Sáng kiến kinh nghiệm văn miêu tả lớp 5

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

  • Tải file

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng, có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một khoa học, vừa là một công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội trí thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển tư duy.

Như chúng ta đã biết phân môn Tập làm văn nối tiếp một cách tự nhiên các bài học khác nhau trong môn Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trong trong việc dạy và học Tiếng Việt xét trên hai phương diện:

+ Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn hoàn thiện phải vận dụng cả bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết và các kĩ năng về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này các kiến thức và kĩ năng đó được hoàn thiện và nâng cao dần.

+ Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động qua quá trình giao tiếp tư duy, học tập. Nói cách khác phân môn Tập làm văn đã thực hiện hóa mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn nói hoặc viết theo các kiểu bài do chương trình qui định. Để sản sinh được một bài văn, ngoài bốn kĩ năng trên các em còn được rèn thêm về kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng phân tích đề, quan sát tìm ý lập dàn bài, viết đoạn văn, liên kết thành bài văn hoàn chỉnh. Có thể nói rằng phân môn Tập làm văn giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài, có ý thức dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau.

Nhưng làm thế nào để học sinh viết được bài văn sinh động, sáng tạo và chân thực. Chính vì lí do này nên tôi đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tập làm văn tả cảnh ở lớp 5'' để nghiên cứu.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Người giáo viên cần tìm ra biện pháp dạy học tốt nhất giúp học sinh nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập làm văn nói chung và văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5, đặc biệt là lớp 5A2 Trường Tiểu học Nguyễn THị Minh Khai.

Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Tập làm văn, tập trung vào văn tả cảnh.

B/ PHẦN NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

1. Thực trạng:

Theo chương trình sách Tiếng Việt thì nội dung các bài Tập làm văn ở lớp 5 thường được gắn với chủ điểm đang học của các bài Tập đọc. Kiến thức Tập làm văn lớp 5 trang bị cho học sinh lớp 5 thông qua các bài luyện tập, thực hành. Nội dung các bài luyện tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 giúp học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn miêu tả, có một số hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để thực hành vận dụng các loại văn bản khác như: Làm báo cáo thống kê; làm đơn; làm biên bản; thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động, tập viết đoạn đối thoại.

Ngoài việc cung cấp một số kiến thức mới, nội dung dạy học Tập làm văn lớp 5 còn có các bài ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn kể chuyện, về văn miêu tả chuẩn bị cho học sinh những điều kiện cần thiết để học lên lớp trên.

Sau khi nghiên cứu phân môn Tập làm văn lớp 5 tôi thấy các em được học kĩ về kiểu bài văn miêu tả như tả cảnh, tả người

Để làm được bài văn tả cảnh học sinh phải biết quan sát tìm ý lập dàn bài. Sau đó các em sẽ trình bày bài nói hoặc bài viết, thể hiện kĩ năng diễn đạt qua việc sử dụng cách dùng từ đặt câu, diễn ý, dựng đoạn.

Bố cục của bài phải được trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, câu văn đúng ngữ pháp. Trong một bài văn học sinh phải tả được những nét tiêu biểu đặc sắc của cảnh vật gắn với hoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể. Cảnh bao giờ cũng gắn với con người, được tạo dựng tô điểm thành một bức tranh nho nhỏ sinh động bằng ngôn ngữ nói và viết. Kết quả cuối cùng của việc dạy và học Tập làm văn là hiệu quả của những bài văn hay.

Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung, và giàu cảm xúc, đẹp cả về hình thức. Mặt nội dung, bài văn hay do các em viết ra phải miêu tả sự vật một cách chân thật, thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với lứa tuổi.

Mặt hình thức, bài văn hay thể hiện ngôn ngữ trong sáng, giàu màu sắc. Hình ảnh gợi tả và gợi cảm xuất phát từ những rung động trẻ thơ hồn nhiên giản dị.

Mục đích của tả cảnh là như vậy nhưng thực tế việc học, việc viết văn của các em rất hạn chế nhất là khi bước vào những tiết học đầu tiên của kiểu bài này. Bên cạnh đó, bài làm văn của một số em còn viết câu, dùng từ diễn đạt chưa rõ ý, chưa biết sắp xếp ý, không biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay để rồi hiểu và sử dụng đúng, hợp lý, tức là các em chưa biết biến những kiến thức đã tiếp thu trong bài, trong giờ học thành một sản phẩm cụ thể của mình.

Qua việc chấm, chữa bài, tôi nắm bắt được lớp 5A2 có chất lượng bài viết Tập làm văn tả cảnh như sau:

Tổng số HS

Nắm được yêu cầu của đề bài

Biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn, ít mắc lỗi

Bố cục rõ ràng

Bài viết sinh động, sáng tạo

35em

30em

27em

25em

15em

2. Tìm hiểu nguyên nhân :

Ở góc độ chủ quan và khách quan, học sinh viết văn còn hạn chế là do chịu ảnh hưởng từ những nguyên nhân sau:

Nhiều em chưa hứng thú, chưa yêu thích khi học Tập làm văn nên các em gặp nhiều khó khăn khi làm bài.

Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn. Nhiều em chưa biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả vì các em chưa thực sự hiểu hết nghĩa của những từ mà các em dùng để tả.

Các em chưa nắm được phương pháp quan sát, bố cục bài văn miêu tả. Nhiều em chỉ kể hoặc liệt kê ra những gì mình thấy hoặc tả qua loa, sơ sài, không lồng ghép những suy nghĩ cảm xúc của mình trong khi tả.

Cách dùng từ đặt câu sắp xếp bố cục chưa khoa học. Bài văn thiếu hẳn câu văn hay hình ảnh đẹp.

Một số em chưa biết vận dụng lồng ghép kiến thức các môn học khác để hỗ trợ cho môn Tập làm văn.

Một số em lười suy nghĩ chưa chịu khó học tập.

Chất lượng học tập không đồng đều, một số em tiếp thu bài còn chậm.

II. MỘT SỐ BIỆP PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH Ở LỚP 5

Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận của việc dạy học, tôi nhận thấy thực tế dạy Tập làm văn chưa thật sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu, mục tiêu của việc dạy phân môn này ở cấp Tiểu học. Để khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm hiện có trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số biện pháp sau với mong muốn là có thể nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập làm văn nói chung văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng. Các biện pháp cụ thể như sau :

1. Biện pháp 1 : Sự chuẩn bị cho giờ học của giáo viên học sinh :

Giáo viên cần phải đọc kĩ, nắm vững mục đích yêu cầu trọng tâm của bài dạy, tự đặt mình vào một vài địa điểm, thời điểm khác nhau trong ngày để có hướng gợi ý cho học sinh miêu tả khác nhau.

Ví dụ : Cảnh buổi sáng khác cảnh buổi trưa, buổi chiều như thế nào ? hay cảnh đẹp ở vườn cây thì khác với cảnh đẹp ở công viên, khác cảnh trên đường phố, khác cảnh trên cánh đồng ra sao ?

Theo tôi chúng ta cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình những hình thức gợi mở và một số từ ngữ trong ý chính để giúp các em sáng tạo với suy nghĩ của mình.

Ví dụ :

*Tả cảnh đẹp trong công viên

+ Em được đi chơi công viên vào dịp nào ?

+ Ở công viên em thấy có những gì đẹp, hấp dẫn mọi người ?

+ Em thích cảnh đẹp nào ở đó ?

*Hay tả cảnh đồng

+ Em tả cánh đồng vào buổi sáng hay buổi trưa, buổi chiều ?

+ Buổi sáng trên cánh đồng có gì đặc sắc ?

+ Buổi trưa ở cánh đồng khác buổi chiều ở cánh đồng như thế nào ?

+ Em tả cánh đồng lúa chín vàng hay cánh đồng lúa xanh tươi đang thì con gái ?

Để chuẩn bị cho tiết học sắp tới tôi thường hướng dẫn các em quan sát trước. Quan sát để phát hiện ra những chi tiết sinh động phong phú của sự vật ở từng lúc, từng nơi cụ thể, bằng những chi tiết riêng biệt. Vì bước quan sát rất quan trọng là cơ sở để giúp các em tìm ý, tìm cái để viết ra nội dung của bài văn.

Để bước quan sát có kết quả tôi hướng dẫn các em xác định được đối tượng và mục đích quan sát, quan sát là để tìm ý cho bài văn. Khi đã có đề tài các em chủ động quan sát sự vật để tìm ý. Trong cuộc sống hàng ngày do tiếp xúc, quan hệ với sự vật, các em đã tích luỹ được những hiểu biết chi tiết về sự vật đó.

Ví dụ : Khi hướng dẫn các em tả cánh đồng hay nương rẫy tôi đã dặn các em quan sát cánh đồng nương rẫy mỗi khi có dịp. Có thể các em lên rẫy cùng bố mẹ, anh chị. Các em hãy quan sát kĩ xem cảnh vật ở đó như thế nào? Hay cảnh cánh đồng, cảnh sông nước các em cũng quan sát kĩ mỗi khi có dịp. Các em có thể quan sát trực tiếp tận mắt hay quan sát qua tranh ảnh, qua màn hình ti vi,

Hoặc khi hướng dẫn các em quan sát con đường từ nhà đến trường. Tôi dặn các em khi đi học (hoặc khi về) vừa đi vừa quan sát kĩ con đường (hình dáng, mặt đường, lề đường, cảnh vật hai bên đường, ).

Nhớ lại hình ảnh con đường làng mà các em đã được đọc, các em sẽ thấy có những nét tả thật cụ thể, thật sinh động và hình ảnh con đường hiện ra thật đẹp.

Đường mềm như dải lụa

Uốn mình dưới cây xanh

Con đường đến trường của các em có như vậy không ? Ven đường có hàng cây xanh, những dãy nhà cao tầng, hay có những rẫy ngô xanh rì rào trong nắng.

2. Biện pháp 2 : Giáo dục tình cảm, mĩ cảm

Trước hết tôi giúp học sinh nhận thấy môn học Tập làm văn rất quan trọng, là môn học ứng dụng tất cả các kiến thức đã được học ở các phân môn như : Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả và các môn học khác trong nhà trường.

Nếu chỉ có vốn hiểu biết và rung cảm nhanh nhạy không thôi thì chưa đủ, để có bài văn hay phải có phương tiện ngôn ngữ và biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc trong quá trình học tập và rèn luyện.

Viết văn là một loại lao động đặc biệt : Trí óc suy nghĩ, trái tim rung cảm và các giác quan đến hoạt động ngôn ngữ (nói, nghe, đọc, viết) phải năng động và thành thục.

Qua các bài cụ thể tôi giúp các em thấy được đối tượng tả rất gần gũi với các em :

Đó là : tả cảnh buổi sáng (buổi trưa, buổi chiều ) trong vườn cây (hoặc trong công viên, đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Tả cơn mưa, tả ngôi trường, tả ngôi nhà, tả một cảnh đẹp ở địa phương em bằng sự rung động, tính cảm chân thật của mình các em sẽ làm cho cảnh vật tái hiện ngay trước mắt người đọc một cách rất có hồn, rất sinh động.

Dựa vào đặc điểm tâm lí của các em Tiểu học, ngay cả giờ ra chơi hoặc lúc cùng các em lao động, chăm sóc vườn trường, tôi luôn tạo điều kiện gần gũi với các em. Tôi gợi ý cho các ngắm nhìn, nhận xét cảnh vật: môi trường, hàng cây, bầu trời, tia nắng, cảnh học sinh vui chơi trên sân trường,Tôi thường hỏi các em :

+ Các em thấy những hàng cây này thế nào ?