu chí khảo sát

Đổi mới hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ và đánh giá sự phát
triển của trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Sáng tạo trong việc thiết lập
môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm phù hợp với chủ đề.
Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai
thác và sử dụng môi trường
giáo dục có hiệu quả.
Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ
hết khả năng của riêng mình.

Tổng số
giáo
viên
được
khảo sát

Mức độ đạt được
Tốt

Khá

TB

Yếu


35

18
51%

16
46%

1
3%

0

35

16
46%

18
51%

1
3%

0

35

19

54%

15
43%

1
3%

0

35

17
49%

18
51%

0

0

[

4.2. Đối với trẻ:

18


- Hầu hết các trẻ đều rất hứng thú tham gia vào các hoạt động xây dựng

môi trường giáo dục.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin nói lên suy nghĩ, ý định của mình khi tham gia
tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với các bạn và giữa trẻ với đồ dùng, học liệu
trong quá trình hoạt động.
- Trẻ ngày càng bộc lộ rõ sự say mê, chăm chú vào các đối tượng mà trẻ
được trực tiếp tạo ra, cũng từ đó mà trẻ phát triển về mọi mặt như ngôn ngữ, tư
duy, tình cảm xã hội, các kĩ năng cần thiết khác…
- Trẻ gần gũi, thân thiện hơn với cô giáo, với các bạn và đặc biệt là với
môi trường xung quanh.
Bảng khảo sát mức độ đạt được của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp của
sáng kiến kinh nghiệm:
[

STT

1

2

3

Tiêu chí khảo sát

Trẻ hứng thú, tích cực tham
gia vào việc thiết lập môi
trường giáo dục cùng với cô
giáo và các bạn.
Trẻ chủ động tham gia vào
các hoạt động học tập, vui
chơi theo quan điểm giáo dục

lấy trẻ làm trung tâm.
Trẻ thể hiện mối quan hệ thân
thiện với cô giáo, với các bạn
và môi trường xung quanh.

Tổng số
trẻ được
khảo sát

Mức độ đạt được
Đạt

Chưa
đạt

Tốt

Khá

TB

531

271
51%

233
44%

27

5%

0

531

249
47%

240
45%

42
8%

0

531

261
49%

233
44%

37
7%

0


4.3. Đối với hội cha mẹ học sinh:
Từ công tác tuyền truyền, vận động của nhà trường mà hội cha mẹ học
sinh đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bậc học mầm non cũng như những
đóng góp của cán bộ, giáo viên trong nhà trường trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ nói chung và ở trường mầm non Thị trấn Bến Sung nói riêng. Từ đó hội
cha mẹ học sinh có những biện pháp vận động để cha mẹ học sinh trong toàn
trường quan tâm hơn đến công tác xã hội hóa của nhà trường, góp phần cải tạo
môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học thêm phong phú và đa dạng hơn
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Từ thực tiễn công tác quản lý chỉ đạo, kết hợp với những biện pháp đã
áp dụng trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã chỉ đạo cho giáo viên ở các nhóm
lớp trong trường mầm non thị trấn Bến Sung xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng,
19


hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và giáo dục mầm non trong huyện
nhà nói chung.
- Giáo viên hiểu rõ hơn về môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và
tầm quan trọng của việc xây dựng, thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động; Chủ
động hơn trong cách bố trí, sắp xếp, thay đổi, tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho trẻ,
thu hút trẻ vào các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
- Trẻ chủ động, tích cực và hứng thú tham gia vào các hoạt động, đặc
biệt là các hoạt động vận động bằng thân thể và các giác quan dưới nhiều hình
thức khác nhau, giúp cho quá trình tiếp thu tri thức của trẻ được dễ dàng hơn,
trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
2. Kiến nghị:
Để có thể góp một phần nhỏ bé trong việc đổi mới căn bản Giáo dục và
Đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng theo tinh thần Nghị quyết

TW 8 khoá XI của Đảng, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng để cập nhật kiến thức cho CBGV
của ngành học; nội dung, hình thức bồi dưỡng cần được đổi mới và phong phú
hơn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm phát hành chương trình giáo dục mầm
non chỉnh lý để cán bộ quản lý và giáo viên có cơ sở thực hiện nội dung chăm
sóc và giáo dục trẻ.
- Các cấp, các ngành có thẩm quyền quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm
non, đặc biệt là trường trọng điểm của huyện. Sớm quy hoạch thêm quỹ đất để
đầu tư xây dựng phòng học còn thiếu, mua sắm, bổ sung trang thiết bị hiện đại
cho nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ đạt kết quả cao đúng tầm với trường trọng điểm chất lượng cao của
huyện và xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia mức độ II theo lộ trình
giai đoạn 2016-2020.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cũng như chất lượng giáo
dục trẻ tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung. Rất mong được sự nhận xét,
góp ý của hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn và ứng
dụng rộng rãi hơn.
XÁC NHẬN CỦA HĐKH TRƯỜNG Như Thanh, ngày 18 tháng 3 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG:
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi tích lũy
được trong quá trình quản lí, chỉ đạo công tác
chuyên môn, không sao chép hoặc coppy của
người khác.
Người viết sáng kiến
Lê Thị Năm

20



Lê Thị Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh với “ươm mầm xanh” tương lai của đất
nước – Tác giả: Phạm Thị Nhung - Tạp chí xây dựng Đảng.
2. Nghị Quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Bài viết: Lấy trẻ làm trung tâm là cách giáo dục tốt nhất – Tác giả: Mai
Thương - Tạp chí Giáo dục.
4. MN1-D: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm - Tài liệu đào tạo
giáo viên mầm non- Nhà xuất bản Dân Trí.

21



Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường mâm non

  • Số trang: 23 |
  • Loại file: DOC |
  • Lượt xem: 2896 |
  • Lượt tải: 0
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non
dangvantuan

Báo tài liệu vi phạm

Tải xuống

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lây trẻ làm trung tâm

Đề tài nghiên cứu và thực hiện nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lây trẻ làm trung tâm như: Thống nhất chủ trương, ý tưởng xây dựng Môi trường lấy trẻ làm trung tâm; Tổ chức thực hiện xây dựng Môi trường lấy trẻ làm trung tâm; Triển khai thực hiện kế hoạc... » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. I.ĐẶTVẤNĐỀ. 1.Lýdochọnđềtài Xâydựngmôitrườnggiáodụctrongtrườngmầmnonlàmộtnhiệmvụ hếtsứcquantrọngvàcóýnghĩađốivớisự pháttriểncủatrẻ ở lứatuổinày. Môitrườngtạocơ hộichotrẻ tìmtòi,khámphá,pháthiệnnhiềuđiềumớilạ, hấpdẫntrongcuộcsống.Trẻ đượctự lựachọnhoạtđộngcánhânhoặctheo nhómmộtcáchtíchcực,quađókiếnthứcvàkỹnăngởtrẻdầnđượchìnhthành. Mỗiđứatrẻ làmộtcáthể riêngbiệt,chúngkhácnhauvề thể chất,tình cảm,xãhội,trítuệ,hoàncảnhgiađình,vănhóavàtâmlý.Dođó,mỗitrẻemcó hứngthú,cáchhọcvàtốcđộhọctậpkhácnhauvàchúngđềucóthểthànhcông. Vìvậysongsongvớiviệclậpkếhoạchgiáodụclấytrẻlàmtrungtâm,mỗinhà trườngcũngcầnphảixâydựngmôitrườnggiáodụclấytrẻlàmtrungtâm. Xâydựngmôitrườnggiáodụclấytrẻ làmtrungtâmlàxâydựngmôi trườngantoàn,thânthiệnvà ấmcúng,trìnhbàyđẹpmắt,thuhútsự chúýcủa trẻ,giúptrẻchủđộngthamgiavàocáchoạtđộngtạođiềukiệnchotrẻchơimà học,họcbằngchơi,cócơhộiđượctrảinghiệmvàgiaotiếpmộtcáchtíchcực, tự nhiên.Môitrườnggiáodụcbaogồmcóhaibộ phậnkhôngthể táchrời,có liênquanchặtchẽ vàbổ sunglẫnnhauđólàmôitrườngvậtchất(cácphương tiệnvậtchấttronglớp,ngoàitrời,diệntíchphònghọc,nhiệtđộ,ánhsáng,đồ dùngđồ chơi..)vàmôitrườngxãhội(baogồmcácmốiquanhệ giúptrẻ hình thànhpháttriểnnhâncách,tạobầukhôngkhígiaotiếpgiữacôvàtrẻ,giữatrẻ vớitrẻ) Tuynhiênhiệnnay,cácnhàtrườngvẫnchưathựcsự quantâmtớiviệc thiếtkế,xâydựngmôitrườngnhàtrườngvớimụctiêulấytrẻ làmtrungtâm theođúnghưỡngdẫncủaBộ giáodụcvàđàotạo. Làmộtcánbộ quảnlýtôi luônchăntrởlàmthếnàođểcóđượcmộtmôitrườnggiáodụcthựcsựýnghĩa vàcótácđộngtíchcựcđếntrẻ,giúptrẻ pháttriểnmộtcáchtoàndiện.Vìvậy, tôilựachọnđềntài“Mộtsốbiệnphápchỉđạoxâydựngmôitrườnggiáodục lâytrẻlàmtrungtâm”làmsángkiếnkinhnghiệmcủamình. 1/10
  2. II.GIẢIQUYẾTVẤNĐỀ 1.Cơsởlýluận ­Xâydựngmôitrườngchotrẻhoạtđộng:làxâydựngmôitrườngantoàn, thânthiện,ấmcúng,trìnhbàyđẹpmắt,thuhút,giúptrrechủđộngthamgiavào cáchoạtđộng,cócơhộitrảinghiệmvàgiatiếpmộtcáchtíchcực.Môitrường đóbaogồmhaibộ phận:môitrườngvậtchấtvàmôitrườngmôitrườngtinh thần,chúngkhôngthểtáchrờivàcóliệnquanchặtchẽbổsunglẫnnhau. +Môitrườngvậtchất:Làtoànbộ phươngtiệnvậtchất ở tronglớpvàngoài trờiliênquanđếndiệntích,ánhsáng,tiếngồn,cáchbốtridsắpxếp... +Môitrườngtinhthần:Làtoànbộcácmốiquanhệgiúptrẻ hìnhthànhvàphát triểnnhâncách:Giaotiếpgiữatrẻvớingườilớn(giáoviên,phụhuynh),giữtrẻ vớinhauvàgiữangườilớnvớinhau. 2.Thựctrạngvấnđề: Trườngmầmnonnơitôicôngtáclàmộtngôitrườngđượcxâymớihoàn toànvới09phònghọcvà02phòngchứcnăngđượcđầutư theomôhìnhmột phầntrườnghọcđiệntửcóđầyđủcáctrangthiếtbịhiệnđạiphụcvụcôngtác giảngdạy.Tậpthểsưphạmnhàtrườngluônđoànkết,yêuthươnggiúpđỡ lẫn nhau,nhàtrườngkhôngngừngnângcaochấtlượngchămsócgiáodụctrẻ. Trườngcó:Tổngsố 32CBGVNV,trìnhđộ chuyênmônđạtchuẩn100% (trongđó:16giáoviêncótrìnhđộ Đạihọc,15giáoviêntrìnhđộ Caođẳng,18 giáoviêntrìnhđộtrungcấp) ­Tổngsốtrẻ:300cháu;Trongđó: +Nhàtrẻ:50trẻ +Mẫugiáo:250trẻ ­Tổngsốlớphọc:09lớp.Đượcchiathành4khối: +Nhàtrẻ:02lớp +Mẫugiáobé:02lớp +Mẫugiáonhỡ:03lớp +Mẫugiáolớn:02lớp 2/10
  3. 2.1.Thuậnlợi. ­TrườngđượcQuậnỦy,HĐND,UBND,phòngGD&ĐT,đầutưcơsởvật chấtđồngbộ. ­Chínhquyềnđịaphươngluônquantâm,giúpđỡ,hỗ trợ mọihoạtđộng củanhàtrườngvàbanđạidiệnhuynhhọcsinhluônđồnghành,độngviênnhà trường. ­BGHchỉ đạocáchoạtđộngchuyênmônđivàonềnnếp,việckiểmtra đánhgiáthựchiệnnghiêmtúc,đảmbảocôngbằng,phâncôngcôngviệccho giáoviênhợplý,độngviênkhenthưởngkịpthời,hiểurõhoàncảnhgiáoviên, tạođiềukiệnđểgiáoviênhoànthànhnhiệmvụ. 2.2Khókhăn. ­ Dodiệntíchsân,vườnhẹpnênviệcbố trícáckhuvựcchơicònhạn chế,cácphươngtiệnđồ dùngđồ chơicơ bảnđượctrangbị đủ nhưngchưa phongphú,đadạngvềchủngloại ­Việcthiếtkếmôitrườngchotrẻ hoạtđộngchưađượcphongphú,còn mangtìnhápđặt;cáchbố trícáckhuvực,góchoạtđộngchưalinhhoạt,chưa khaitháchiệuquảsửdụngtạicáckhuvựcchơi. ­Côngtácxãhộihóacònkhókhăn. 3.Mộtsốbiệnphápchỉđạothựchiện. 3.1Biệnpháp1:Thốngnhấtchủ trương, ýtưởng xâydựng“Môi trườnglấytrẻlàmtrungtâm”. ­Bước1thốngnhấtchủtrương:Tuần1/8/2018,họpBanGiámHiệu,đồng chíHiệutrưởngđưaramụcđích,chủ trươngcủaviệcxâydựngmôitrường giáodụcLấytrẻlàmtrungtâm. ­Bước2,xâydựngýtưởng: Tuần2/8/2018, họpBGHcùngTổ chuyên mônđãnêumụcđích,nguyêntắcvề việcxâydựngmôitrường…xâydựngý tưởng,sơđồtổngthểkhuônviêntrường,xácđịnhrõnộidunggócchơiphùhợp vớidiệntích,đặcđiểmcủatừngkhuvựcnhư: +Sântrường:Khuchơitĩnh,bồncâycảnh,khuvuichơivớiđồchơingoài trời…trênkhuônviênsântrường +Quyhoạch:khuvựchànhlangcầuthangtầng1tạothànhthư việncộng đồng,sảnhhànhlangtầng2tạothànhkhuhoạtđộngnghệ thuậtcủabé,tại 3/10
  4. sảnhhànhlangtầng3tổchứchoạtđộngkhámphákhoahọc,sáttườngnhàbếp tạokhuvườnraucủabé. +Trangtrísântrườngbằngnhữngcâukhẩuhiệu,biểubảng,Panô,áp phíchghilờihay,ýđẹpnhằmnhắcnhở CBGVNV,PHthựchiệntốtcáccuộc vậnđộnglớnvàphongtràothiđuacủangành,thựchiệnnếpsốngvănminh,lịch sự,hòanhã,thânthiệntrongviệcthựchiệnnhiệmvụ đượcgiao,nhằmgóp phầnnângcaochấtlượnggiáodụctoàndiệnvàtăngthêmvẽ đẹptrênsân trường. ­Môitrườngtronglớphọc:Chỉ đạogiáoviêntrangtrícáclớptheođịnh hướnglấytrẻ làmtrungtâm:Sắpxếpkhônggianhợplý:gầngũi,quenthuộc vớicuộcsốnghàngngày,phânchiakhônggianvàvịtrícáckhuvựcphùhợpvới diệntíchlớp +Trangtrílớphọcđảmbảothẩmmỹ,thânthiện,phùhợplứatuổi:tranh, biểubảngngangtầmmắttrẻ,màusắchàihòa,sửdụngsảnphẩmcủagiáoviên vàtrẻtrangtrí... +Đadạngcácđồchơi,đồdùng,nguyênvậtliệuchotrẻchơivàkíchthích sựsángtạocủatrẻ +Tronglớphọcbố trícácgóc,đồ chơi,nguyênvậtliệumở,cáckíhiệu, tạomôitrườngxanhtronglớpbằngchậucâyxanh,bìnhhoa,câyxanhtrêncác giá,cửasổ,trongnhàvệsinhbổsungnhiềucâyxanhnhằmtạokhônggianxanh, thoángmát. ­Saukhixácđịnhđượcnộidungtrọngtâm,xâydựngýtưởngchocáckhu vực,tiếnhànhtriểnkhaithựchiện. 3.2 Biệnpháp2:Tổ chứcthựchiệnxâydựng “Môitrườnglấytrẻ làmtrungtâm”. ­Đốivớigiáoviên:Muốnthựchiệnthànhcôngviệcxâydựng“Môi trường,lấytrẻ làmtrungtâm”,đồngchíphóhiệutrưởngchuyênmôntổ chức họptổ chuyênmôntriểnkhaiđến100%giáoviêncụ thể côngtácxâydựng trườngvềnộidung,yêucầu,tiêuchícụthểvềxâydựng“Môitrường,lấytrẻ làmtrungtâm”.TổchứcThi“Xâydựngmôitrườnglớp”ngaytừđầunămhọc (tháng10/2018). 4/10
  5. ­Đốivớihọctrẻ:Thườngxuyênthamgiagiữ gìnvệ sinhmôitrường ở trường,lớpluônxanh,sạch,đẹpbằngviệclàmcụthểnhư:thunhặtrácbỏvào thùngrác,khôngxả rácbừabãi,trênsântrườngmàbỏ vàothùngrácđúngqui định... ­Trườnghợpđồngvớicôngtyvệ sinhmôitrườngchămsóccâyhàng ngày;Thùngráccónắpđậy,đặtởgócsântrường,nơicóvịtríthuậnlợichohọc sinhthugomrác. 3.3Biệnpháp3 : Triểnkhai thựchiệnkế hoạchxâydựng“Môi trườnglấytrẻlàmtrungtâm” ­Xâydựngmôitrườngsưphạmngoàitrời. Sânchơingoàitrờiphảithoảmãnnhucầuvuichơi,vậnđộng,cónhững khoảngtrốngchotrẻ luyệntậpvậnđộngcơ bảnvàcáctròchơitậpthể,tiếp xúcgầngũi,trựctiếpvớithiênnhiênsẽtácđộngmạnhmẽđếncảmxúc,nhận thứcvàhànhvihàngngàycủatrẻ.Trênthựctếtrongmỗinhàtrườngkhoảngsân bêtônghóachiếmdiệntíchlớn,vậylàmthế nàođể đảmbảoantoànchotrẻ khichơivàtạođượckhônggianxanh,đẹpmátmắtlàđiềumàtôiluônlưutâm. Saukhinghiêncứutừngvị trítôiđãchosắpđạtphùhợpcácđồ dùngđồ chơi, trảithảmcỏnhântạo,trồngthêmcâyxanh,hoatươi…phấnđấu50%diệntích sânchơilàcây,cỏ. (Ảnh1) Khôngchỉcóvậy,ngaytừkhinhậnbàngiaonhàtrườngtôiđãthammưu vớiBangiámhiệugiànhkhuđấtnhỏ làmvườncây ở đótrẻ đượctrồng,chăm sócvàtheodõisựpháttriểncủacácloạirauhàngngàyhìnhthànhchotrẻmộtsố kỹ nănglaođộngphùhợpnhư giaohạt,trồngcâyvàchămsócrau…giúptrẻ pháttriểntốtvềmọimặt.(Ảnh2) ­Cầuthangtầng1:Nhàtrườngđầutưtrảithảmcỏvậnđộngphụ huynh ủnghộsáchtạokhuthưviệncộngđồng,từcáclốpxegiáoviêntrangtrílàmbàn đọcsáchgócchơinàykhôngchỉgiànhchotrẻmàphụhuynhcũngđượcthamgia đọcsáchcùngconvàogiờđón,trảtrẻ.Mỗikhuvựcđềucónộiquichơi.( Ảnh 3) 5/10
  6. ­Tạisảnhhànhlangtầng2tạothànhkhuhoạtđộngnghệ thuậtchotrẻ giúptrẻ thỏathíchsángtạonhữngýtưởngtạohìnhnhằmpháttriểnkhả năng thẩmmỹchotrẻ.(Ảnh4,5) ­Trênkhuvựctầng3tậndụngkhoảngkhônggianhànhlangrộngtạo thànhkhuhoạtđộngkhámphá.Tạiđâycáccôgiáothườngxuyêntổ chứccác hoạtđộng:thínghiệmvui,nhàkhoahọctàiba,bạnvàtôicùngkhámphá….với đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm. (Ảnh6,7) *Xâydựngmôitrườngtronglớphọc. Việcxâydựngmôitrườnglớphọchợplý,phùhợpvớichủ điểm,có nhiềugócmở,nguyênliệumở sẽ tạosự hứngthú,kíchthíchsự tìmtòi,khám phá,pháthuytínhtíchcựccủatrẻ.Thôngquahoạtđộnggóc,trẻ đượccủngcố kiếnthức,đượccungcấpnhữngkĩnăngsốngvànhữngquanhệ xãhội,trẻ đượcthể hiệnmìnhthôngquacácvaichơi,cáctròchơi…Bởivậynhàtrường luônquantâmđếnviệcchỉ đạogiáoviênxâydựngmôitrườnglớphọcthân thiện,tạonhiềugócmở,nguyênliệumở chotrẻ thamgiahoạtđộng,tạocác gócrènkỹnăngsốngđểtrẻcónhữngcảmnhậnvềýthứctrongviệcứngxửvà thựchiệncáchànhvivănminh. (Ảnh8) ­Nhàvệsinhcáclớpcũngđượcnhàtrườnghếtsứcquantâm,chúngtôiđãchỉ đạogiáoviênxâydựngmôitrườngthânthiện,trangtrímátmắt,cónhữngchậu câyxanhnhỏtrongnhàvệsinh,tạocảmgiácnhẹnhàngchotrẻ.(ảnh9) 3.4Biệnpháp4:Thựchiệntốtcôngtácxãhộihóagiáodục. Thựchiệncôngtácxãhộihóagiáodụcnhằmhuyđộngnguồnlựcđầutư chopháttriểnsựnghiệpgiáodụccủanhàtrường,trongđógópphầnquantrọng trongviệcxâydựngmôitrường,tạocảnhquanmôitrườnggiáodụcngàycàng khangtrangsạch,đẹp.Thôngquabanđạidiệnchamẹ họcsinhđể vậnđộng phụ huynhhọcsinhthamgiaxâydựngmôitrườngnhư ủnghộ câyxanh,cây cảnh,câyhoa… 3.5Biệnpháp5:Thựchiệntốtcôngtácthiđua,khenthưởng. Đâylàmộttrongnhữngbiệnpháptíchcựcnhằmkhơidậytinhthầntrách nhiệmcủaCBGVNVtrongcôngtácgiữ gìn,bảovệ môitrườnggiáodụcluôn 6/10
  7. xanh,sạch,đẹp,antoànđồngthờithỏamảnsựphấnđấu,cốnghiếncủatừng thànhviêntrongviệcxâydựngtrườnggiáodục“Lấytrẻlàmtrungtâm”. ­Tháng10/2018,nhàtrườngđãtriểnkhaiHộithixâydựngmôitrườnggiáo dục“Lấytrẻlàmtrungtâm”tới100%cáclớp,hướngtớithamgiaHộithixây dựngmôitrườnggiáodục“Lấytrẻlàmtrungtâm”. +Kếtquả:Hộithicấptrường09/09lớpthamgiaxếploạitốtđạt100% ­Xâydựnglịchhoạtđộngcụthểchotừnglớptạisảnhvàcácphòngchức năng,cókiểmtrađánhgiákịpthời. ­BGHthườngxuyênkiểmtrahoạtđộngcáclớp,kịpthờinhắcnhởviệcsử dụngmôttrườnggiáodụctrẻ. ­Tấtcả cácnộidungtrênđềuđượcnhậnxét,đánhgiávàothiđuacuối thángcủamỗiCBGVNV. 4.Hiệuquảcủasángkiếnkinhnghiệm 4.1.Vêc ̀ ơsởvâtchât: ̣ ́ Vớinhữngbiệnphápápdụngchỉđạothựchiệnxâydựngmôitrườnggiáo dục“Lấytrẻlàmtrungtâm”.Nămhọc2018–2019,trườngluônnhậnđượcsự chỉđạosátsaocủaPhòngGD&ĐT,sựủnghộcủaphụhuynhhọcsinh,sựđồng thuận,nhiệttìnhcủatậpthể CBGVNV,trườngchúngtôiđãđạtmộtsố thành tíchsau: ­ Nhàtrườngxâydựngkhungcảnhsư phạm“Sáng,xanh,sạch, đẹp,antoàn,vănminh”;tậndụngkhuônviênnhàtrường,đầutư,sángtạonhiều góchoạtđộngtíchcựcchotrẻ. 4.2.Vêđôingugiaoviên: ̀ ̣ ̃ ́ ­ĐộingũCBGVnhiệttình,cónhiềusángtạotrongviệcxâydựngmôi trườnggiáodục,tạonhiềucơhộichotrẻhoạtđộng;cóýthứctráchnhiệmtân trangvàbảovệmôitrường ­100%cáclớpxâydựngmôitrườnglớphọctheochủđề,sựkiện,phùhợp vớitừngđộ tuổi,tạonhiềugócmở,nguyênliệumở chotrẻ hoạtđộng,xây dựnggócgiáodụckỹ năngsốngchotrẻ vàthuhúttrẻ tíchcựcthamgiahoạt động. +09/09lớpxếploạitốttrongHộithiXâydựngmôitrường,cấptrường. 4.3Vềhọcsinh 7/10
  8. ­Trẻmạnhdạn,tựtin,pháttriểnkỹnăngchơi,kỹnăngtậpthể,kỹnăng tự phụcvụ tốt;cóýthứcgiữ vệ sinhcánhânvàvệ sinhchungvàbảovệ môi trường. 4.3Vềphụhuynh ­Phụ huynh phấnkhởi,nhiệttình ủnghộ hưởng ứngphongtràocủanhà trường,thựchiệntốtnộiquy,thânthiệntronggiaotiếpứngxử,để xeđúngnơi quyđịnh,vứtrácđúngnơiquyđịnh,thựchiệncôngtácxãhộihóagiáodục,cùng vớinhàtrườngquantâmchămsócgiáodụctrẻ,thamgiagópýcùngnhàtrường xâydựngmôitrườngsưphạmthânthiện. III­KẾTLUẬNVÀBÀIHỌCKINHNGHIỆM 1­ Bàihọckinhnghiệm ­ĐòihỏiCBGVNVphảinhậnthứcrõtầmquantrọngcủaviệcxâydựngmôi trường,cótácđộngtíchcựcđếnsựpháttriểncủatrẻ. ­Xâydựngkế hoạchđầutư kinhphí,bổ sungđồ dùng,đồ chơikhoahọc phùhợptừnglớp,từngkhuvực,phùhợpvớiđiềukiệnthựctếcủanhàtrường, đảmbảotínhkhoahọckhảthi. ­Luônquantâmđộingũgiáoviênvề mọimặt,lắngnghe,thấuhiểuvà độngviênkịpthời,khơigợitínhsángtạo,sựnhiệttình,tạosứcmạnhtổnghợp trongviệcxâydựngmôitrường. ­Làmtốtcôngtáctuyêntruyềnvớiphụhuynhđểcósựphốihợpchặtchẽ vớigiađìnhvàcộngđồng,tăngcườngmốiquanhệ vớicáctổ chứcđoànthể trongtrường,thamgiaxâydựngbảovệmôitrường. 2­Kếtluận. Saugầnmộtnămhọcthựchiệncácbiệnpháptrêntrongviệcxâydựng môitrường“Lấytrẻlàmtrungtâm”đãmạnglạihiệuquảcao:Môitrườnggiáo dụctrongvàngoàilớphọcluônSáng–Xanh–Sạch­Đẹp­Vănminh. Ở đây, khôngchỉtrẻđượcthamgiahoạtđộngtíchcực,pháttriểntốtmọimặtmàcòn lànơigiúpphụhuynhvuichơicùngcon,đâycònlàmộtmôitrườnggiaotiếpcởi mở,thanthiệngiữacôvàtrẻ,giữatrẻ vớitrẻ,giữatrẻ vớimôitrườngthiên nhiên,giúptrẻthêmyêutrường,yêulớp,yêucôgiáovàbạnbèhơn. 3­Khuyếnnghị,đềxuất 8/10
  9. Để “Xâydựngmôitrườnggiáolấytrẻlàmtrungtâm”đạthiêuquatôixin ̣ ̉ ̣ ̣ đêxuât:Caccâplanhđaoluôntaođiêukiênvêc ̀ ́ ́ ́ ̃ ̀ ̣ ̀ ơ sở vâtchât,đ ̣ ́ ồ dùngđồ chơi chocactr ́ ườngMâmnon. ̀ Phònggiáodụcmởthêmcáclớphọcchocanbôgiaoviênđ ́ ̣ ́ ượctâphuân, ̣ ́ thamgiakiếntậptrườngbạnđể giáoviênhochoithêmkinhnghiêmcuađông ̣ ̉ ̣ ̉ ̀ ̣ nghiêptrongvi ệc“Xâydựngmôitrườnggiáolấytrẻlàmtrungtâm”. Trênđâylàmộtsốkinhnghiêmch ̣ ỉđạotổchứccáchoạtđộngchotrẻhọc tậpvàvuichơitrongtrườngMầmnonkínhmongđượcsự gópýcủacácđồng nghiệpvàcáccấplãnhđạo. Tôixintrântrọngcảmơn! LongBiên,ngày22tháng3năm2019 Ngườiviết NguyễnThịThuHà 9/10
  10. 10/10

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non

Giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được giáo dục cho mọi người và bắt đầu ngay từ tuổi mầm non. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………………….2 2. Mục đích của đề tài……………………………………………………...……….3 3. Bản chất của đề tài……………………………………………………...………..3 4.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………..3 5.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….3 6.Giới hạn của đối tượng nghiên cứu……………………………………………….4 7.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu………………………………………………….4 PHẦN II NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận. 1.1.Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non…………………………………………………..4 1.2. Kỹ năng của trẻ mầm non………………………………………………...……4 1.3. Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mâm non……………….5 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1 Thuân lợi…………………………………………………………………..........6 2.2. Khó khăn……………………………………………………………………….6 2.3. Kết quả khảo sát………………………………………………………………..7 3. Biện pháp thực hiện. 3.1. Công tác xã hội hoá…………………………………………………………….7 3.2. Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường……....8 - 9 3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện GDBVMT……………………………….......10-17 3.4. Xây dựng cảnh quan lớp học…………………………………………………18 3.5. Tạo cảnh quan môi trường ngoài lớp học…………………………………….18 4. Kết quả đạt được………………………………………………………...…….19 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận…………………………………………………………………...……..20 2.Một số ý kiến đề xuất…………………………………………………..…….20-22 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………........26
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON”. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, của con người. Bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường luôn đi song hành với nhau, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất nhiếu năm nay, với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường. Hiện nay ở Việt Nam môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề do dân số tăng quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu, đô thị hóa ở các nơi, khí thải của công trường nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu. Trong những năm qua, thực hiện quyết định số 1363/ QĐ-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Mà giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí vô cùng quan trọng mà giáo dục mầm non lại là cơ sở quan trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về các mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và các năng lực chung. Nếu không được hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ hội để hình thành ở các lứa tuổi sau. AS Makarenco đã viết: “ Những cơ sở căn bản của việc giáo dục con người đã được hình thành trước 5 tuổi. Những điều dạy cho trẻ
  4. trong thời kỳ này chiếm 90% tiến trình giáo dục của cuộc đời. Về sau việc giáo dục vẫn được tiếp tục nhưng đó là lúc hái hoa nếm quả, còn những nụ hoa đã được vun trồng ngay trong 5 năm đầu tiên”. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được giáo dục cho mọi người và bắt đầu ngay từ tuổi mầm non. Muốn đạt được mục đích đó trước hết cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ thực trạng của môi trường hiện nay và bồi dưỡng một số biện pháp cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi chọn là đề tài khoa học “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non” . để nghiên cứu và ứng dụng trong trường mầm non Yên Lạc. 2. Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Yên Lạc, đề xuất một số kinh nghiệm, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. 3. Bản chất của đề tài: Với vai trò là người cán bộ quản lý, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi bồi dưỡng kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường cho cho đội ngũ giáo viên 4. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này.
  5. - Phương pháp thực tiễn: + Phương pháp quan sát + Phương pháp điều tra kiểm tra + Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng nghiệp 6. Giới hạn về không gian của đề tài nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu và áp dụng tại trường mầm non Yên Lạc- Huyện Yên Lạc- Tỉnh Vĩnh Phúc 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và áp dụng trong năm học 2012-2013 tại trường mầm non Yên Lạc PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: 1.1.Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non: Trẻ em trong độ tuổi mầm non rất thích hoạt động, thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử có văn hoá, gần gũi với môi trường sống xung quanh, đó là yếu tố thuận lợi cho giáo dục bảo vệ môi trường 1.2.Kỹ năng của trẻ mầm non: Trẻ em trong độ tuổi mầm non có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng ban đầu đơn giản, với cách dạy học phù hợp tâm lý, nhận thức của các em. Những khả năng đặc trưng đó là: - Quan sát, phân tích, so sánh, phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh theo các dấu hiêụ màu sắc, hình dạng, kích thước, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống( nếu là con vật).
  6. - Nhận biết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa động vật và thực vật và điều kiện sống của chúng. - Phát triển mạnh các giác quan và rất nhạy cảm. - Nhận ra được các quan hệ trong không gian và thời gian nhưng còn hạn chế. - Thích nhận xét đặt câu hỏi cho người lớn. - Thích tìm hiểu khám phá những sự vật và hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên, trong cuộc sống xã hội xung quanh. - Học tập của trẻ ở dạng còn đơn giản, những tri thức trẻ lĩnh hội là tri thức tiền khoa học, được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn bạn bè. - Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường. Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên và bảo vệ môi trường. - Trẻ bắt chước rất nhanh nên thực hiện được các quy tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp, cộng đồng. 1.3.Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non: - Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Vì vậy, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, đáp ứng được tính to mò nhu cầu tìm tòi hiểu biết của trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường và có thái độ, hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường, yêu quý, tôn trọng môi trường, mong muốn được tham gia cải thiện môi trường. Giáo dục tốt bảo vệ môi trường trong trường mầm non là chúng ta đã trang bị kiến thức cho cả một thế hệ tương lai, đó là
  7. hành trang theo các em suốt cuộc đời. Đó chính là ước mơ, là hành động cụ thể để giúp cho môi trường của chúng ta mãi mãi xanh tươi. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1.Thuận lợi: - Trường mầm non Yên Lạc nằm giữa trung tâm huyện Yên Lạc, đây là nơi phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá. Đặc biệt trẻ em được quan tâm, và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được đến trường mầm non. - Nhà trường được xây dựng khang trang đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, có nhà vệ sinh khép kín, có đủ nước sạch để phục vụ cho hoạt động hàng ngày của cô và trẻ. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Lạc, sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Yên Lạc, sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. - Đội ngũ giảo viên trẻ nhiệt tình tâm huyết với nghề. - Trường có 11 lớp 356 học sinh, được phân chia theo từng độ tuổi phù hợp với chương trình giáo dục mầm non do bộ ban hành. 2.2.Khó khăn: - Kinh phí đàu tư để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường còn hạn hẹp. - Hai phòng học cấp 4 diện tích còn hẹp ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. - Nhận thức của một số phụ huynh chưa đầy đủ nên việc vận động ủng hộ kinh phí phục vụ công tác giáo dục bảo vệ môi trường còn gặp khó khăn. - Trẻ mầm non còn nhỏ chóng nhớ mau quên nên việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải thưòng xuyên liên tục. - Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nắm chắc về nội dung, phương pháp, hình thức nên còn hạn chế trong công tác giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường.
  8. 2.3. Khảo sát đầu năm về chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường: - Giáo viên: + Tốt 26/29 đạt 89.7%. + Khá 3/29 đạt 10.3%. - Khảo sát kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh. Tốt Khá Đạt Chưa đạt 222/356 81/356 41/356 12/356 62.3% 22.8% 11.5% 3.4% - Một số trẻ chưa biết để rác đúng nơi quy định. 3. Các biện pháp thực hiện: 3.1.Thực hiện công tác xã hội hoá hiệu quả bằng việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non: - Năm học 2011-2012 những phương pháp, kỹ năng tổ chức tuyên truyền còn gặp khó khăn lúng túng và hạn chế về nội dung tuyên truyền. Bản thân tôi rất trăn trở suy nghĩ cần cải cách lại phương pháp tuyên truyền theo hình thức mới có hiệu quả hơn. Sự kết hợp công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân về việc bảo vệ môi trường kết hợp với đóng góp xây dựng cơ sở vật chất. Trước hết đối với thành viên ban chỉ đạo năm học 2012-2013 có điều chỉnh bổ sung thành viên mới là đại diện phụ huynh tham gia ban chỉ đạo, nhằm tạo nhân lực làm tiếng nói gần gũi trong quá trình xã hội hoá công tác giáo dục bảo vệ môi trường. - Họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường để quán triệt kế hoạch bảo vệ môi trường. Các đoàn thể và giáo viên đã thảo luận sâu sắc vào kế hoạch của trường và đưa yêu cầu, nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường vào kế hoạch công tác năm, tháng của tổ chuyên môn và cá nhân. - Tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học sinh về nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, qua những bài viết tuyên truyền của đội ngũ giáo
  9. viên, tuyên truyền bằng bản tin, tranh treo trên tường, những nơi gần đường đi lại để phụ huynh dễ quan sát. - Tuyên truyền bằng hình thức giới thiệu sản phẩm của các cháu như: Vẽ nặn, viết chữ đẹp, những đồ chơi đơn giản do các bé tự làm vì vậycho cha mẹ rất phấn khởi khi đưa con đến trường. - Thời gian tuyên truyền là cả một năm học. Kết quả: Nhận thức của nhân dân, của phụ huynh được nâng lên rõ rệt,đã cải thiện được cơ sở vật chất, những đồ dùng thiết thực cho học sinh: ti vi, đầu đĩa, đệm ấm cho trẻ …. 3.2. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh tăng cường nguyên liệu vật liệu cho từng chủ điểm. - Câu nói của Bác Hồ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động “ dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng song”. Biết vận dụng được điều đó trong thực tiễn chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường sẽ đạt được kết quả như mong đợi. Phụ huynh học sinh là một lực lượng gắn bó mật thiết trong giáo dục mầm non. Họ là người hàng ngày đưa đón trẻ tới trường, họ thường xuyên được nhìn thấy công việc làm của cán bộ giáo viên mầm non. Chính vì vậy tôi đã triển khai và tích cực phối hợp với phụ huynh cùng tham gia vào sưu tầm và bổ sung một số nguyên liệu, vật liệu sẵn có của địa phương vào làm các đồ dùng học tập cũng như đồ chơi cho trẻ theo các chủ đề của năm học. Vì thế giáo viên đã có đầy đủ nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tận dụng được các nguyên liệu thiên nhiên, đồ dùng phong phú đa dạng và nhiều chủng loại. - Tôi đã lập kế hoạch kết hợp cùng với nhà trường tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi. Thành viên ban giám khảo là đại diện phụ huynh học sinh. Qua hội thi đó giúp phụ huynh hiểu được việc làm của đội ngũ giáo viên, bằng đôi tay khéo léo các cô đã tạo ra hàng ngàn dồ chơi không những hấp dẫn trẻ mà phụ huynh
  10. cũng vô cùng thích thú. Qua đó đã tạo được niềm tin của phụ huynh với nhà trường nhờ đó công tác giáo dục bảo vệ môi trường được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. - Ban giám hiệu phổ biến nội dung tiêu chí của công tác giáo dục bảo vệ môi trường để phụ huynh cùng bàn bạc, xem nội dung nào làm trước nội dung nào làm sau: ví dụ trồng cây bóng mát trong trường, cải tạo công trình vệ sinh, hợp đồng chuyển rác thải và đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tạo đất để làm vườn rau cho nhà trường, ủng hộ chậu hoa cây cảnh. - Tổ chức thi chơi trò chơi dân gian, hát dân ca, đối tượng dự thi là cô giáo, học sinh và phụ huynh cùng kết hợp thi. - Chủ động vận động phụ huynh sưu tầm cung cấp thêm một số trò chơi dân gian bài hát dân ca có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để cung cấp thêm cho thư viện của mỗi nhóm lớp. - Vận động phụ huynh cùng kết hợp với nhà trường hường dẫn trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ trong gia đình như: sưu tầm hột hạt để làm thí nghiệm gieo hạt, cho trẻ quan sát quá trình phát triển của cây lớn lên như thế nào cùng với trẻ, trẻ rất vui khi được cùng mẹ tham gia khám phá điều diệu kỳ và cũng là trả lời câu hỏi của trẻ vì sao, tại sao…, đồng thời cha mẹ sưu tầm các tranh ảnh hột hạt, vật liệu sẵn có, vật thật có nội dung hình ảnh về các loại cây xanh đóng góp cho trẻ ở lớp để môi trường học tập cho trẻ thêm sinh động hơn, đẹp hơn, cảnh quan lớp học sẽ vui tươi hơn tạo bầu không khí ấm cúng thân thiện, bởi trẻ biết hình ảnh đó có sự đóng góp của cha mẹ, người thân vào đây, trẻ sẽ tích cực học tập và hăng say tham gia vào các hoạt động nhiều hơn, điều đó sẽ đem lại cho trẻ chất lượng giáo dục hiệu quả. Điều đặc biệt ở đây là giúp trẻ tiếp cận với chủ đề bằng thực tế đó là “trăm nghe không bằng một thấy”. - Đối với phụ huynh sẽ là ấn tượng sâu sắc trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, phụ huynh thông cảm, giúp đỡ nhà trường, chia sẻ khó khăn để giúp trẻ cùng tiến bộ, tạo một
  11. sự đồng thuận, lòng tin trong giáo dục, một môi truờng an toàn để trẻ phát huy năng lực năng khiếu phát triển mọi mặt về: Đức- Trí- Thể- Mỹ và tình cảm xã hội. - Sự phối hợp với phụ huynh đã đạt được hiệu quả trong phong trào giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, đó là sự đoàn kết giữa phụ huynh và giáo viên với nhà trường, sự cởi mở thân thiện, sự đóng góp đầu tư thêm kinh phí để môi trường học tập của các cháu ngày càng đa dạng, nhiều chủng loại đẹp mắt và hấp dẫn trẻ. - Một năm mới lại về, hy vọng một sự chung tay đoàn kết giữa phụ huynh và nhà trường, tạo cảnh quan môi trường xanh,sạch, đẹp, để cho các bé mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong trường mầm non. * Bồi dưỡng các chỉ thi của cấp trên về công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non như: - Quyết định 1363/2001/QĐ – TTG về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Các chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm của ngành mầm non đối với công tác giáo dục bảo vệ môi trườmg…..và các công văn hướng dẫn của sở giáo dục và phòng giáo dục để giáo viên hiểu rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng và những nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. - Trên cơ sở của những yêu cầu mang tính pháp lý đó, công tác giáo dục trẻ mầm non đều chứa đựng mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường, nên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình chăm sóc này sẽ mang tính khả thi.Tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện tích hợp nội dung bảo vệ môi trường lồng ghép vào các chủ đề như sau: + Cần lựa chọn vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thích hợp với thực tế. + Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể vừa sức với trẻ.
  12. + Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thiết thực với trẻ. + Ví dụ cụ thể về lập kế hoạch hoạt động thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non lồng ghép vào các chủ đề trong năm học như sau: a. Lựa chọn chủ đề: “ Thế giới động vật”. b.Xác định mục tiêu của bài học. Thông qua chủ đề trẻ biết: - Động vật sống trong môi trường cần thức ăn nước uống và chúng gắn bó với môi trường. - Mối quan hệ đơn giản giữa động vật với con người và môi trường. Biết những hành động tốt xấu của con người trong việc bảo vệ động vật. Biết lợi ích và tác hại của động vật. - Yêu quý gần gũi với vật nuôi, cho chúng ăn uống. Biết cách phòng trừ một số vật có hại như : Ruồi, muỗi …. c. Xác định nội dung của bài học. - Các con vật gần gũi với trẻ, sống trong môi trường xung quanh trẻ. - Điều kiện cần thiết để chúng sống: Đất, nước, thức ăn,… - Quan hệ của chúng với con người có ích, có hại. - Tác động của con người đối với các động vật: Chăm sóc, tiêu diệt. d. Lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức. Chủ yếu sử dụng phối hợp: - Các phương pháp quan sát, nêu vấn đề, tạo tình huống, trò chơi, thảo luận, thực hành, tô màu và cắt dán tranh. - Hình thức tổ chức : Dạo chơi, thăm quan, hoạt động chung, hoạt động nhóm, hoạt động góc. e. Chuẩn bị điều kiện, các đồ dùng, đồ chơi, vật liệu.
  13. - Một số con vật có ở địa phương, tranh ảnh lô tô các con vật, giấy kéo hồ dán, bút màu, khuôn con vật, con dấu hình con vật, bể cá, lồng chim,… và những tình huống đưa trẻ vào hoạt động. g. Thiết kế các hoạt động của bài học. - Hoạt động 1: Cô giới thiệu mục tiêu bài học và hướng dẫn trẻ bàn bạc, tìm đồ dùng, đồ chơi, địa điểm, chia nhóm bạn, chọn các hoạt động thích hợp với bài học tương ứng với thời gian cho phép. - Hoạt động 2: Cô và trẻ cùng trao đổi đàm thoại để tìm hiểu khám phá, phát hiện nhu cầu, môi trường sống, điều kiện sống của các con vật và mối quan hệ của chúng với môi trường và con người qua đó trẻ hiểu được có nhiều loài động vật, nhu cầu, nơi sống và điều kiện sống của chúng khác nhau. - Hoạt động 3: Cho trẻ chơi phân nhóm, phân loại động vật theo các dấu hiệu : môi trường sống, thức ăn, có ích, có hại cho con người và cây xanh. Giúp trẻ biết được động vật sống ở các nơi điều liện sống của chúng khác nhau, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người và cây xanh. - Hoạt động 4: Cho trẻ in các loại động vật lên giấy, đóng hình các con vật, vẽ nặn cắt dán, gấp các loại con vật. Vật liệu cho hoạt động là giấy, khuôn con vật, dấu hình con vật, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn,….giúp trẻ tìm hiểu thêm về con vât và phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ đối với các con vật. - Hoạt động 5: Từ các sản phẩm trẻ tạo ra ở hoạt động, tổ chức cho trẻ tạo ra trại chăn nuôi, tổ chức cho trẻ trang trí lớp học với những hình vẽ tranh vẽ và các sản phẩm nặn. - Hoạt động 6: Chăm sóc vật nuôi ở gia đình, theo dõi sự phát triển của chúng qua đó giúp trẻ hiểu được điều kiện sống và sự phát triển của các con vật. Cô thảo luận với trẻ về những việc trẻ có thể thực hiện để tham gia chăm sóc vật có ích, diệt loại có hại và cam kết cùng thực hiện. - Hoạt động 7: Kể chuyện đọc thơ về các con vật.
  14. - Hoạt động 8: Cho trẻ thực hiện bài tập - đánh giá điều kiện sống của các con vật nuôi. Mô tả thức ăn, đồ dùng mà các con vật cung cấp cho con người để thấy ích lợi của các con vật nuôi. - Hoạt động 9: Cô và trẻ cùng nhận xét về kết quả thực hiện những điều đã cam kết về việc trẻ tham gia chăm sóc vật có ích và diệt loại có hại. * Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua hoạt động chơi đáp ứng được nhu cầu của trẻ. + Thông qua các trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lý rác thải. Trong các trò chơi “ Bé tập làm nội trợ” cô dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên vật liệu, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi chơi. + thông qua trò chơi học tập trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tôt, hành vi xấu với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân của chúng. + Thông qua các trò chơi vận động trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường hoặc làm hại môi trường. Động tác cuốc đất, trồng cây tưới nước, bắt sâu …..là hành vi có lợi cho môi trường. Còn chặt cây, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng, săn bắt thú rừng là động tác gây tổn hại đến môi trường. + Thông qua các trò chơi đóng kịch: Trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi, hành vi có hại cho môi trường. + Thông qua trò chơi một số phương tiện công nghệ hiện đại: Trẻ nhận biết môi trường sạch, môi trường bẩn. - Hoạt động học tập: + Về thể chất: Trẻ minh hoạ các động tác có lợi, có hại cho môi trường.
  15. + Tạo hình: Vẽ, nặn, cắt, dán thể hiện hiểu biết của mình về môi trường ví dụ : trẻ vẽ đường phố xanh sạch đẹp và đường phố bẩn bị ô nhiễm môi trường. + Âm nhạc: Trẻ hiểu nội dung một số bài hát, bài múa thể hiện môi trường sạch đẹp. + Làm quen với văn học: Trẻ được nghe nhiều câu chuyện về môi trường, những việc làm có lợi, có hại tới môi trường, tác hại của môi trường bị ô nhiễm tới sức khoẻ con người. + Khám phá môi trường xung quanh: Tổ chức cho trẻ quan sát sự phát triển của cây. Cây cần gì để lớn lên ( đất, nước, không khi, ánh sáng) hiểu sự cần thiết của chúng đối với con vật và thực vật. Trẻ đưa ra các phương án giải quyết trong một số tình huống giả định ví dụ: Khi thấy cây héo cháu sẽ làm gì? - Hoạt động lao động: + Lao động tự phục vụ: Trẻ tự phục vụ cho mình như đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong trẻ biết rửa tay sạch sẽ. Các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp là một hành vi tốt. Trẻ biết ăn hết xuât không làm cơm rơi vãi là một hành vi tiết kiệm bảo vệ môi trường. + Lao động chăm sóc con vật nuôi, cây trồng: Đây chính là việc làm tốt cho môi trường. Ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. + Lao động vệ sinh môi trường; lau chùi đồ dùng đồ chơi, xếp dọn đồ dùng ngăn nắp, nhặt rác sân trường…. - Hoạt động lễ hội: + Dạy trẻ một số bài hát dân ca thuộc vùng miền của mình và và những món ăn thuộc vùng miền mà trẻ sinh sống. Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm: Ngày hội đến trường của vé, vui hội trăng rằm, mừng ngày nhà giáo Việt Nam, mừng ngày tết quê em, chúc mừng ngày mùng 8/3… + Giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội.
  16. + Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề truyền thống ở địa phương và những ảnh hưởng của những nghề đó đối với môi trường, thiên nhiên và cuộc sống con người. * Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ và các hoạt động trong ngày. - Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đế khi trả trẻ. Đây là thời gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Nhưng nội dung tích hợp cần hợp lý và linh hoạt, tránh ôm đồm mà quên mất nội dung chính. - Tiến hành hoạt động trong ngày a. Đón trẻ - Giáo viên đến sớm mở cửa thông thoáng lớp học. - Quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn quà sáng vứt rác vào thùng rác. - Thể dục sáng nhắc trẻ không nói quá to, không nô đùa xô đẩy nhau. b. Trò chuyện với trẻ - Cô và trẻ trò chuyện. Ví dụ: Hôm nay ai đưa con đi học? Bố mẹ đưa các con bằng phương tiện giao thông gì? Khi được bố mẹ đưa đi học các con nhìn thấy hai bên đường có gì? ( Cây xanh ). Các con có biết cây xanh còn làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi tiếng ồn của xe cộ. c. Hoạt động ngoài trời - Cho trẻ lao động tập thể : Cho trẻ nhặt rác trong luống rau - Khi cho trẻ quan sát luống rau trong trường, cô phát hiện trong luống rau có 1 số vỏ hộp sữa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Trong luống rau có những gì? + Điều gì xảy ra nếu trong luống rau ngày càng có nhiều vỏ hộp sữa?
  17. +Vỏ hộp sữa phải để ở đâu? + Ai có thể giúp cô nhặt vỏ hộp sữa nào? - Sau đó cô cùng trẻ nhặt rác ở luống rau bỏ vào thùng rác. Như vậy trẻ đã học được cách bảo vệ môi trường. d. Vệ sinh trước khi vào lớp Giáo viên cần nhắc trẻ rửa sạch tay trước khi vào lớp, khi rửa tay giáo viên cần hỏi trẻ làm thế nào để tiết kiệm nước? Vì sao phải tiết kiệm nước? ( Tiết kiệm nước là đã tham gia bảo vệ môi trường ). e. Hoạt động chung: Trong giờ hoạt động có chủ đích. Ví dụ khi dạy trẻ học bài thơ: “ Cây dây leo”. Khi trao đổi với trẻ về nội dung bài thơ giáo viên đặt câu hỏi: + Vì sao cây dây leo phải bò ra cửa sổ? + Vậy muốn cây lớn nhanh ta phải làm gì? g. Hoạt động góc: - Đây là hoạt động mà trẻ thể hiện được sự hiển biết và thể hiện kỹ năng của mình vì thế giáo viên cần chú ý tổ chức tốt hoạt động này, đặc biệt chú ý lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tạo cho trẻ nhiều góc mở để trẻ được thể hiện hết khả năng của mình, đây cũng là thời cơ để giáo viên quan sát những hành vi mà trẻ thể hiện trong khi chơi, từ đó kịp thời uốn nắn cũng như khích lệ trẻ chơi tốt hơn. Vào những buổi hoạt động chiều, giáo viên hướng dẫn trẻ cách chơi ở các góc, đồng thời luôn nhắc nhở trẻ trong khi chơi không được nói to, không quăng ném đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, ném đồ chơi sẽ làm cho đồ chơi chóng bị hỏng, đó cũng là những hành vi không tốt đối với môi trường. - Góc học tập: Cho trẻ xem tranh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường như: Ném rác xuống ao hồ, bẻ hoa, bẻ cành, vặn vòi nước to. Và những hành vi tốt như: Lau
  18. bàn ghế, vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, tưới cây, lau lá cây. Tô màu hành vi đúng, gạch chéo hành vi sai... Cô cần dạy trẻ cách cầm sách nhẹ nhàng không làm hỏng sách, không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xoá trong sách, giở sách nhẹ nhàng từng trang một. - Góc nghệ thuật tạo hình: Hát, đọc thơ về cây xanh, con vật, trường lớp có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế liệu: vỏ hộp, vỏ bia, lá cây khô… - Góc thiên nhiên: Cô cho trẻ quan sát góc thiên nhiên xem sự phát triển của cây. Thực hành kỹ năng chăm sóc cây như: Lau lá, tưới cây, xới đất, nhổ cỏ, nhặt lá vàng, lá rụng. h. Giờ ăn: Nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, không bỏ dở cơm, nhặt cơm rơi cho gọn vào đĩa, không nói chuyện trong khi ăn, khi ăn nhai từ từ không nuốt vội, trẻ ăn xong cất bát thìa đúng nơi quy định. Nhắc trẻ lau miệng sạch sẽ. Lớp 5 tuổi cho trẻ cất ghế, vệ sinh cùng cô. i. Giờ ngủ: Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không nói chuyện to, ngủ dậy dạy trẻ cùng cô cất gói chăn gọn gàng đúng nơi quy định. k. Hoạt động chiều: Giáo viên và học sinh cùng vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau bàn ghế, lau đồ chơi Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải Sau mỗi việc trẻ làm giáo viên cần giải thích giúp trẻ hiểu ý nghĩa của mỗi việc làm đó: Vệ sinh lớp học giúp cho không khí lớp học được trong lành, đồ dùng đồ chơi sạch giúp các con phòng bệnh như: chân tay miệng, tiêu chảy… để cho cơ thể
  19. các con luôn khoẻ mạnh. Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải là một việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường vì cô và các con đã tiết kiệm được nguyên liệu và góp phần giảm bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường. Trẻ hiểu được từng việc làm của mình sẽ là động cơ để trẻ thể hiện những hành vi giúp cô tham gia bảo vệ môi trường l. Hoạt động nêu gương và trả trẻ: Giáo viên cần động viên khen ngợi những trẻ có hành vi tốt đã thực hiện bảo vệ môi trường như: tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân. Học xong biết xếp gọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp… đồng thời cũng nhắc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa tốt như: đi ngủ còn nói chuyện to, quăng ném đồ chơi, mở vòi nước quá to khi rửa tay… 3.4. Xây dựng cảnh quan trong lớp học: - Việc tạo cảnh quan trong trường học là việc làm vô cùng quan trọng. Đồ dùng đồ chơi được xắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Các góc được bố trí riêng biệt để tiện cho trẻ hoạt động, mỗi góc được thay đổi theo từng chủ điểm tạo cảm giác mới mẻ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ luôn thích thú muốn tìm tòi khám phá. Cần kích thích để trẻ biết cách xắp xếp khoa học. Như vậy môi trường lớp học luôn gọn gàng sạch sẽ đảm bảo yêu cầu vệ sinh, đảm bảo tính khoa học. 3.5. Tạo cảnh quan môi trường ngoài lớp học: - Xây dựng góc thiên nhiên phong phú gồm nhiều loại cây, hoa khác nhau để trẻ có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên gần gũi xung quanh trẻ. - Bố trí đồ chơi ngoài trời khoa học, hợp lý đảm bảo an toàn, trẻ được tiếp xúc với đồ chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ phát triển về thể chất. - Bố trí hệ thống cây xanh, cây ăn quả, vườn rau, bồn hoa một cách khoa học hợp lý tạo môi trường xanh,sạch, đẹp luôn hấp dẫn trẻ.
  20. - Xếp sắp hệ thống bảng biểu tuyên truyền, tranh tuyên truyền,bài tuyên truyền ở nơi thuận tiện để mội người dễ qua sát. Đây là đièu kiện tốt cho công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường. 4. Kết quả. Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện, chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường tăng lên rõ rệt. Điều đó làm tôi phấn khởi, giúp tôi có nghị lực trong công tác. - Công tác xã hội hoá: Phụ huynh đã ủng hộ được 49.840.000 để mua đệm ấm cho trẻ, cải tạo và làm cổng trường. - Công tác tuyên truyền tới phụ huynh: 100% phụ huynh được tuyên truyền vì vậy nhận thức về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non được tăng lên rõ rệt. Phụ huynh tích cực hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày để mang đến lớp cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi. Phụ huynh tham gia lao động vệ sinh môi trường, tham gia ủnh hộ cây, hoa và trồng cùng với cô và trẻ. - Giáo viên: Giáo viên đã hiểu sâu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, biết vận dụng sáng tạo những phương pháp và các hình thức dạy trẻ luôn thay đổi để hấp dẫn trẻ qua khảo sát cuối năm học 2012-02013 như sau: 29/29 giáo viên xếp loại tốt bằng 100%. - Đối với học sinh: 100% học sinh đã biết để rác đúng nơi quy định. Trẻ rất yêu quý và bảo vệ thiên nhiên không bẻ cành ngắt lá, biết chăm sóc cây cối vật nuôi, biết làm một số đồ chơi đơn giản từ vật liệu thiên nhiên. - Khảo sát học sinh cuối năm về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tốt Khá Đạt Chưa đạt 278/356 66/356 12/356 0 78.1% 18.5% 3.3% 0

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.

SKKN_Ngo_Thi_Hanh_19-20_c7395ec471.pdf
Đọc bài Lưu

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.

SKKN Ngô Thị Hạnh 19-20.pdf


Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Nguồn:Trường Mẫu giáo Hoa Hồng Copy link
Tags: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết