Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống bão ở nước ta hiện nay là gì

P.V: Xin ông cho biết, trong những năm gần đây, thiên tai đã gây thiệt hại như thế nào đối với huyện Định Hóa?

Ông Hoàng Văn Sơn: Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 30 đợt thiên tai, gồm: Mưa dông, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá… khiến 8 người chết; 5 người bị thương; 1.698 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng; trên 2.000ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; gần 15 nghìn con gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi; 92 công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế… bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại trên 210 tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 trận mưa dông lớn và 1 đợt mưa đá gây thiệt hại trên 2 tỷ đồng.

P.V: Nguyên nhân vì sao vài năm trở lại đây thiên tai lại gây thiệt hại nặng nề đối với huyện Định Hóa như vậy?

Ông Hoàng Văn Sơn: Thực tế cho thấy, thời gian qua, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn chú trọng đến việc xây dựng và triển khai các phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo cho nhân dân mức độ nguy hiểm của các loại hình thiên tai như sạt lở đất, lũ quét, tốc mái và mưa đá... để người dân biết và phòng tránh. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng bất thường và cực đoan hơn. Trong khi đó, Định Hóa lại là huyện miền núi có đặc thù địa hình phức tạp với nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, lại bị chia cắt bởi nhiều sông, suối nên các loại hình thiên tai như: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… thường xảy ra nhiều hơn và khi xảy ra thiệt hại cũng nghiêm trọng hơn so với những địa phương khác.

P.V: Ngoài những yếu tố bất lợi do điều kiện tự nhiên thì huyện Định Hóa còn gặp phải khó khăn gì trong công tác phòng, chống thiên tai?

Ông Hoàng Văn Sơn: Do nguồn ngân sách hạn hẹp nên hằng năm, kinh phí dành cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai của huyện còn hạn chế. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn trang bị cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, nhận thức của người dân về các biện pháp phòng, tránh, ứng phó với thiên tai chưa cao. Nhiều gia đình vẫn còn chủ quan, chưa có ý thức tự chủ động trong phòng, tránh thiên tai. Trên địa bàn huyện hiện vẫn còn trên 2.400 hộ dân với 8.800 nhân khẩu đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét… Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, chúng tôi thường xuyên vận động người dân di chuyển ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai; đồng thời, xây dựng Đề án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí và quỹ đất để xây dựng các khu tái định cư nên Đề án vẫn chưa triển khai thực hiện được.

P.V: Trước những những khó khăn nêu trên, thời gian tới huyện sẽ làm gì để phòng, tránh và giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra cho người dân, thưa ông?

Ông Hoàng Văn Sơn: Trước mắt, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức tự chủ động phòng, tránh thiên tai của người dân, nhất là đối với các gia đình đang sinh sống tại các sườn núi, ven sông, suối có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét cao. Đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực của địa phương để thực hiện Đề án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện cũng sẽ thường xuyên bám sát cơ sở, đặc biệt trong những ngày có cảnh báo thời tiết nguy hiểm; theo dõi sát sao mực nước tại các hồ chứa nước lớn trên địa bàn để chủ động trong việc xả lũ, đảm bảo an toàn vùng hạ du; tăng cường kiểm tra các khu vực trọng điểm thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… đôn đốc các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm chủ động sơ tán đảm bảo an toàn về người và tài sản...

P.V: Xin cảm ơn ông!

Lý thuyết bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Địa lí 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

+ Tình trạng mất cân bằn sinh thái môi trường: sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu dân cư và một số vùng cửa sông ven biển.

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lý lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a. Bão

* Hoạt động của bão ở Việt Nam

- Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu.

- Bão tập trung nhiều nhất tháng IX, sau đó là tháng X và Tháng VIII. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm  70% số cơn bão toàn mùa.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.

- Số cơn bão ảnh hưởng đến thời tiết nước ta còn nhiều hơn nữa, trung bình 45 năm trở lại đây mỗi năm có 8,8 cơn bão.

* Hậu quả

- Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Trên biển gây sóng to dâng cao có thể lật úp tàu thuyền, mực nước biển dâng gây ngập mặn vùng ven biển.

- Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ đo mưa lớn trên nguồn dồn về gây ngập lụt diện rộng.

- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…

- Gây hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là vùng ven biển.

* Biện pháp phòng chống

- Dự báo chính xác quá trình hình thành, hướng di chuyển, tốc độ, phạm vi và sức ảnh hưởng của bão.

- Khi có bão, tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi tránh, trú ẩn.

- Củng cố công trình đê biển.

- Sơ tán dân.

- Kết hợp chống lụt úng ở đồng bằng, chống lũ, xói mòn ở miền núi.

Các thiên tai

Nơi hay xảy ra

TG hoạt động

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

b. Ngập lụt

ĐBSH và ĐBSCL.

- Mùa mưa (T5-10).

- Riêng DHMT tháng 9-12.

- Địa hình thấp.

- Ảnh hưởng của thủy triều.

- Phá hủy mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.

- Thiệt hại về tính mạng tài sản của dân cư…

- Xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi.

- Trồng rừng, quản lí và sử dụng đất đai hợp lí.

c. Lũ quét

Xảy ra đột ngột ở miền núi.

- T6-10 ở miền Bắc.

- T10-12 ở miền Trung.

- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.

- Địa hình dốc.

- Rừng bị chặt phá.

Sạt lở đất…

- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.

- Quy hoạch dân cư.

- Trồng rừng.

d. Hạn hán

Nhiều địa phương.

Mùa khô (T11-4).

Mưa ít.

Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước trong sinh hoạt và sx.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi.

- Trồng cây chịu hạn.

e. Các thiên tai khác

- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.

- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

* Nguyên tắc: đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

* Các nhiệm vụ chủ yếu:

- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen và các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi  được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống của con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

_

1. Các chính sách còn chưa đầy đủ, toàn diện và việc tuân thủ chưa tốt   - Chưa có một kế hoạch, chiến lược quốc gia toàn diện phòng chống BKLN;   - Đã có một số chính sách kiểm soát yếu tố nguy cơ nhưng chưa đầy đủ (thiếu luật phòng chống tác hại rượu bia…). Vận động chính sách gặp khó khăn, khó huy động nguồn tài chính cho các hoạt động.   - Thiếu một số chính sách đa ngành trong kiểm soát yếu tố nguy cơ: giảm sử dụng muối ăn, kiểm soát chất béo bão hoà trong chính sách về dinh dưỡng; chính sách tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tăng cường hoạt động thể lực, thể thao quần chúng; chính sách khuyến khích các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe; chính sách rượu bia chưa chú trọng đến phòng chống BKLN; bất cập trong chính sách thuế đối với thuốc lá và rượu bia…    - Thực thi các chính sách, pháp luật chưa được tuân thủ tốt. Việc thực thi Luật PCTHTL chưa nghiêm, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Khó kiểm soát việc kinh doanh, tiêu thụ rượu, bia. Hạn chế trong kiểm soát việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất, chế biến thực phẩm…  

2. Ưu tiên đầu tư và phối hợp liên ngành phòng chống BKLN còn hạn chế

  - Chưa có sự ưu tiên và cam kết chính trị cho phòng chống BKLN, gánh nặng bệnh tật và gánh nặng kinh tế của BKLN chưa được nhận thức đầy đủ. Không đề cập tới phòng chống BKLN trong Văn kiện Đại hội Đảng XI. Nguồn tài chính cho các chương trình phòng chống BKLN bị cắt giảm.   - Chưa có một đầu mối tổ chức thống nhất để điều phối, huy động sự tham gia liên ngành trong kiểm soát các yếu tố nguy cơ BKLN. Ban chỉ đạo Chương trình Phòng, chống BKLN chưa đảm bảo sự tham gia đa ngành, mới chỉ giới hạn trong ngành y tế.   - Nhiệm vụ phòng chống các yếu tố nguy cơ BKLN chủ yếu vẫn do ngành y tế đảm nhận. Các Bộ, ngành liên quan chưa phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm trong thực thi các chính sách của các Bộ, ngành mình để kiểm soát rượu bia, thuốc lá, khuyến khích dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực…   - Các tổ chức chính trị xã hội lớn chưa chủ động, tích cực vào cuộc để phòng chống BKLN (Mặt trận Tổ quốc và các đơn vị thành viên…)   - Chưa có cơ chế phối hợp liên ngành, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách của các Bộ, ngành.  

3. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông chưa hiệu quả

  - Gánh nặng bệnh tật và gánh nặng kinh tế của BKLN còn chưa được các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ. Vận động chính sách gặp khó khăn, khó huy động nguồn lực cho các hoạt động.   - Ý thức chấp hành pháp luật về PCTHTL, phòng chống tác hại rượu bia của người dân còn chưa cao. Nhận thức của cộng đồng về nâng cao sức khỏe, phòng chống yếu tố nguy cơ còn chưa đầy đủ. Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về tự theo dõi phát hiện sớm bệnh, chăm sóc, theo dõi và tuân thủ điều trị còn thấp.   - Thông tin, giáo dục, truyền thông còn chung chung, chưa hiệu quả, đặc biệt trong truyền thông phòng chống tác hại của rượu, bia, khuyến khích hoạt động thể lực, hướng dẫn về dinh dưỡng hợp lý. Truyền thông về dinh dưỡng chưa chú trọng đến nội dung giảm ăn mặn, kiểm soát chất béo chuyển hóa và hướng dẫn sử dụng thực phẩm.  

4. Hệ thống cung ứng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu

  - Tổ chức phòng chống BKLN chưa có sự lồng ghép. Các dự án phòng chống BKLN thuộc CTMTQG về y tế được triển khai theo chiều dọc, thiếu sự lồng ghép giữa các chương trình, giữa các cơ sở y tế dự phòng và khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương.   - Hoạt động phòng chống BKLN thiên về tiếp cận cá nhân mà chưa đảm bảo sự cân đối giữa tiếp cận dựa trên cộng đồng và tiếp cận cá nhân. Các chương trình đều có đề cập tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ nhưng tập trung chủ yếu vào quản lý và điều trị người bệnh, chưa chú trọng tới dự phòng, phục hồi chức năng và giám sát theo dõi. Chưa tiếp cận toàn diện theo cả chu trình vòng đời.   - Dự phòng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên mạng lưới y tế dự phòng chưa tham gia tích cực và chủ động vào hoạt động phòng chống BKLN. Nhiệm vụ phòng chống BKLN chưa được đưa vào chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố. Y tế cơ sở (huyện, xã) tuy được nâng cấp về trang thiết bị và nhân lực, nhưng chưa đủ năng lực sàng lọc, phát hiện sớm BKLN, cung ứng các dịch vụ chăm sóc, quản lý người BKLN, dẫn tới quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và không đảm bảo công bằng trong CSSK.   - Các giải pháp có tính chi phí hiệu quả cao mới bước đầu triển khai tại y tế cơ sở ở diện hẹp, chưa được lồng ghép trong hoạt động thường quy của y tế cơ sở, đặc biệt là y tế xã phường.   - Một số mục tiêu cụ thể của Kế hoạch chiến lược toàn cầu dự phòng và kiểm soát BKLN của WHO không có trong chính sách, chương trình phòng chống BKLN của Việt Nam. Ví dụ như không đề cập tới mục tiêu giảm muối, đảm bảo sự sẵn có đối với kỹ thuật cơ bản và thuốc thiết yếu cần dùng để điều trị các BKLN chính.  

5. Mức độ bao phủ các dịch vụ thiết yếu về phát hiện, dự phòng, quản lý điều trị BKLN còn chưa cao

  - Tỷ lệ bao phủ của các dự án phòng chống BKLN còn thấp: Quy mô triển khai của dự án còn nhỏ, dự án phòng chống COPD mới triển khai tại một số ít tỉnh, dự án THA mới triển khai quản lý bệnh <10% số xã phường. Một số hoạt động dự án mới chỉ giới hạn chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh (COPD, ung thư). Hệ thống ghi nhận ung thư mới bao phủ 20% dân số, toàn quốc chỉ có 5 cơ sở có thực hiện chăm sóc giảm nhẹ.   - Hoạt động phát hiện sớm, quản lý, tư vấn và dự phòng cho người nguy cơ cao còn chưa triển khai một cách hệ thống, rộng khắp. Các can thiệp giảm ăn mặn, can thiệp sàng lọc giảm tác hại rượu bia, cai nghiện rượu, cai nghiện thuốc lá mới triển khai ở quy mô nhỏ.   - Sàng lọc phát hiện sớm BKLN còn nhiều bất cập. BHYT chưa có cơ chế chi cho khám sàng lọc phát hiện sớm. Tỷ lệ bệnh nhân THA, tim mạch, đái tháo đường, ung thư, COPD được phát hiện sớm qua sàng lọc chủ động còn thấp.   - Tỷ lệ người mắc BKLN được tiếp cận với các dịch vụ quản lý điều trị và chăm sóc lâu dài tại cộng đồng còn rất thấp.  

6. Nhân lực y tế còn chưa đảm bảo về chất lượng và số lượng

  - Nhân lực y tế công tác trong lĩnh vực BKLN được đánh giá là còn yếu, thiếu và không đồng bộ. Hạn chế về năng lực chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh và huyện, xã. Nhiều tài liệu hướng dẫn chuyên môn chưa được chuẩn hóa, thống nhất áp dụng trên phạm vi toàn quốc.   - Các nội dung đào tạo về phòng chống BKLN trong các chương trình đào tạo của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học y còn thiếu cập nhật; đặc biệt đối với các chương trình đào tạo bác sỹ y học dự phòng, cử nhân y tế công cộng và cử nhân dinh dưỡng.   - Chiến lược đào tạo liên tục chưa phù hợp, không cải thiện được nhiều về số lượng và năng lực cho cán bộ y tế. Hiệu quả của các hoạt động đào tạo liên tục chưa được đánh giá rõ ràng.  

7. Tài chính y tế còn rất hạn chế

  - Mặc dù BKLN chiếm 70% gánh nặng bệnh tật và tử vong nhưng phòng chống BKLN vẫn chưa được xác định ưu tiên thỏa đáng trong phân bổ kinh phí, chỉ chiếm 2,5% tổng chi y tế năm 2009. Ngân sách cho các chương trình chủ yếu từ ngân sách nhà nước, không đáp ứng đủ nhu cầu và đang bị cắt giảm rất nhiều. Trung bình ngân sách cho cho BKLN trong tổng kinh phí CTMTQG y tế chỉ từ 13-17%, năm 2014 bị cắt giảm tới 50-70%.   - Phân bổ kinh phí chia cắt theo các chương trình dọc, được sử dụng phần lớn cho điều trị, trong khi 10 can thiệp lựa chọn hàng đầu theo khuyến cáo của WHO đều là các can thiệp dự phòng yếu tố nguy cơ và thực hiện trên quy mô dân số. Chưa sử dụng các bằng chứng chi phí hiệu quả trong xác định ưu tiên phân bổ ngân sách.   - Chưa tạo đủ cơ chế tài chính bền vững cho phòng chống BKLN. Diện bao phủ BHYT mới đạt 70% dân số trong khi BHYT không chi trả một số dịch vụ phòng chống BKLN.  

8. Cung ứng dược, vắc xin và trang thiết bị y tế còn bất cập

  - Mặc dù nhiều thuốc thiết yếu điều trị BKLN đã có trong danh mục thuốc chủ yếu được bảo hiểm y tế thanh toán, nhưng một số thuốc điều trị BKLN thường không sẵn có tại các cơ sở y tế công, đặc biệt tại các trạm y tế xã, phường. Thuốc thiết yếu cho hen phế quản và COPD, ĐTĐ không có sẵn tại y tế cơ sở. Tiếp cận thuốc điều trị THA còn bất cập trong việc xây dựng danh mục và lựa chọn thuốc, quy định về thời gian cấp thuốc định kỳ. BHYT không chi trả một số thuốc điều trị theo khuyến cáo, thiếu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và thiếu cơ chế khuyến khích cho cán bộ trạm y tế xã.   - Sử dụng vắc xin phòng HPV chưa được đánh giá đầy đủ để áp dụng rộng rãi.  

9. Chưa thiết lập hệ thống giám sát BKLN quốc gia

  - Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về BKLN và các yếu tố nguy cơ, còn thiếu các số liệu chuẩn hóa mang tính hệ thống. Còn rất thiếu thông tin, số liệu quốc gia để theo dõi xu hướng, quy mô và sự phân bố của BKLN và các yếu tố nguy cơ. Các chỉ số giám sát chưa sử dụng trong thực tế, nhiều chỉ số chưa phù hợp với bộ chỉ số giám sát toàn cầu. Các số liệu, quy trình thống kê báo cáo thường quy chưa hợp nhất, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các chương trình.   - Hoạt động giám sát chưa mang tính hệ thống. Chưa thực hiện định kỳ điều tra các yếu tố nguy cơ, còn nhiều nghiên cứu riêng lẻ theo nhu cầu từng chương trình, dẫn đến lãng phí về nguồn lực, không thống nhất, chuẩn hóa về phương pháp. Hoạt động ghi nhận ung thư có diện bao phủ chưa rộng. Chưa triển khai hệ thống giám sát tử vong tại cộng đồng.  

- Chưa tổ chức theo dõi đánh giá hoạt động quốc gia về phòng chống BKLN để báo cáo quốc tế năm 2016 theo cam kết.


Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin