Sapo web là gì

Sapo là một yếu tố quan trọng trong mỗi bài content marketing. Vậy làm sao để có thể viết được những sapo dẫn dắt ấn tượng, thu hút người đọc, hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Sapo được coi là thành phần không thể thiếu trong mỗi bài viết content marketing. Thành phần này được ví như món ăn khai vị hấp dẫn lôi kéo, dẫn dắt người đọc tìm hiểu vào chi tiết bài viết. Một phần sapo hay sẽ có khả năng kích thích người đọc, tạo cảm giác tò mò muốn hiểu sâu hơn nữa.

Sapo web là gì

Viết sapo

Vậy cụ thể sapo là gì? Vai trò của sapo đối với một bài content marketing? Cách để có thể viết được những sapo hay? Hãy cũng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về sapo và những vấn đề liên quan đến sapo nhé!

Khái niệm Sapo xuất phát từ tiếng Pháp là chapeau – cụm từ này mang ý nghĩa là chiếc mũ. Nghe có vẻ không mấy liên quan nhưng bạn có thể hiểu nôm na nó chính phần nội dung mở đầu nằm dưới tiêu đề, phần đầu bài viết.

Tại sao từ Sapo lại được mang ý nghĩa gốc là chiếc mũ? Bởi nó giống như chiếc mũ cần một người chỉnh chu khiến nó trở nên thú vị, hấp dẫn, người ta càng muốn tìm hiểu sâu vào bên trong.

Sapo web là gì

Sapo là gì?

Đoạn sapo có thể được tạo từ 1 hoặc một vài câu văn hoàn chỉnh khác nhau. Những câu văn được viết có thể tùy dài ngắn khác nhau nhưng phải có tính khái quát để người đọc hiểu nội dung phần thông tin mà bạn cung cấp phía sau.

Hiện nay, xu thế viết content marketing hiện đại những đoạn sapo ngày càng được tối giản hóa càng ngắn càng tốt. Không đi dẫn dắt miên man, đoạn sapo cần đi đúng vào vấn đề nhưng vẫn không mất đi sự kích thích trí tò mò của người đọc.

Cẩm nang nghề content 

Là một thành phần không thể thiếu trong mỗi bài viết chứng minh rằng đoạn sapo đóng một vai trò hết sức quan trọng. Khi đoạn sapo luôn được đặt phía sau tiêu đề như đã chứng minh được vai trò và tác dụng của nó trong bài viết. Đoạn sapo được coi là một lời chào, lời giới thiệu để độc giả đưa ra quyết định dừng lại hãy tiếp tục đọc bài viết.

Sapo web là gì

Vai trò của Sapo trong một bài viết

Sau đây là một số vai trò của đoạn sapo trong mỗi bài viết:

Sapo đóng vai trò làm nổi bật bài viết giữa vô vàn những bài viết có cùng chủ đề tương tự. Nếu tiêu đề đóng vai trò quan trọng nhất trong việc dẫn người đọc đến với bài viết thì sapo chính là nhân tố quyết định xem người đọc có muốn tiếp tục tìm hiểu về nội dung đó hay không. Đoạn sapo không cần quá dài, có thể chứa nội dung chủ đề chính, khơi gợi được sự tò mò của độc giả là đủ.

Sapo web là gì

Thu hút người đọc

Hiện nay, trong khi sự bùng nổ thông tin ngày càng gia tăng mạnh mẽ thì người đọc hay có xu hướng bỏ qua những nội dung tương tự nhau. chính vì vậy bài viết của bạn cần phải tạo được sự khác biệt từ những câu từ đầu tiên. Bạn nên làm bật vấn đề mà mình muốn đề cập đến độc giả

Khi đọc sapo độc giả sẽ ngay lập tức có thể biết được trong bài viết của bạn đề cập vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu không biết cách viết một cách tinh tế, sẽ khiến độc giả chỉ đọc sapo cũng đã có đủ thông tin không cần phải đọc bài viết. Bạn chỉ nên đề cập một phần vấn đề chính, bằng cách gợi mở vấn đề để độc giả cảm giác tò mò.

>> Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo của CTV viết Content TẠI ĐÂY

Có nhiều cách để bạn có thể tạo nên một đoạn sapo hấp dẫn cho những nội dung của mình. Nhưng bạn cần phải nắm được những thông tin mà mình dự định viết. Việc có thể tìm hiểu rõ thông tin sẽ giúp bạn có thể tổng hợp những gì hay nhất. Một đoạn sapo rành mạch, chỉnh chu luôn thu hút được độc giả hơn.

Sapo web là gì

Cách để viết sapo hay

Mỗi người sẽ có những phong cách viết sapo khác nhau, đó là phong cách riêng. Tuy nhiên, dù phong cách cá nhân ấy có ra sao cũng không thể nằm ngoài những yếu tố quan trọng này:

  • Sapo được viết dưới dạng dẫn dắt vấn đề: Những chủ đề mang tính khoa học, chính trị, đa phần người viết sẽ sử dụng dạng viết sapo này. Hãy dẫn dắt vấn đề nhẹ nhàng, logic để độc giả bớt cảm thấy nhàm chán, khô khan với những thông tin chính luận.
  • Dùng danh ngôn, sự kiện lịch sử,… để viết sapo. Bạn có thể mượn những câu danh ngôn hay, ấn tượng, nổi tiếng để viết sapo. Phương pháp viết này sẽ tạo được độ tin cậy đối với độc giả.
  • Sapo mang tính gây shock: là những sapo sử dụng những thông tin gây shock với hàng loạt những động từ mạnh đánh vào tâm lý người đọc. Hiện đây cũng là xu thế viết sapo được rất nhiều người áp dụng, hiệu quả đạt được cũng rất tốt.
  • Chất lượng website
  • Không có lỗi, khuyết điểm trong website
  • Các bài viết được tối ưu tốt từ onpage- offpage
  • Nội dung bài viết thu hút, khác biệt với đối thủ

Hy vọng những thông tin chúng tôi đưa ra đã giúp bạn biết được sapo là gì? Vai trò của Sapo cũng như cách viết những sapo hay. Nếu là một người đnag làm nghề viết content hãy có gắng tự sáng tạo ra những sapo mang phong cách riêng nhé để bài viết của bạn luôn đạt hiệu ứng tốt nhất. Chúc các bạn thành công.

>> Xem ngay: Các thông tin tuyển dụng Đà Nẵng mới nhất giúp các ứng viên lựa chọn được công việc hấp dẫn tại thành phố này.

Tôi hiểu rằng việc xây dựng 1 website thành công mới chỉ là bước đầu tiên để bạn đưa doanh nghiệp của mình đến với khách hàng.

Bước thứ hai quan trọng hơn, đó chính là quảng bá website của bạn đến càng nhiều người càng tốt. Việc chọn 1 nền tảng để xây dựng website khá quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình bạn marketing, cụ thể ở đây là việc SEO (Search Engine Optimization) – nó có dễ dàng, tiện lợi hay không.

Đa phần bạn xây website bán hàng trên nền tảng wordpress,  sử dụng plugin thương mại điện tử kèm theo nó là Woocommerce vì cho rằng nó dễ tối ưu SEO.

Tuy nhiên khá nhiều nền tảng website khác hiện tại cũng giúp bạn tối ưu SEO dễ dàng như Sapo (Biz web cũ), Haravan, Open Cart…

Sapo web là gì
Poll khảo sát về nền tảng xây dựng website của Vincent Do

Ở bài viết này tôi sẽ review về Sapo 1 cách khách quan về những ưu điểm, khuyết điểm mà các chủ website có thể gặp phải trong quá trình làm SEO cho web.

Nếu bạn đang thắc mắc Sapo có phải là một nền tảng web đáng để bạn sử dụng trong việc xây dựng website bán hàng không, thì bài viết này chính là dành cho bạn.

Lưu ý: Ngay khi tôi gửi phản hồi những điểm cần cải thiện trong nền tảng Sapo web để anh/em Seoer có thể dễ dàng tối ưu hơn, thì thật bất ngờ là phía Sapo trả lời những phản hồi của tôi rất nhanh.

Một điểm cộng cho Sapo trong việc nắm bắt thông tin và phản hồi cho khách hàng!

Có những phần trả lời từ phía Sapo này tôi cũng sẽ thêm vào phía trong bài viết; để bạn có góc nhìn khách quan nhất nhé!

Đây là một website có tên captuida.vn mà tôi được 1 bạn trong Group cộng đồng SEO nhờ audit cũng như review quá trình SEO Onpage cho bạn ấy. Tôi sẽ đi sâu vào từng ngóc ngách website này để bạn hình dung dễ hơn nhé.

Nào ta cùng bắt đầu!

Đầu tiên tôi sẽ đăng nhập vào Dashboard (nơi quản trị website) của captuida.vn

Sapo web là gì
Giao diện chính của công cụ quản lý nội dung website

Khi đăng nhập vào bên trong, chúng ta thấy rằng giao diện (dashboard) khá thân thiện với người dùng, dễ dàng tìm kiếm các thứ mình mong muốn. Ví dụ nếu muốn tìm kiếm sản phẩm nào đó, chúng ta có thể gõ từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn thấy ngay và nắm bắt được các thông tin quan trọng như số đơn hàng hay traffic vào website. Trang còn tích hợp chạy chương trình Google Analytics.

>> Bạn đã hiểu rõ về Google Analytics chưa? Nếu chưa, tìm hiểu  Kiến thức Google Analytics – công cụ đa năng hỗ trợ bạn hiệu quả trong quá trình triển khai SEO.

Đây là điểm cộng của Sapo trong việc thiết kế ra được trang quản trị tiện lợi cho phía người dùng.

Khía cạnh thứ hai là giao diện web (theme) của Sapo khá đa dạng và chi phí phù hợp túi tiền.

Bạn có thể thao tác bằng cách chọn thẻ giao diện rồi bấm chọn mục kho giao diện để truy cập trực tiếp vào trang kho giao diện của Sapo tại đây: https://themes.sapo.vn/

Theo tôi được biết, hiện tại Sapo có hơn 400+ giao diện và rất nhiều giao diện tối ưu dành riêng cho thương mại điện tử. Một số mẫu mô phỏng giao diện của những nhà thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Thế giới di động, Adayroi! và một số trang mạng điện tử khác.

Cá nhân tôi thấy rằng cơ bản giao diện ở đây đẹp, dễ nhìn và chi phí phù hợp với đối tượng chủ shop, đối tượng mới bắt đầu kinh doanh online hoặc doanh nghiệp muốn thay đổi thiết kế giao diện của web.

Sapo web là gì
Sapo cũng có tính năng hỗ trợ điều chỉnh giao diện trang web

Một số điểm nên cải thiện là sau khi mua một giao diện thì khung giao diện khó điều chỉnh.

Chẳng hạn khung giao diện cố định cho phép chèn hai hình mẫu sản phẩm. Nếu bạn cần chèn thêm một hình thứ ba vào sẽ khá là khó. Hay khi bạn muốn xóa khung, điều chỉnh khung cũng không được. So với các nền tảng khác như Wordpress lại thuận tiện để điều chỉnh theo mong muốn của người sử dụng về thiết kế web chuẩn SEO.

Với Wordpress, sau khi mua một theme về, bạn có thể điều chỉnh bố cục, thay đổi vị trí các phần qua phải qua trái chỉ bằng thao tác kéo thả chuột. Còn về phía Sapo thì khó điều chỉnh về giao diện của khung hơn.

Tuy nhiên các hình ảnh và nội dung trong Sapo dễ dàng sắp xếp theo mong muốn. Bạn có thể thay đổi hình ảnh, chữ, menu… của từng phần trong bố cục.

Để làm như vậy, bạn nhấp vào phần giao diện, chọn nút lệnh thiết lập giao diện. Đối với thiết lập giao diện, Sapo có thể đáp ứng được 60% so với Wordpress.

Phản hồi từ phía Sapo:

Khả năng điều chỉnh giao diện 1 phần phụ thuộc vào theme bạn chọn trong quá trình xây dựng. Tuy vậy, nếu giao diện chưa đúng ý của chủ website, bạn có thể tùy chỉnh được tất cả những gì liên quan đến code giao diện trên Sapo Web. Tùy chỉnh khá dễ dàng, trực quan. Ngay cả khi bạn sửa lại thành 1 giao diện hoàn toàn mới cũng được luôn.

Nhiều người vẫn đang nghĩ rằng những website nền tảng như của Sapo thì code đóng, người dùng không chỉnh sửa được. Tuy nhiên, thực tế thì Sapo mở 100% code và không có gì là không thể làm được từ cấu hình nội dung hay html.

Wordpress dễ dàng điều chỉnh được giao diện nhưng đồng thời đòi hỏi chúng ta phải cài một số công cụ hỗ trợ. Khi đó sẽ xuất hiện nhiều code thừa. Những code thừa này ngăn cản robot của Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác đọc được nội dung chính của website.

Ngoài ra, code thừa quá nhiều dẫn đến tình trạng website bị chậm và ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.

Ngược lại nếu code của bạn tập trung cụ thể, không có quá nhiều dòng thừa thãi thì Google sẽ vào thẳng nội dung chính của bài viết khiến tổng thể website của bạn dễ dàng lên top hơn so với các website khác.

Sapo web là gì
Sapo có kho giao diện được nghiên cứu để tối ưu về UX/UI kỹ càng nhất

Bên mình đã làm việc với một số dự án: Hai website cùng lĩnh vực, cùng nguồn tài nguyên, thành lập cùng thời điểm.

  • Một website xây dựng trên nền tảng Wordpress nên cần cài rất nhiều công cụ hỗ trợ dẫn đến trường hợp code thừa.
  • Một website code thủ công thuần từ A – Z nên không có code thừa.

Kết quả website thứ hai lên top tốt hơn nhiều so với cái số 1.

Điểm mạnh của Sapo nằm ở viêc kho giao diện được nghiên cứu, phân tích kỹ về UX/UI nên đã được tối ưu kỹ càng trước khi đến với khách hàng, đáp ứng được nhu cầu cao của  chủ website thương mại điện tử: cả trong thiết kế, tính năng sử dụng và tối ưu về SEO.

Bên cạnh đó, bạn có thể tự thiết kế cho mình một giao diện riêng theo ý thích dựa trên mã nguồn mở (tôi sẽ đề cập chi tiết ở mục 8), tuy nhiên, bạn cần tính toán kỹ để tránh việc code thừa dẫn đến gây khó khăn trong việc SEO.

Nền tảng Sapo còn ăn điểm ở chỗ khi mình chấm điểm dựa trên Google Page Speed insight – công cụ kiểm tra tốc độ chạy của Google – thì website trên Sapo mình triển khai dự án thường có tốc độ > 80 – 100.

Sapo web là gì

Nếu bạn còn nhớ, vào ngày 1/7/2018 Google bắt đầu ra cập nhật mới rằng những trang web có tốc độ chạy trên bảng Mobile-First Indexing tốt thì tổng thể website đó sẽ lên top tốt hơn.

Bạn phải hiểu rằng Google ít khi công bố các yếu tố ảnh hưởng thứ hạng tìm kiếm như thế này bởi vì Google rất ghét SEO và Google muốn người dùng phải chạy Google Adwords vì mảng này chiếm đến 90% doanh thu của Google.

Vì vậy Google đã lập trình rất nhiều thuật toán nhằm ngăn chặn SEO phát triển. Một trong những yếu tố hiếm hoi được Google công bố là tốc độ tải trang. Và khi đó bạn nên lưu ý do điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng.

Tiếp theo, tôi thấy Sapo có hỗ trợ cài đặt https cho tất cả website. Tuyệt vời!

Sapo web là gì
Sapo hỗ trợ cài đặt https cho tất cả các website

Google cũng đã có lần gửi email thông báo đến các webmaster tool là bạn đang cài https hay chưa. Từ kinh nghiệm cá nhân, mình nhận thấy rằng cài https cũng giúp tăng tổng thể thứ hạng của trang web. Sapo đã tối ưu sẵn cho chủ sở hữu website vì những đối tượng chủ shop, chủ doanh nghiệp không có nhiều kiến thức về kỹ thuật web nên không thể tự tối ưu được tốc độ tải trang hoặc cài đặt https. Rất tiện lợi!

Điều này làm tôi khá ấn tượng, cũng là điểm làm Sapo nổi trội hơn các web nền tảng khác. Đó là việc hỗ trợ bán hàng đa kênh (omni channel).

Ví dụ nếu bạn bán hàng trên Lazada kết hợp với bán hàng trên Shopee, bạn có thể dễ dàng quản lí đơn hàng, quản lí tồn kho hàng hóa của mình với các phần mềm tiện ích. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn phần này ở link sau đây:

Sapo web là gì
Sapo hỗ trợ quản lý bán hàng trên nhiều kênh khác nhau

Tiếp theo, mình sẽ giới thiệu sơ lược về vấn đề code cho những bạn đang lo lắng về mã nguồn trong nền tảng Sapo như thế nào. Web Sapo trên mặt bằng chung tối ưu về code web khá tốt.

Cụ thể là so với nhiều giao diện của Wordpress hay các công ty thiết kế website khác tại Việt Nam, thẻ heading tối ưu chưa được chuẩn hóa về mặt SEO thì Sapo lại làm được hiệu quả. Ví dụ trong các thẻ H1, H2, H3 , H4, H5 … thẻ H1 là nội dung của toàn bộ trang web, H2 là tiêu đề của những nội dung chính bài viết, H3 là nội dung con của thẻ H2.

Lấy trang captuida.vn làm mẫu, bạn có thể thấy H2 nói về mặt hàng túi da, còn H3 các sản phẩm túi da. Các code tối ưu khá tốt từ trên xuống dưới. Sau khi kiểm tra bằng phần mềm Screaming Frog – công cụ tối ưu web về code – mình phát hiện một số điểm cần cải thiện liên quan đến code.

Ở trang captuida.vn có hai mục gắn thẻ H2 là Danh mục tin tứcTin tức liên quan chứa nhiều bài viết.

Khi bạn nhấn chọn một bài viết trang sẽ dẫn đến url khác. Lúc này tiêu đề bài viết trở thành H2, hai mục Danh mục tin tứcTin tức liên quan cũng gắn thẻ H2 dẫn đến tình trạng duplicate heading (trùng lắp heading).

H1 và H2 là hai thẻ ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của Google đối với nội dung chính của bài viết. Do đó một số giao diện của Sapo tối ưu khá là tốt trong khi một số giao diện vẫn còn nhiều thiếu sót.

Tuy nhiên, Sapo so với những giao diện trước đó có một điểm nổi bật là code mở. Nếu bạn muốn chỉnh thẻ H2, bạn có thể chỉnh được ngay bằng cách nhấn vào mục giao diện, chọn thao tác và chọn HTML.

Sau đó bạn có thể tùy chỉnh các code bạn mong muốn. Hoặc nếu muốn thêm một số tính năng, bạn có thể tự nhập code thẳng trên giao diện.

Trước đó, mình có làm SEO cho một số dự án trên Bizweb (tên gọi cũ của Sapo). Một số trang của Bizweb cố định code nên việc chỉnh sửa gặp nhiều khó khăn.

Sapo web là gì
Phần code rất dễ chỉnh sửa của Sapo

Hiện tại, khi chuyển tên thương hiệu Bizweb sang Sapo, phần code này có thay đổi đáng kể giúp chúng ta dễ dàng tùy chỉnh theo ý muốn. Đây là lợi thế lớn của Sapo khi mở code và cho phép người sử dụng tùy biến giao diện toàn phần.

Để có thể chỉnh code, trong quản trị Sapo, bạn chọn menu Website > Giao diện > Thao tác > Chỉnh sửa HTML/CSS > chọn file giao diện muốn chỉnh sửa.

Tại đây bạn có thể tự do tùy chỉnh các thẻ heading (H1, H2, H3, H4)

Tiếp theo, một tính năng khác của Sapo có lợi cho mảng thương mại điện tử là cho phép chèn content vào tất cả các trang.

Chúng ta có thể chèn content giới thiệu vào vị trí cuối bài, đầu bài hoặc các trang danh mục sản phẩm. Điều này giúp cải thiện bên SEO cực nhiều, nhất là ở các trang thương mại điện tử. Bởi những trang này rất dễ bị Google Panda phạt do lỗi duplicate content (trùng lăp nội dung).

Cụ thể, Google sẽ tự động hiểu bạn đã có content ở phần tóm tắt mô tả sản phẩm thì khi nhấn vào xem chi tiết sản phẩm, những thông tin trên được lặp lại lần nữa dẫn đến nội dung bị trùng lặp. Tương tự nguyên trang danh mục sản phẩm sẽ bị trùng lặp nội dung.

Trong trường hợp đó, Google Panda có thể can thiệp vào khiến bạn rớt top hoặc cản trở quá trình SEO khi bạn muốn đẩy lên top 10, top 5, top 3 hay top 1.

Trong khi đó, nếu thêm content chi tiết cho sản phẩm ở url mới, mật độ chữ sẽ nhiều hơn. Lúc này, Google xem một nội dung trang web xét trong HTML code có 70% nội dung là unique thì Google sẽ đánh giá trang này là unique (nội dung độc nhất) và không bị phạt.

Do đó việc chèn content vừa đủ sẽ giúp trang từ duplicate thành trang unique, từ trùng lặp nội dung thành trang độc nhất.

Thao tác cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể vào danh mục sản phẩm, trong danh mục sản phẩm bạn bấm vào danh mục bạn tạo rồi thêm content vào trong đây và tối ưu content đó. Bạn có thể lựa chọn thiết kế, in đậm, in nghiêng, kích cỡ chữ … cho nội dung vừa chèn.

Một điểm mình thấy Sapo nên cải thiện đối với thương mại điện tử là filter (bộ lọc). Trong một số thị trường SEO, top 10 các trang thương mại điện tử lớn có bộ lọc về giá, thương hiệu, màu sắc, kích cỡ … đa dạng.

Còn nếu bộ lọc của bạn chỉ có duy nhất một mục giá thì Google sẽ đánh giá bộ lọc của bạn không thông minh, chưa đáp ứng đủ yêu cầu người dùng. Google sẽ không cho bạn lên top cao. Vì vậy Sapo nên cải thiện mặt này.

Khi mình liên lạc với Sapo thì bên đấy trả lời rằng họ có hỗ trợ thiết lập bộ lọc bảng giá này. Và thực ra một số giao diện trên Sapo cũng có hỗ trợ bộ lọc thông minh và chi tiết.

Nếu như Sapo cải tiến phần này và áp dụng tính năng bộ lọc thông minh cho toàn bộ các theme thì những trang thương mại của Sapo sẽ thân thiện với người dùng cũng như SEO hơn nữa

Một trong những điều mà trang thương mại điện tử cần là khả năng đặt thẻ canonical và noindex.

Trang của mình là gtvseo.com. Nếu mình muốn sử dụng thẻ canonical hay noindex (nghĩa là không cho Google index hay đọc bài viết) thì mình có thể dễ dàng điều chỉnh được.

Tác dụng của hai loại thẻ này như sau. Đôi khi những trang thương mại điện tử bán cùng một dòng sản phẩm nhưng màu sắc khác nhau, ví dụ đồng hồ thông minh. Trong đồng hồ thông minh có các màu xanh, đỏ, đen, trắng … thì tất cả cũng chỉ là đồng hồ thông minh, chẳng qua là khác màu sắc nên content ở đây đặt sẽ giống nhau. Và nếu giống nhau như vậy, Google sẽ phát hiện và phạt bạn trùng lặp nội dung.

Do đó nếu bạn để thẻ canonical cho các màu xanh, đỏ, tím, vàng cùng trỏ về một bài thì Google sẽ hiểu rằng những màu này nói về một bài duy nhất.

Sapo web là gì
Sapo cũng hỗ trợ cài đặt thẻ “rel” theo ý muốn

Ngoài ra, thay vì để chế độ canonical bạn có thể cài noindex vào một số trang nhất định. Một số trang sau khi đăng kí dịch vụ hay sản phẩm sẽ dẫn đến trang cám ơn (Thank you page).

Những trang cám ơn này content không nhiều và bạn cũng không muốn những người dùng Google khác thấy được nên bạn có thể để chế độ noindex. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ban quản trị web tối ưu và hoàn thiện trang web của mình.

Ở đây Sapo thiếu tính năng noindex và canonical này.

>> Tìm hiểu thêm về kỹ thuật noindex và canonical để khắc phục thuật toán Google Panda

Phản hồi từ phía Sapo:

Trên website của Sapo, bạn vẫn có thể đặt thẻ Canonical trong phần Head của đầu trang. Cách làm tương tự như trên khi bạn truy cập vào bộ mã html.

11. Mục lục bài viết (Table of content)

Một điểm khác nữa bên nền tảng Sapo cũng như các nền tảng khác trên website Việt Nam chưa có là chức năng Table of Content.

Khi truy cập các bài viết tin tức chính, Wordpress có khả năng tạo mục lục bài viết nếu được cài các công cụ hỗ trợ. Mục lục này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin đối với những bài viết dài, thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Sapo nên có những tính năng này sẽ giúp nâng cao chất lượng hơn.

Sapo web là gì
Sapo còn hỗ trợ tạo mục lục cho các bài viết

Về khả năng tối ưu onpage cơ bản thì giống như những nền tảng khác, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh các thẻ H1, H2, H3. Bạn cũng có thể chèn thẻ Heading trong giao diện.

Ở đây mình thấy một số điểm tối ưu hơn các nền tảng khác của Việt Nam là Sapo có thể điều chỉnh được tiêu đề, url và thẻ H1 riêng biệt nhau.

Ở nhiều nền tảng khác tại Việt Nam, tiêu đề và H1 xếp chung với nhau nên thay đổi tiêu đề sẽ kéo theo thay đổi H1 hay thậm chí url chứ không thể tách riêng ra.

Phần tiếp theo để Sapo cải thiện tốt hơn là schema. Wordpress có thể chèn được schema nhưng bạn phải có một plugin hỗ trợ chèn schema ngay trên thẻ head. Schema là loại code giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác hiểu hơn về bài viết của bạn.

Sapo web là gì
Phần Schema của Sapo cần được cải thiện nhiều hơn

Bạn có thể cần tìm hiểu Schema là gì và lợi ích cũng như cách tạo lập Schema ở bài viết Bí mật Schema của tôi.

Bạn nên cài schema ở thẻ head vì nếu đặt ở nội dung bài viết hay phía dưới, schema chỉ phát huy khoảng 90% công dụng. Hiện tại, bạn vẫn có thể chèn schema ở Sapo nhưng bạn chỉ có thể chèn ở HTML và dính với bài viết chứ không hiện trong thẻ head.

Phản hồi từ phía Sapo:

Sapo có hỗ trợ schema tuy nhiên chỉ hỗ trợ được schema đến danh mục, không chi tiết cho từng bài, từng sản phẩm được.

Nếu Sapo có thể cải thiện phần Sidebar thì đây sẽ là nền tảng đặc biệt nổi trội so với những đối thủ khác tại Việt Nam. Trong cấu trúc website nếu bạn tối ưu theo cấu trúc Silo, bạn sẽ dễ dàng lên top hơn rất nhiều.

Đây là một trong những kiến thức nâng cao của SEO. Khi tối ưu cấu trúc trang, đối với những bài viết chẳng hạn cặp da nam, bạn chỉ nên liên kết đến nội dung liên quan cặp da nam hoặc các danh mục ngang cấp như ví da nam chứ không nên liên kết với những mục ít liên quan như túi da đeo bụng hay túi đựng điện thoại.

Khi làm trang này, mình cũng mong muốn khi bấm vào mục cặp da nam, trang hiện lên những sản phẩm nổi bật của cặp da nam và tương tự với những sản phẩm còn lại. Lúc này, trang sẽ tối ưu tổng thể website vì tránh được rò rỉ sự liên quan. Sapo và các nền tảng khác vẫn chưa làm tốt mảng này nên SEO vẫn phải sử dụng code hoặc những công cụ hỗ trợ để thực hiện.

Trên đây là toàn bộ review về khía cạnh Sapo. Nói tóm lại nếu bạn là chủ website, chủ doanh nghiệp, start-up và không quá chuyên về mặt kỹ thuật bạn nên chọn Sapo vì trang đã tối ưu sẵn code và SEO cùng chi phí hợp lý. Các yếu tố quan trong nhất trong Onpage SEO như: tốc độ web, code mở, chèn content..đều tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc SEO các website bán hàng thương mại điện tử. Tuy chỉ còn 1 vài điểm nhỏ chưa kịp cải thiện kịp thời, nhưng tôi tin rằng Sapo sẽ luôn lắng nghe được yêu cầu/nhu cầu khách hàng để hoàn thiện tốt hơn sản phẩm của họ trong tương lai.

Mặt khác, Sapo có một hệ sinh thái các sản phẩm hỗ trợ việc bán hàng đa kênh, nên sẽ cực kì tiện ích cho bạn.

Bên cạnh bài viết này, tôi còn chuẩn bị thêm 1 video mô phỏng trực quan những gì tôi đề cập ở trên đây để bạn có thể hiểu rõ hơn về Sapo và có 1 quyết định đầu tư đúng đắn.

Bài viết liên quan: