Bướm ga là gì

Cảm biến vị trí cánh bướm ga bị lỗi có thể khiến động cơ hoạt động không ổn định, xe bị giật và hao xăng hơn bình thường.

Tác dụng của cảm biến vị trí bướm ga

Cảm biến vị trí cánh bướm ga ô tô TPS (Throttle Position Sensor) có nhiệm vụ đo độ mở của cánh bướm ga và truyền tín hiệu về ECU. Từ dữ liệu này, ECU sẽ tính toán mức độ tải của động cơ, từ đó hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm phù hợp. Với xe sử dụng hộp số tuần tự (một loại tương tự như hộp số sàn), dữ liệu từ cảm biến vị trí bướm ga cũng là một thống số giúp quá trình chuyển số hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Cảm biến vị trí cánh bướm ga TPS có nhiệm vụ đo độ mở của cánh bướm ga và truyền tín hiệu về ECU

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến vị trí cánh bướm ga

Cảm biến vị trị bướm ga ô tô có 3 loại là: loại tiếp điểm, loại tuyến tính, loại Hall.

Cảm biến vị trí bướm ga loại tiếp điểm gồm 2 tiếp điểm là tiếp điểm không tải IDL và tiếp điểm trợ tải PSW.

Khi bướm ga đóng hoàn toàn, IDL đóng ON và PSW ngắt OFF, lúc này ECU hiểu rằng động cơ đang vận hành không tải. Khi đạp ga, IDL sẽ ngắt OFF và bướm ga mở ra ở vị trí xác định. Đồng thời PSW bật lên và ECU hiểu rằng động cơ đang chạy tải nặng. Nếu ở vị trí cầm chừng, điện áp từ cực IDL qua công tắc tiếp xúc IDL về mass. Ở vị trí toàn tải, điện áp từ cực PSW qua công tắc PSW về mass.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu lỗi cảm biến lưu lượng khí nạp
  • Cách kiểm tra lỗi cảm biến kích nổ

Cảm biến vị trí bướm ga tuyến tính được cấu tạo bởi con trượt và các cực điện. Con trượt sẽ trượt dọc theo chiều điện trở. Điện áp cực VTA tăng dần, tỷ lệ thuận với vị trí mở cánh bướm. Nếu bướm ga hoàn toàn đóng, tiếp điểm cầm chừng sẽ nối cực IDL và E2 lại. Từ đó, tín hiệu truyền đến ECU, từ đó ECU sẽ điều chỉnh lượng nhiên liệu động cơ phù hợp.

Cảm biến vị trí bướm ga Hall hoạt động dựa trên hiệu ứng Hall từ đó nhận biết sự thay đổi vị trí bướm ga.

Dấu hiệu lỗi cảm biến vị trí bướm ga

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi cảm biến vị trí bướm ga. Trong đó thường gặp là lõi mòn mạch trở than, hỏng IC Hall, đứt dây, dây tín hiệu chạm dương, giắc bị lỏng…

Khi cảm biến vị trí bướm ga bị trục trặc, xe thường có dấu hiệu: xe tăng tốc độ không ổn định, xe bị giật khi tăng tốc, xe tăng tốc yếu, xe bị hụt ga, xe hao xăng hơn bình thường…

Xem thêm:

Khi cảm biến vị trí bướm ga bị trục trặc, xe thường tăng tốc độ không ổn định

Cách đo kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga

Cảm biến vị trí bướm ga loại tiếp điểm

Kiểm tra xem khi bươm ga đóng kín, tiếp điểm IDL có nối với chân E2 không. Ngược lại khi lên ga nhẹ, chân IDL phải ngắt chân E2. Khi bướm ga mở hơn 50%, chân PSW có nối với chân E2 không. Khi thả ga trở về, chân PSW phải tách chân E2.

Xem thêm:

  • Cách chỉnh garanti xe ô tô
  • Nguyên nhân áp suất dầu
  • Xe hao nhớt do đâu?

Cảm biến vị trí bướm ga loại tuyến tính và Hall

Đầu tiên, rút giắc điện ra và kiểm tra chân cảm biến, chân tín hiệu, chân mát. Khi hoạt động động cơ, cánh bướm ga mở, giá trị điện áp tại chân tín hiệu phải thay đổi theo tỷ lệ tăng dần và luôn ổn định.

Cách chỉnh cảm biến vị trí bướm ga

Các bước chỉnh cảm biến vị trí bướm ga:

Bước 1: Nới lỏng bu lông cảm biến sao cho có thể xoay cảm biến.

Bước 2: Kiểm tra tín hiệu đầu ra của cảm biến.

Bước 3: Bật chìa khoá sang ON nhưng không nổ máy xe, giữ bướm ga ở vị trí đóng.

Bước 4: Đo và so sánh điện áp ra với sổ tay hướng dẫn sử dụng xe. Nếu không khớp xoay cảm biến sang phải hoặc trái đến khi đạt được mức điện áp cần có. Sau đó giữ cảm biến ở vị trí này và siết bu lông lại.

Tùng Nguyễn

Bướm ga bẩn cũng là một nguyên nhân gây òa ga, vậy các bác có biết chức năng của cảm biến bướm ga là gì không? Tại sao bướm ga lại quan trọng và cũng là một trong những nguyên nhân gây òa ga của xe?Xem ngay bài viết này nhé!

Ngày đăng: 07-03-2019

2,888 lượt xem

Do thời gian sử dụng lâu ngày, cũng như do sự can thiệp của việc sửa chữa dẫn đến bướm ga bị mòn làm tăng khe hở khi đã đóng hoàn toàn. Khi đó, không khí đồng thời đi qua đường gió phụ và đường gió chính dẫn tăng lượng xăng cung cấp làm tăng vòng tua máy.

Bướm ga là gì

Cũng có trường hợp bướm ga đóng không kín do bụi bẩn hoặc kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bản đạp chân ga yếu.

- Cảm biến vị trí bướm ga cũng có thể gây ra òa ga  

Cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên cổ họng gió. Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga và gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm giúp điều chỉnh lượng phun nhiên liệu tối ưu theo độ mở bướm ga.

Trên các dòng xe sử dụng hộp số tự động, vị trí bướm ga là thông số quan trọng để kiểm soát quá trình chuyển số.

Khi bị lỗi hoặc hư hỏng cảm biến này, động cơ có thể gặp một số vấn đề như: Sáng đèn CHECK ENGINE, xe không tăng tốc kịp thời, bỏ máy, hộp số tự động sang số không bình thường, chết máy đột ngột.

Ngoài ra, một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL riêng biệt. Các bộ phận khác xác định nó tại thời điểm chạy không tải khi điện áp bướm ga này ở dưới giá trị chuẩn.

Cảm biến vị trí bướm ga hoạt động không đúng như thông số của nhà sản xuất hoặc chết dẫn tới việc truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác.

Bướm ga là gì

cảm biến bướm ga được lắp trên cổ họng gió để xác định độ mở của bướm ga

Với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga là riêng biệt nên khi xảy ra "òa ga" sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn.

Còn với dòng xe dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga được tích hợp với nhau nên thường chỉ có thể can thiệt bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.

Với những thông tin phutungchevroletlienphuong.com cung cấp, hi vọng các bác sẽ có thêm thông tin hữu ích nhé!

Đừng bỏ qua << các bác có muốn biết bệnh òa ga xe gentra thế nào không >>

<< 04 lí do không nên mua phụ tùng chevrolet nhái >>

phutungchevroletlienphuong.com

Địa chỉ: 268 Phan Văn Hớn, Kp6, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TPHCM
Hotline: 079 (0121) 8563 579 - 0909 907 588 - 
0907 908 479
Email:

Bướm ga là gì

Bướm ga là gì

  • Bướm ga là gì
  • 29/7/21

Bướm ga ô tô là cánh van điều tiết lưu lượng không khí vào để hoà trộn với nhiên liệu ở dạng hơi sương tạo thành hỗn hợp hoà khí (với tỉ lệ thích hợp cho từng trạng thái làm việc) nạp vào buồng đốt. Bướm ga được mở ra khi các tài xế đạp ga để gió đi vào cổ góp hút, phần lớn bướm ga được bố trí ở đầu vào của cổ góp hút, nối với lọc gió. Sau thời gian dài hoạt động, bướm ga sẽ bị bám nhiều bụi làm giảm hiệu suất của động cơ.
Nguyên nhân khiến bướm ga bị bẩn, bám bụi: Bướm ga thường được nối với lọc gió và đặt trên đầu vào của cổ góp hút. Theo thời gian sử dụng, bộ phận này sẽ bị bám bụi từ môi trường và muội carbon sinh ra trong quá trình đốt cháy động cơ. Khi chúng ta kiểm tra thường sẽ thấy muội đen bám bên trong họng hút và xung quanh bướm ga. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với động cơ của ô tô ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của xe.

Hậu quả khi bướm ga bị đóng cặn bẩn:

Tình trạng bụi bẩn, muội carbon bám vào bướm ga nếu kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với động cơ của ô tô như: Do bụi bẩn bám chặt vào bướm ga, chúng sẽ làm mất vị trí đầu chuẩn của bộ phận này. Thông qua đó làm giảm hiệu suất của động cơ, dẫn đến tình trạng khó nổ máy hoặc òa ga. Bụi bẩn bám nhiều cũng khiến cho độ mở của bướm ga bị sai lệch, kéo theo tình trạng lượng gió vào không phù hợp dễ dẫn đến tiêu hao xăng nhiều hơn bình thường. Bướm ga dính bụi cặn cũng dễ gây ra tình trạng tắt máy đột ngột. Hiện tượng này rất nguy hiểm nếu tài xế đang lưu thông trên đường. Chính vì vậy mà các nhà sản xuất ô tô thường khuyến cáo chủ xe nên vệ sinh bướm ga định kì sau khi xe chạy được quãng đường khoảng 30.000km là tốt nhất. Điều này sẽ khiến đông cơ vận hành tốt và bền bỉ, tránh bị tiêu hao nhiên liệu.

Bướm ga là gì


Hình ảnh họng ga ô tô bám bụi và muội carbon.​

Cách vệ sinh bướm ga ô tô hiệu quả: Để vệ sinh bướm ga ô tô hiệu quả bạn cần xác định vị trí bướm ga trong xe, bướm ga thường được nối với lọc gió của động cơ. Sau đó tháo ra khỏi xe và thực hiện lau chùi bụi bẩn. Việc này bạn có thể làm tại nhà hoặc nếu bạn không có chuyên môn kĩ thuật tốt nhất bạn nên mang xe ra garage để thợ kĩ thuật tháo lắp vệ sinh giúp bạn.

Kim Hoàng Huy xin được giới thiệu tới Quý khách dung dịch vệ sinh bướm ga chuyên dụng có ống nối rất tiện lợi, đó là dung dịch MC307 thuộc thương hiệu Onzca xuất xứ Châu Âu. Đây là dung dịch được phần lớn các trung tâm chăm sóc bảo dưỡng xe sử dụng và tin tưởng.

Thông tin sản phẩm và cách sử dụng:

Thông tin sản phẩm:

• Tên sản phẩm: MC307 Throttle Bodies MAF Cleaner • Xuất xứ: ONZCA / EU • Dung tích: 500ml • Dạng chai xịt, kèm ống nối mềm tiện lợi cho người sử dụng • Quy cách đóng gói: 500ml – 12 chai/thùng.

Bướm ga là gì


MC307 dung dịch vệ sinh cảm biến, bướm ga, buồng đốt.​

Ứng dụng: ✳ Vệ sinh toàn diện cho các bộ phận ổ ga, bướm ga, buồng đốt. Đây là ưu điểm vượt trội của MC307 so với các sản phẩm khác trên thị trường, nó vừa có thể sử dụng để vệ sinh bướm ga, vừa sử dụng được cho cả vệ sinh buồng đốt. ✳ Nhanh chóng làm tan rã muội carbon, cặn nhiên liệu, chất nhờn, chất bẩn kết dính. ✳ Sản phẩm không sử dụng methylene clorua hoặc toluene. ✳ Làm sạch triệt để mà không gây hại cho các bộ phận xung quanh. ✳ Giúp cải thiện quá trình đốt cháy và giảm lượng khí thải có hại. ✳ Phù hợp cho mục đích sửa chữa khẩn cấp hoặc bảo dưỡng định kỳ. ✳ Sử dụng ống hút mềm được cung cấp sẵn để linh hoạt làm sạch những vị trí ẩn sâu mà không cần tháo rời.

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng MC307 để vệ sinh bướm ga:

Chuẩn bị: • 1 chai MC307 • Bộ dụng cụ sửa chữa ô tô chuyên dụng • Găng tay cao su, găng tay vải • Bộ lọc gió thay thế. • Khăn lau để làm sạch.


Các bước thực hiện:

Bước 1: Tháo cáp ắc quy: đeo găng tay để bảo vệ da tay. Sau đó thực hiện tháo cáp ắc quy trước khi tháo các bộ phận khác. Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp: thực hiện tháo nắp bộ lọc khí, tháo kết nối bộ cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp dưới. Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga: nới lỏng ống nạp không khí sau đó lấy các ống dẫn không khí ra khỏi thân bướm ga. Hầu hết kết nối này được giữ cố định bởi một kẹp ống, do đó tháo kẹp ống cho đến khi ống nạp khí rời khỏi thân bướm ga. Bước 4: Tháo bỏ toàn bộ ống hút không khí vào ra khỏi xe. Tiếp đó tháo toàn bộ ống hút không khí ra khỏi khoang động cơ và đặt nó sang một bên để sau khi làm sạch bướm ga lắp đặt nó vào vị trí cũ. Bước 5: Thay bộ lọc gió: bộ lọc không khí bẩn cũng ảnh hưởng đến bướm ga. Do đó nên thay một bộ lọc gió mới trước khi làm sạch bướm ga sẽ giúp động cơ hoạt động một cách hiệu quả hơn. Kiểm tra sổ tay dịch vụ xe ô tô của xe để lựa chọn bộ lọc gió phù hợp. Bước 6: Làm sạch bướm ga: phun chất làm sạch bướm ga xung quanh thân bướm ga, để cho chất làm sạch ngấm trong một hoặc hai phút bên ngoài. Sau đó xịt chất làm sạch lên khăn và làm sạch bên trong thân bướm. Bắt đầu lau phần vỏ bên trong và bên ngoài quạt ga tỉ mỉ và cẩn thận đủ mạnh để loại bỏ lượng carbon tích tụ. Lưu ý: Sau khi làm sạch vỏ bướm ga kiểm tra lưỡi ga bên trong và làm sạch các cạnh của nó. Nếu khăn khô hoặc có nhiều carbon tích tụ thì nên tiếp tục phun chất làm sạch vào khăn để thực hiện lau bướm ga, thực hiện nhiều lần tới khi bướm ga sạch hẳn bụi. Bước 7: Kiểm tra và làm sạch van điều tiết: Tháo van điều tiết và làm sạch vỏ bên trong giống như cách làm sạch thân bướm ga và sau đó lắp lại vị trí ban đầu. Bước 8: Lắp đặt lại các thành phần đã tháo ra theo thứ tự đảo ngược: Sau khi van điều tiết và thân bướm ga đã được làm sạch, hãy lắp đặt lại mọi thứ và kiểm tra hoạt động của bướm ga. Lưu ý nên gắn ống hút khí vào bướm ga và thắt chặt, lắp vỏ bảo vệ bộ lọc khí và kết nối với dây cáp pin đồng thời gắn bộ cảm biến lưu lượng không khí chắc chắn.

MC307 là sản phẩm có ưu điểm tiện dụng hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường bởi nó có gắn kết ống nối dễ dàng sử dụng, đặc biệt hơn nữa sản phẩm không chỉ dùng để vệ sinh bướm ga mà còn có tác dụng vệ sinh cả hệ thống buồng đốt và cảm biến khí nạp MAF. Sau quá trình vệ sinh bướm ga bạn cũng có thể sử dụng dung dịch MC307 để vệ sinh hệ thống buồng đốt và cảm biến rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Trên đây là toàn bộ thông tin ad muốn chia sẻ tới bạn về vệ sinh bướm ga xe ô tô, hi vọng bạn sẽ có thêm những tip nhỏ kinh nghiệm bỏ túi để chăm sóc “người bạn đồng hành” của mình trên mọi nẻo đường. Để tham khảo thêm các dòng chăm sóc bảo dưỡng xe ô tô khác vui lòng tham khảo tại website: kimhoanghuy.com hoặc được tư vấn trực tiếp liên hệ theo thông tin sau: VPGD: Số 21 đường 6D, KDC Trung Sơn, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM. Hotline: 0911 88 1918-0911 88 1920

Email:

Bướm ga là gì
Bướm ga là gì