Muỗi thường sống ở đâu

Khi mùa mưa đến cũng là lúc báo hiệu các ca bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu nguyên nhân nhà nhiều muỗi và những cách dân gian thường sử dụng 23 cách đuổi muỗi hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình bạn nhé!

Trong tất cả các loài côn trùng gây hại, muỗi được xem là kẻ thù nguy hiểm nhất. Bởi muỗi có khả năng lây lan nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người như sốt rét, sốt xuất huyết… Vậy nhưng, muỗi cũng là một trong những loài rất thông minh và có khả năng sinh sản cực nhanh, đồng thời cũng thích ứng với mọi điều kiện môi trường cực tốt. tham khảo 19 loại thuốc xịt muỗi trong nhà, ngoài sân vườn an toàn nhất.

Đặc tính của loài muỗi là thích sống ở những nơi ao tù nước đọng, đầm lầy hoặc những chỗ tối tăm, ẩm thấp. Hầu hết chúng đều ngủ vào ban ngày và hoạt động về đêm. Bởi ánh sáng mặt trời sẽ khiến chúng bị mất nước và chết. Khi đêm xuống hoặc lúc mặt trời chưa mọc, chúng sẽ bay ra ngoài để hút máu người và động vật để duy trì sự sống muỗi đến nhà bạn.

Nguyên nhân nhà nhiều muỗi khi trời hơi se lạnh là gì? Nền nhiệt độ để muỗi sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 25oC. Vậy nên, các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam chính là môi trường vô cùng lý tưởng cho muỗi sinh sôi. Bên cạnh đó, nhiệt độ trong nhà chúng ta thường sẽ ấm áp và dễ chịu hơn, thu hút chúng nhanh chóng mò đến và “định cư”. Đọc thêm cách bẫy muỗi bằng đèn diệt côn trùng hiệu quả nhanh mà giá tiết kiệm nhé.

Nguyên nhân vì sao bị muỗi đốt nhiều là gì? Muỗi có thói quen đẻ trứng ở bất kỳ nơi nào có nước đọng như cống rãnh, chai lọ, các ngôi nhà hoang và cả các công trình xây dựng. Cá biệt có loài muỗi vằn có thể đẻ trứng cả trong nước sạch lẫn nước bẩn.

Vì vậy, nếu trong nhà bạn có chai lọ, xô chậu chứa nước, hoặc xung quanh nhà có vũng nước đọng, cây cối rậm rạp, hay gần các công trình xây dựng thì bạn sẽ thấy sự xuất hiện của chúng trong nhà. Hay nếu như đồ đạc trong nhà bừa bộn, quần áo treo móc lộn xộn cũng sẽ vô tình tạo ra những nơi trú ngụ lý tưởng cho muỗi tìm đến.

Để ngăn chặn sự xuất hiện của “những vị khách không mời” này một cách hữu hiệu, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

Đây là cách đuổi muỗi từ xa tốt nhất mà mỗi gia đình cần thực hiện. Bạn nên lau chùi nhà cửa hàng ngày, từ trong ra ngoài khắp mọi ngóc ngách. Để tăng hiệu quả ngăn ngừa muỗi, bạn nên vệ sinh sàn nhà với nước lau sàn chuyên dụng như nước lau sàn Sunlight Thiên nhiên chiết xuất Sả & Chanh Yuzu.

Với chiết xuất thiên nhiên từ Sả & Chanh Yuzu, cùng với thành phần làm sạch 100% nguồn gốc từ thiên nhiên, sản phẩm giúp đánh bay vết bẩn trên sàn, cho sàn sạch bóng, an toàn và thơm dịu nhẹ. Ngoài ra, hương thơm của sả đem lại công dụng đuổi muỗi vô cùng tốt. Nhờ vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng để vệ sinh sàn sạch sẽ, thơm mát, chẳng còn lo muỗi trú ngụ. Tìm hiểu thêm 10 cách đuổi muỗi bằng sả cực kỳ đơn giản trong bài viết này.

Chỉ cần một vũng nước đọng cũng đủ tạo điều kiện cho muỗi bay đến và đẻ trứng. Vì vậy, việc loại bỏ tất cả những vật dụng có thể dùng để chứa nước là một cách đuổi muỗi nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn nên súc rửa hoặc đậy kín chai lọ, thay nước bình cắm hoa hằng ngày để diệt lăng quăng… Đặc biệt khu vực bồn rửa chén hoặc nhà tắm nên được giữ khô ráo, tránh nước bẩn đọng lại sau khi sử dụng.

Các góc khuất tối tăm ẩm thấp chính là nơi cư ngụ lý tưởng của muỗi. Vì vậy, bạn cần dọn dẹp những nơi treo đồ, tủ quần áo ngăn nắp, tránh vứt đồ đạc bừa bộn hoặc chất đống.

Thêm một cách đuổi muỗi hiệu quả không kém là phát quang, loại bỏ những bụi rậm, cây cối um tùm xung quanh nhà để ngăn ngừa muỗi tụ tập.

Tại các vị trí cửa sổ hoặc cửa ra vào, bạn có thể lắp đặt các lưới chống muỗi để ngăn chúng bay từ bên ngoài vào trong nhà. Đối với giường ngủ, bạn hãy sử dụng loại màn chống muỗi chuyên dụng để bảo vệ gia đình toàn diện suốt giấc ngủ.

Muỗi thường có xu hướng tránh xa các loại cây như sả, bạc hà, húng quế… Cách đuổi muỗi ra khỏi nhà bằng cây trồng trong những chậu nhỏ và đặt trong nhà hoặc tại cửa sổ, ban công phòng ngủ. Ngay lập tức sẽ không còn bóng dáng của bất kỳ con muỗi nào cho xem. Đọc thêm bài nhang muỗi có độc hay không? Tổng hợp hương muỗi an toàn có tác dụng nhanh không thua kém gì cây trồng đuổi côn trùng đâu.

Vỏ bưởi, cam quýt có chứa nhiều tinh dầu mà muỗi vô cùng “dị ứng”. Để thực hiện cách đuổi muỗi này, bạn chỉ cần phơi khô vỏ bưởi, cam quýt, sau đó đem chúng vào những góc trong nhà có nhiều muỗi và đốt. Khói tỏa ra sẽ khiến muỗi cảm thấy khó chịu và bay đi. Đồng thời, mùi hương thơm dịu nhẹ còn giúp cho ngôi nhà bạn trở nên dễ chịu, thoải mái hơn, nhất là với những người lớn tuổi.

Ngoài nhang muỗi thì tinh dầu chống muỗi được xem như là một phương pháp hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm, bạc hà, hoa oải hương… ngoài công dụng đuổi muỗi còn giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái tinh thần.

Hãy nhỏ vài giọt dầu gió vào các cánh quạt bàn hoặc quạt treo tường, sau đó bật chế độ quay đều, mùi hương của dầu gió sẽ lan tỏa ra khắp căn phòng và xua đuổi lũ muỗi đi.

Hoặc bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu vào nước tắm nhiệt độ khoảng 30oC. Sau khi tắm xong, cơ thể bạn sẽ phảng phất hương thơm và khiến cho muỗi không dám đến gần. Để biết chi tiết cách làm, đọc thêm bật mí cách đuổi muỗi bằng dầu gió hiệu quả.

Bạn có thể tận dụng bã trà như một cách đuổi muỗi hữu hiệu. Giữ lại bã sau khi pha trà xong và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi bã đã khô cong lại, bạn cho vào một chiếc cốc sành, hun khói chiếc cốc ấy khắp xung quanh ngôi nhà.

Ngoài ra, dân gian còn phối hợp với cách dùng 40 loài cây trồng đuổi muỗi hiệu quả nhất giúp bảo vệ gia đình toàn diện, đặc biệt là trong nhà có phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Trên đây là những nguyên nhân nhà nhiều muỗi và cách ngăn ngừa muỗi mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng không còn muỗi vằn – không còn lăng quăng – không còn sốt xuất huyết!

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 27 tháng 5 năm 2021

Muỗi là loài côn trùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam, không chỉ gây khó chịu mà muỗi còn là vật trung gian lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam thì muỗi thường xuất hiện vào mùa nào? Nguyên nhân muỗi phát sinh và cách phòng tránh muỗi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Bạn biết không, nhiệt độ thích hợp để muỗi sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 250C và với thời tiết của Việt Nam thì thời điểm muỗi xuất hiện nhiều nhất trong năm là từ tháng 3 – 8, tức là vào mùa hạ. Nói như vậy cũng không có nghĩa là vào các thời gian khác trong năm là không có muỗi. Vào mùa đông thực tế muỗi vẫn có, nhưng với số lượng ít hơn. Muỗi là một loại côn trùng ưa nơi ẩm ướt nên muỗi thường xuất hiện nhiều sau những trận mưa rào và những nơi như bụi cây, đầm lầy, ao tù, cống rãnh,…là những địa điểm lý tưởng để muỗi trú ngụ và sinh trưởng. 

Muỗi sinh sản theo hình thức đẻ trứng xuống nước, trứng sau đó sẽ nở thành ấu trùng hay còn gọi là bọ gậy. Sau một thời gian phát triển dưới nước bọ gậy sẽ biến thành nhộng và sau đó là muỗi trưởng thành. Khi trưởng thành, muỗi sẽ rời khỏi mặt nước và bắt đầu hình trình sinh trưởng và kiếm ăn tại một môi trường mới.

Muỗi có thể nhận biết và bị thu hút bởi mùi cơ thể con người, ánh sáng và nhiệt độ. Bạn có thể thấy sau những trận mưa muỗi thường tìm đến vùng có ánh sáng đèn điện và đậu xung quanh đó. Thời điểm ban đêm là lúc muỗi hoạt động và đi hút máu nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế thì muỗi xuất hiện vào bạn ngày mới chính là những nguyên nhân hàng đầu gây ra những căn bệnh truyền nhiễm.

Mỗi loài muỗi sẽ gây ra các loại bệnh khác nhau, phổ biến nhất là sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não,… Đây là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, để lại di chứng thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh.

Vòng đời sinh trưởng của muỗi thường sẽ không kéo dài quá một tháng, tuy nhiên, nếu muỗi đốt người bệnh một lần sẽ mang theo virus suốt đời và có thể lây nhiễm cho rất nhiều người và tạo thành dịch bệnh. Chính vì thế, việc chủ động ngăn chặn và đẩy lùi muỗi – vật chủ trung gian là một điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Trên thế giới, muỗi là loài côn trùng khá đa dang, lên tới vài nghìn loài. Tuy nhiên, tại khu vực Việt Nam, có 3 giống muỗi phổ biến là muỗi vằn, muỗi anophen và muỗi culex. Mỗi loài muỗi lại là tác nhân cho từng dịch bệnh khác nhau, đồng thời cũng có phương pháp phòng chống nhờ cách phân biệt nhận dạng, đặc tính sinh sống của chúng. Để biết thêm chi tiết thông tin để có cách phòng tránh muỗi hiệu quả, mời bạn xem thêm bài viết phân biệt các loài muỗi nhé.

Một số cách diệt muỗi từ gốc, an toàn như dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, không để lá ướt, gỗ mục, cỏ dại mọc tràn lan; đậy nắp chum vại, hạn chế việc vũng nước đọng; nuôi các sinh vật ăn bọ gậy, lắp đặt hệ thống cửa lưới chống muỗi để có thể ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi một cách tối đa. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng các biện pháp vật lý, hóa học trong trường hợp cần xử lý muỗi nhanh chóng như sử dụng thuốc xịt muỗi, nhang đuổi muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, sóng siêu âm, đèn bắt muỗi, vợt điện,…

XEM VIDEO HƯỚNG DẪN TỰ LẮP RẤT ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI VIETFAMILY DƯỚI ĐÂY:

Tin liên quan: 5 mẹo nhỏ giúp cơ thể tránh bị muỗi đốt.

Muỗi là sinh vật thường xuất hiện và mùa hè và những nơi ẩm ướt là địa điểm lý tưởng để muỗi sinh trưởng và phát triển. Trước những căn bệnh nguy hiểm mà muỗi có thể gieo rắc vào người, chúng ta cần phải có những biện pháp phòng tránh thật tối ưu.

Xem thêm các tin tức, mẹo hay về sức khỏe và nhà ở.

Hiện tại, cửa lưới chống muỗi Vietfamily đang áp dụng chương trình giảm giá và khuyến mại lớn, xem ngay bảng báo giá để nhận được khuyến mại cực lớn trong tháng các sản phẩm cửa lưới chống muỗi Vietfamily nhé.