Sau khi làm thí nghiệm một lượng khí Cl2 con dư người ta loại bỏ bằng cách sục khí Cl2 dư vào

Bài 4 trang 81 SGK Hoá học 9

Quảng cáo

Đề bài

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào :

a) Dung dịch HCl;

b) Dung dịch NaOH;

c) Dung dịch NaCl;

d) Nước.

Trường hợp nào đúng ? Hãy giải thích.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Gợi ý: Sử dụng NaOH

Lời giải chi tiết

Trường hợp đúng là :

a) sai vì Clo không tác dụng với HCl

c) sai vì Clo không tác dụng với NaCl

d) sai vì phản ứng của clo với nước là phản ứng thuận nghịch, khí clo vẫn thoát ra

b) Dung dịch NaOH

Giải thích:Khí clo dư được loại bỏ bằng cách dẫn vào dung dịch NaOH, vì clo phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH theo phương trình hóa học sau:

Phương trình hóa học:Cl2+ 2NaOH -> NaCl + NaClO + H2O

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Sau khi làm thí nghiệm một lượng khí Cl2 con dư người ta loại bỏ bằng cách sục khí Cl2 dư vào

  • Bài 5 trang 81 SGK Hoá học 9

    Giải bài 5 trang 81 SGK Hoá học 9. Dẫn khí clo vào dung dịch KOH, tạo thành dung dịch hai muối.

  • Bài 6 trang 81 SGK Hoá học 9

    Giải bài 6 trang 81 SGK Hoá học 9. Có 3 khí được đựng riêng biệt từng 3 lọ là : clo, hiđro clorua, oxi. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ.

  • Bài 7 trang 81 SGK Hoá học 9

    Giải bài 7 trang 81 SGK Hoá học 9. Nêu phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

  • Bài 8 trang 81 SGK Hoá học 9

    Giải bài 8 trang 81 SGK Hoá học 9. Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp nào ? Viết phương trình hoá học.

  • Bài 9 trang 81 SGK Hoá học 9

    Giải bài 9 trang 81 SGK Hoá học 9. Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không ? Hãy giải thích.

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 9 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

1. Các đặc trưng vật lý, hóa học của khí Clo

1.1. Tính chất vật lý

- Clo là một nguyên tố phi kim thuộc nhóm halogen, tồn tại ở trạng thái khí trong điều kiện môi trường bình thường. Khí Clo có màu vàng lục, mùi hắc và độc hại.

- Khí Clo có thể tan trong nước, tan mạnh trong các dung môi hữu cơ và nặng hơn không khí khoảng 2.5 lần.

- Trong môi trường tự nhiên, đa phần Clo được tìm thấy ở dạng muối clorua, phần lớn là muối ăn natri clorua, ngoài ra còn có kali clorua và một số khoáng vật như cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl.

1.2. Tính chất hóa học

- Tác dụng với phi kim tạo ra muối halogenua (thường là hóa trị cao nhất của kim loại đó) trừ bạch kim (Platin Pt) và Vàng (Au).

2 Fe + 3 Cl2→ 2 FeCl3

Mg + Cl2 → MgCl2

- Tác dụng với Hydro tạo ra Hydro clorua

H2 + Cl2 →2HCl

Nếu tỷ lệ số mol của khí Clo với Hydro là 1:1 thì phản ứng nổ sẽ xảy ra

- Tác dụng với nước là phản ứng thuận nghịch

H2O + Cl2 ↔ HCl + HClO (axit hipoclorơ)

Axit hipoclorơ có tính oxy hóa mạnh nên được dùng làm chất sát trùng, tẩy màu.

- Tác dụng với dung dịch muối những halogen hoạt động yếu hơn clo

2 NaBr + Cl2 →2 NaCl + Br2

- Tác dụng với chất khử mạnh

2 FeCl2 + Cl2 →2 FeCl3

3 Cl2+ 2 NH3→N2+ 6 HCl

Trong phòng thí nghiệm, amoniac được dùng làm chất khử độc Clo

Sau khi làm thí nghiệm một lượng khí Cl2 con dư người ta loại bỏ bằng cách sục khí Cl2 dư vào

Tính chất hóa học của khí Clo

Để khử độc khí clo dư đã thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hóa chất nào sau đây là tối ưu nhất?


Câu 10389 Thông hiểu

Để khử độc khí clo dư đã thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hóa chất nào sau đây là tối ưu nhất?


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Lí thuyết về clo --- Xem chi tiết
...