Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào

Quy trình bảo quản thóc lúa

Dân tộc thiểu số & Miền núi Thứ tư, 12/11/2014 - 10:44
Trong quá trình bảo quản, hạt thóc thường bị một số hiện tượng: Nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt… khi bị những hiện tượng trên chất lượng của thóc bị giảm, ảnh hưởng đến phẩm chất. Để khắc phục và giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, bà con nông dân cần áp dụng kỹ thuật cơ bản sau để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình.

- Thu hoạch

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao từ 20 - 27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%. Tuỳ theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Độ ẩm an toàn của thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13 - 14% có thể bảo quản được từ 2 - 3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12 - 12,5%. Độ ẩm thóc, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát từ 13 - 14%.

Làm sạch, phân loại

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại…) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc… lẫn vào khi tuốt). Bà con loại bỏ hạt xanh, hạt lép, hạt bị tróc vỏ, hạt vỡ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt… cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời…). Chỉ nên đưa và bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.

Làm khô

Phương pháp phơi nhanh: Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt độ trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60 - 70 độ C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 50 độ C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8 - 9 giờ sáng cho đến 4 - 5 giờ chiều trong 2 - 3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống mỗi luống cao khoảng 10 -15 cen-ti-mét, rộng 40 - 50 cen-ti-mét và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.

Phương pháp phơi lâu: Cách này tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút các luống lúa được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5 - 6 giờ một ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ tư độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.

Phương pháp nhân tạo (phương pháp sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ…): Phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.

Bảo quản

Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và phần nào ngăn cản sự xâm nhiễm của côn trùng, men, mốc… đây là một ưu thế của thóc trong bảo quản. Tuy vậy, quá trình bảo quản thóc cũng chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Sau khi được phơi khô, quạt sạch thì thóc được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo thóc không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện tượng tụ bốc nóng, không bị côn trùng, chuột tấn công.

Thóc sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất và cần được bảo quản thích hợp trong các dụng cụ như: chum, vại, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm, thùng gỗ, hòm tôn... để bảo quản tại gia đình với số lượng không lớn lắm. Với số lượng lớn thì yêu cầu phải được bảo quản trong các kho với không gian lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo lượng thóc cần bảo quản và được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc.

Linh Anh

baocongthuong.com.vn

Các kỹ thuật

  • Chăn nuôi (567)
  • Trồng trọt (1182)
  • Nuôi trồng thủy, hải sản (488)
  • Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (141)
  • Môi trường nông thôn (34)
  • Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (395)
  • Tri thức khoa học khác (118)
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến :114
Tổng truy cập :133,641
Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào
Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào
Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào
Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào
Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào
Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào

1. Phơi nhanh.

Khi trời nắng nóng to, nhiệt độ không khí có thể lên tới 40 độ C, lúc này nhiệt độ của sân gạch, xi măng có thể đạt 60-70 độ C, nhiệt độ hạt thóc có thể đạt tới 50 độ C. Thóc sẽ được san thành từng luống, mỗi luống cao từ 10-12cm, sau mỗi tiếng tiến hành cào thành luống mới theo hướng khác nhau. Với cách phơi này thì chỉ cần phơi liên tục trong ngày, khoảng 2-3 ngày là thóc có thể xay xát và sử dụng được. Nhược điểm lớn nhất của pháp phơi nhanh này là khi xay xát tỉ lệ gạo bị gãy cao, gạo sẽ bị nát, chất lượng không được như mong muốn.

2. Phơi chậm.

Cũng sử dụng cách san thóc thành từng luống như cách phơi nhanh, tuy nhiên ngày đầu tiên chỉ phơi trong 2 giờ, ngày thứ 2 trong 3 giờ, ngày thứ 3 trong 4 giờ. Trong khi phơi cứ 15 phút tiến hành cào và đảo lúa một lần theo các hướng khác nhau. Các ngày sau đó thóc được phơi 5-6 giờ/ngày cho đến khi đạt độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc bảo quản. Với cách phơi chậm như trên thì chỉ khoảng 5 ngày là thóc khô khén đạt yêu cầu. Ưu điểm của cách phơi này là hạt thóc đảm bảo yêu cầu, khi xay xát sẽ không bị vỡ vụn, chất lượng cao.

Khi phơi, công đoạn đưa hạt thóc từ nơi cất giữ ra sân và từ sân cho vào nơi cất giữ là công đoạn tốn nhiều công sức nhất, vừa mệt nhọc lại rất mất thời gian, nhất là với những gia đình, các cơ sở thu mua thóc có khối lượng lớn. Giải pháp tốt nhất là nên trang bị cho mình một chiếc máy, và máy hút hạt 3A6M là một lựa chọn không thể tốt hơn. Chi tiết sản phẩm và con có thể xem tại đây

Sau khi thu hoạch thóc lúa để cất giữ hạt được lâu nông dân ta thường làm thế nào

Máy hút hạt 3A6M

3. Cách bảo quản.

Mục đích của việc bảo quản là để giúp cho hạt thóc luôn được đảm bảo, thóc không bị ẩm ướt, không bị mốc, bị men, các loại côn trùng, chuột vào phá. Dụng cụ bảo quản thích hợp là chum, vại, bồ, hòm, thùng phuy, cót quây… có nắp đậy kín. Cách này thường được các hộ gia đình áp dụng với số lượng nhỏ. Thóc sau khi được phơi khô đến độ thủy phần an toàn (khoảng 11-13%), quạt sạch để loại bỏ tạp chất, sâu mọt và chuyển vào các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo để tồn trữ, dùng dần. Nếu được đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được 4-5 năm mà chất lượng hạt gạo vẫn đảm bảo, tỷ lệ hao hụt không đáng kể.

Một số kỹ thuật bảo quản thóc sau thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.51 KB, 3 trang )

Một số kỹ thuật bảo quản thóc sau thu hoạch
Tailieu.vn
1. Phương pháp làm khô tự nhiên
Lúa làm khô dưới ánh nắng mặt trời, trong bóng mát, phơi trên nền ximăng, sân gạch, trên
nền đất nện, trong nong nia, trên các tấm polyetylen, v.v...
Phương pháp này ít tốn kém, đầu tư thấp, được đa số nông dân trên thế giới áp dụng rộng
rãi, vì dễ dàng sử dụng công lao động thừa trong gia đình, nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết khí
hậu, lệ thuộc vào sân bãi.
Qui trình phơi sấy lúa tự nhiên
Có hai chế độ phơi lúa như sau:
1. Phơi nhanh trong 2, 3 nắng, nhưng lúa sẽ cho tỷ lệ gạo nguyên thấp và tỷ lệ gãy cao (gạo
nát) khi xay xát.
2. Phơi lâu trong 3, 4 ngày, thì lúa cho tỷ lệ gạo gãy thấp trong quá trình xay xát.
Việc lựa chọn một trong hai chế độ làm khô tự nhiên nói trên phụ thuộc trước hết vào thời
tiết, sân bãi và lao động trong mỗi gia đình.
a) Phương pháp phơi nhanh
Lúa phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời, thời gian ở trong nhiệt độ cao quá lâu khi trời nắng
tốt, nhiệt độ không khí lên tới 40oC, nhiệt độ trên sân ximăng, sân gạch có thể lên tới 60-70oC,
kết quả là nhiệt độ hạt lúa có thể lên trên 50oC và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian
khuếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ. Hiện tượng này gọi là hiện tượng rạn nứt do
ánh nắng mặt trời (Suncracking). Do vậy nên khi xay xát, lúa sẽ cho tỷ lệ gạo gãy (tỷ lệ tấm) cao,
gạo nát. Phơi theo cách này bà con chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8, 9 giờ sáng cho đến 4, 5 giờ
chiều trong 2-3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống mỗi luống
cao khoảng 10-15 cm, rộng khoảng 40-50 cm (hai gang tay) và cứ chừng nửa tiếng thì cào đảo
một lần theo các hướng khác nhau.
b) Phương pháp phơi lâu
Theo phương pháp này thời gian phơi đòi hỏi dài hơn và tốn lao động hơn, nhưng bù lại
gạo sẽ ít tấm hơn. Để phơi, lúa cũng được trải thành luống như ở cách thức trên, nhưng ngày đầu
tiên chỉ phơi lúa dưới ánh nắng mặt trời 2 giờ, ngày thứ hai lúa chỉ được phơi nắng 3 giờ, ngày
thứ ba phơi 4 giờ. Cứ 15 phút các luống lúa được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.
Trong ba ngày đầu, sau một thời gian ngắn lúa được phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát,


nhưng càng thoát gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5-6 giờ một ngày và cứ
tiếp tục như thế cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt
thì đến ngày thứ 4 là độ ẩm của lúa có thể đạt 14%. Tức độ ẩm tối ưu để khi xay xát lúa cho tỷ lệ
tấm thấp.
2. Phương pháp làm khô nhân tạo
Ưu thế của phương pháp là lúa có thể sấy vào bất cứ thời điểm nào, không phụ thuộc vào
thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi
xay xát, hiệu suất thu hồi gạo thường cao hơn so với phương pháp sấy tự nhiên. Có nhiều cách
và sử dụng nhiều thiết bị sấy nhân tạo khác nhau.
1. Làm khô nhân tạo bằng không khí thường: lúa được chứa trong bồn sấy, nhà sấy hoặc lò
sấy. Không khí thường (không khí môi trường) được các quạt gió thổi qua hệ thống phân phối
gió đi qua các lớp lúa chứa trong thiết bị sấy. Phương pháp này chỉ áp dụng tốt ở những nơi có
1


độ ẩm tương đối của không khí thấp và nhiệt độ không khí cao. Phương pháp này thường sử
dụng đối với thóc mới thu hoạch chờ đợi thời tiết thuận lợi để phơi khô sấy kỹ, hoặc dùng để bảo
quản lúa đã được phơi khô sấy kỹ trong kho, silô hoặc dùng để phối hợp với các phương pháp
sấy có gia nhiệt khác.
2. Phương pháp sấy lúa với không khí nóng. Dựa trên phương pháp gia nhiệt có thể chia ra
các loại sau:
2.1. Phương pháp sấy đối lưu.
2.2. Phương pháp sấy bức xạ.
2.3. Phương pháp sấy tiếp xúc.
2.4. Phương pháp sấy bằng điện trường dòng cao tần.
2.5. Phương pháp sấy thăng hoa.
2.6. Phương pháp sấy hồng ngoại dải tần hẹp.
Mỗi phương pháp đều có thiết bị thích ứng và có kỹ thuật công nghệ kèm theo. Những
thiết bị này thường áp dụng ở những nơi sản xuất lúa tập trung, có khối lượng thóc lớn có nhu
cầu phơi sấy cao, nguồn năng lượng, nguồn điện dồi dào.

3. Bảo quản thóc
Có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau nhưng trong quá trình bảo quản cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Bảo đảm thóc không bị ẩm ướt, không bị men, mốc xâm hại và xẩy ra hiện tượng tự bốc
nóng, không bị côn trùng chuột tấn công.
+ Có dụng cụ bảo quản thích hợp như: chum, vại, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm, thùng
bằng gỗ, rương, sập có nắp đậy kín, thường dùng bảo quản tại gia đình với số lượng ít.
+ Nếu với số lượng lớn yêu cầu phải được bảo quản trong các kho với dung tích khác nhau
xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc.
a) Bảo quản thóc qui mô nhỏ hộ gia đình
Thóc sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất, sâu mọt, được chuyển vào
các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo như đã kể trên, lưu trữ dùng dần. Nếu được đậy
kín tốt thì đây được coi như là phương pháp bảo quản yếm khí và với hình thức này khi lúa ban
đầu đưa vào bảo quản có độ ẩm ở mức an toàn, chất lượng tốt thời gian bảo quản có thể kéo dài
từ 4 đến 5 năm và hao hụt về trọng lượng sẽ không đáng kể.
b) Bảo quản thóc qui mô lớn
Trong bảo quản nói chung và đặc biệt là bảo quản hạt, nhà kho đóng vai trò vô cùng quan
trọng quyết định khả năng, chất lượng bảo quản và sự tổn thất trong quá trình bảo quản. Kho
chứa hạt phải đảm bảo được những yêu cầu của kỹ thuật công nghệ bảo quản.
+ Nhà khô phải đảm bảo được yêu cầu của tính chống thấm từ nền, tường, mái, chống
được hiện tượng dẫn ẩm do mao dẫn.
+ Nhà kho có thể ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm nhập của không khí, nhiệt độ bên ngoài
vào trong đống hạt, giữ cho đống hạt khô ráo ít chịu tác động xấu từ bên ngoài.
+ Nhà kho phải có khả năng chống lại sự xâm nhập của chuột, chim, sâu mọt.
+ Kho phải có kết cấu phù hợp cho việc cơ giới hóa xuất, nhập thóc.
+ Nhà kho phải đặt ở địa điểm giao thông thuận tiện nhất.
Tùy theo mục đích sử dụng và đối tượng bảo quản mà có thể phân chia ra các loại kho sau:
1. Kho bảo quản tạm thời, để bảo quản thóc mới thu hoạch, chưa phơi, sấy hoặc bảo quản
tạm thời thóc thu mua.
2



2. Kho bảo quản dự trữ, là những kho tương đối hiện đại, mức độ cơ giới tương đối cao,
đáp ứng được yêu cầu bảo quản lâu dài, hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra trong quá
trình bảo quản.
3. Kho tàng ở nhà máy xay xát, bến tàu, bến cảng nơi có lượng thóc lưu chuyển lớn.
Người ta có thể phân loại kho theo nhiều cách như: theo dung tích, theo hình dáng, kích
thước dài rộng, theo kết cấu, theo kiểu mái hoặc dựa trên trình độ cơ giới hóa v.v..
Thóc, gạo có thể bảo quản ở các trạng thái khô, bảo quản ở trạng thái nhiệt độ thấp,
thoáng, kín hay bằng hóa chất được phép lưu hành sử dụng.
- Thóc có thể bảo quản trong kho dạng đổ rời, độ ẩm thóc khi vào kho yêu cầu không quá
14%.
Phương pháp bảo quản này đòi hỏi kho phải có vách ngăn, mỗi gia kho chứa khoảng 200
tấn. Yêu cầu điều kiện chống thấm, dột tốt. Thóc đổ vào kho với độ cao đống thóc không quá 3,
5 mét, mặt đống phải được cào trang phẳng.
Cứ 15 ngày tiến hành cào đảo một lần lớp thóc trên mặt kho tới độ sâu 40 đến 50cm.
Thường xuyên theo dõi tình trạng đống thóc, đặc biệt chú ý tới độ ẩm thóc khi độ ẩm lên
quá 14% và nhiệt độ ngoài trời lên tới 39oC cần có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bảo quản thóc dạng đóng bao, độ ẩm thóc 16% thì thời gian bảo quản không quá 15
ngày, nếu độ ẩm thóc là 15% thì thời gian bảo quản có thể kéo dài không quá 6 tháng.
Kho phải có bục kê (palet) để chống ẩm. Các bao thóc được xếp thành lô, 15-18 lớp với độ
cao thích hợp không quá 4 mét, mỗi lô có khối lượng khoảng 200 tấn. Bao thóc được xếp cách
tường ít nhất 0, 5 mét và lô nọ cách lô kia không dưới 1 mét. Bao thóc được xếp theo kiểu chồng
3 hoặc chồng 5.
Cứ hai tháng phun thuốc trừ sâu, mọt một lần theo hướng dẫn hiện hành.

3