Sau sinh bao lâu thì dùng dung dịch vệ sinh

Vì cơ quan sinh dục lúc này rất mẫn cảm và còn đang trong giai đoạn hồi phục nên cần được chú ý giữ gìn thật kỹ. Làm sạch vùng kín sau khi sinh rất quan trọng tới sức khỏe, cũng như đời sống của mỗi sản phụ. Không phải mẹ nào mới sinh lần đầu cũng biết tự chăm sóc cho vùng kín của mình đúng cách.

Sau khi sinh con, tử cung người phụ nữ co lại, sản dịch tiết ra ngoài khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm (ảnh minh họa)

Dù các chị em có đẻ mổ hay thường thì sản dịch vẫn tiết ra ngoài âm đạo, nó là dấu hiệu bình thường cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Vài ngày đầu sản dịch thường có màu đỏ tương sau đó lượng huyết sẽ dần ít hơn và nhạt màu hơn, sản dịch có màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Vì vậy hằng ngày, chúng ta cần lót băng vệ sinh để thấm sản dịch tiết ra và thay đều đặn 3 – 4 lần/ngày kết hợp rửa âm hộ sau mỗi lần thay băng, tránh chà xát mạnh lên vết khâu.

Nếu bạn còn ở bệnh viện, y tá sẽ giúp bạn rửa sạch vùng kín với nước đun sôi pha cồn diệt khuẩn và bôi thêm dung dịch sát khuẩn để nhanh liền sẹo. Về nhà những ngày sau, bạn có thể tự rửa vùng kín bằng nước đun sôi với dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, lau khô cơ thể và mặc đồ lót thoáng sạch để tránh nấm ngứa.

Vùng kín có mùi sau sinh sẽ gây khó chịu đối với chị em, cảm giác tự ti rất nhiều, chuyện gần gũi chồng cũng không được tự nhiên. Đó là sự thay đổi hormone nội tiết tố, để vùng kín không còn hiện tượng có mùi lạ nữa chị em phải làm sạch vùng kín sau khi sinh đúng cách, xông hơi cả vùng kín và cơ thể tuần 2 – 3 lần để cơ thể nhẹ nhàng, thơm tho hơn.

Để hạn chế nhiễm trùng âm đạo, các chị em có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước thật nhẹ nhàng để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Sản phụ nên tập đi tiểu từ 2 -3 h sau khi rút ống thông tiểu để tránh hiện tượng bí tiểu sau khi sinh. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được lâu hơn, vì do việc ảnh hưởng của thuốc tê các chị có thể bị táo bón kéo dài từ 3 -5 ngày. Sau khi đại tiểu tiện nên lau khô vùng kín nhẹ nhàng với khăn mềm và sạch.

Lưu ý từ bác sỹ về việc làm sạch vùng kín sau khi sinh

- Nên nằm nghiêng về phía không có vết thương để tránh va chạm vào vết thương khiến vết thương lâu lành.

- Mặc quần lót thoáng mát, chất liệu cotton thoải mái, không nên mặc các loại chất sợi hóa vì dễ gây bí bách, không thấm thoát mồ hôi sẽ gây ẩm ướt, là cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây ngứa, viêm nhiễm.

- Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón.

- 7 đến 10 ngày sau sinh cần đến gặp bác sỹ để kiểm tra về vết khâu ở tầng sinh môn.

Làm sạch vùng kín sau khi sinh đúng cách mới giúp mẹ nhanh hồi phục cả thể lực lẫn “cô bé”. Để chăm sóc vùng kín sau sinh nhanh hồi phục thì vấn đề kiêng chuyện “chăn gối” là điều cần thiết. Do âm đạo bị giãn rộng và đang sưng đau nên nguy cơ nhiễm trùng cao có thể gây rò âm đạo – hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ… Nếu không kiêng đủ lâu nó cơ thể khiến bạn đau đớn và trở nên ám ảnh với mỗi cuộc “yêu” sau này.

Hơn thế, quan hệ tình dục quá sớm còn tạo điều kiện cho hàng ngàn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây lên các bệnh lý hậu sản, bệnh đường tình dục và nhiễm khuẩn sau sinh. Thế nên, chắc chắn rất cần tới sự thấu hiểu và động viên của người bạn đời. Hai vợ chồng có thể thiết lập lại chuyện “chăn gối” từ từ. Sự hồi phục là tùy vào cơ địa của mỗi người, tuy nhiên đối với những trường hợp sinh thường các chị em nên tránh quan hệ tình dục sau khoảng 4 – 6 tuần, những trường hợp đẻ mổ thời gian kiêng kị có thể lâu hơn từ 6 -12 tuần.

– Không chỉ vệ sinh vùng kín sau sinh xong, mà nên giữ cho vùng kín thông thoáng, mặc quần áo vải mềm, thoáng mát, rộng rãi đặc biệt là quần lót phải là loại thật thoáng, êm, và sạch.Tránh quần lót quá chật, bó sát hay ẩm ướt. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

Tiêu chí chọn dung dịch vệ sinh chuẩn chất lượng

- Độ pH phù hợp với sinh lý vùng kín từ 3,8 – 4,5 và với nồng độ pH này sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh có lợi, ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển để bảo vệ sức khỏe vùng kín cho phái nữ, bảo vệ chị em khỏi các bệnh phụ khoa và mùi hôi khó chịu.

Trong trường hợp chị em bị viêm nhiễm, nấm ngứa thì cần sử dụng các loại dung dịch vệ sinh bảo vệ, cải thiện kích ứng và chống viêm nhiễm theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Làm sạch nhưng không gây khô rát, khó chịu. Dung dịch vệ sinh chứa nhiều thành phần thảo dược sẽ đáp ứng tốt tiêu chí này. Chiết xuất từ cúc la mã, lô hội… kết hợp cùng các thành phần đặc biệt như Collagen, Vitamin E sẽ giúp làm sạch nhẹ nhàng, kháng khuẩn, khử mùi cho vùng kín, đem lại cảm giác khô thoáng, dịu nhẹ mà không hề có cảm giác khô rít, khó chịu. Mặt khác, dung dịch vệ sinh phụ nữ cần chứa những thành phần an toàn cho da, kể cả làn da nhạy cảm hay bị kích ứng.

- Kháng khuẩn, nấm, chống viêm: chủng vi khuẩn Lactobacillus có lợi, tạo ra nhiều chất chống vi khuẩn khác nhau như Acid hữu cơ, Diacetyl, Hydrogen Peroxide và các Bacteriocin ngăn cản sự xuất hiện và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và nấm, cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên, củng cố và tăng cường hệ miễn dịch cho vùng âm đạo.

- Dung dịch vệ sinh có mùi dịu nhẹ, đừng nghĩ rằng nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nào có mùi càng thơm càng tốt để khử mùi khó chịu cho vùng kín. Trái lại, mùi thơm mạnh mẽ của những dung dịch này thường được tạo nên từ những hóa chất sẽ gây kích ứng hoặc tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng sinh lý vùng kín. Tốt hơn hết, chị em nên chọn các loại dung dịch có mùi thơm nhẹ nhàng, mang mùi hương tự nhiên chứ không phải đến từ hóa chất và đem lại cảm giác sạch, thoáng, nhẹ nhàng, dễ chịu, giúp chị em tự tin mỗi ngày.

- Dưỡng da vùng kín: do tuổi tác và quá trình trưởng thành/ sinh nở nên vùng kín của phái nữ dễ bị lão hóa, thâm xỉn, nhăn, khô ráp, mất thẩm mỹ. Lúc này, chị em có thể bổ sung lựa chọn các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp dưỡng ẩm, giảm lão hóa và nuôi dưỡng da mềm mại, cải thiện thẩm mỹ cho vùng kín.

- Không chứa chất tạo bọt, paraben dễ gây bào mòn da, gây khô, ngứa kích ứng, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín của chị em. Vì thế, khi chọn dung dịch vệ sinh, bạn cần xem kỹ thành phần và loại ngay sản phẩm nếu có những chất này.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trong khoảng thời gian này cũng là thời gian mẹ cần theo dõi những thay đổi để vệ sinh vùng kín tránh bị viêm nhiễm không đáng có nhé.

Chị em ai cũng biết sau khi sinh con bằng phương pháp đẻ thường sẽ ảnh hưởng tới vùng kín rất nhiều. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 5-6 tuần các cơ quan trong cơ thể và vùng kín sẽ trở lại như trạng thái ban đầu chỉ duy nhất có tuyến vú vẫn sẽ phát triển để nuôi con. Trong khoảng thời gian này cũng là thời gian mẹ cần theo dõi những thay đổi để vệ sinh vùng kín tránh bị viêm nhiễm không đáng có nhé.

 

Sau khi sinh, vùng kín bị thay đổi như thế nào?

Sau khi sinh khoảng 12-13 tuần thì tử cung của mẹ sẽ co lại như lúc trước khi sinh con. Sự co lại này cũng sẽ ảnh hưởng nhanh hay chậm bởi những nguyên nhân như: người sinh con so sẽ co lại nhanh hơn sinh con rạ, mẹ cho con bú cũng sẽ nhanh hơn mẹ không cho con bú.

Nếu mẹ bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng thì sự co lại sẽ bị chậm đi rất nhiều. Mẹ bị viêm nhiễm sẽ có những biểu hiện như: sản dịch có mùi hôi, có mủ, khi đi vệ sinh có thể bị đau rát và nước tiểu có mùi tanh.

Vậy cách vệ sinh vùng kín sau sinh như thế nào?

Do vùng kín vẫn đang trong thời gian phục hồi và còn đang rất nhạy cảm nên mẹ cần chủ ý những điều sau để vệ sinh vùng kín sau sinh được an toàn nhé:

  • Mặc quần rộng vải bông và mang băng vệ sinh. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm. Chỉ nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh, không nên dùng nước muối hay dung dịch vệ sinh phụ nữ, cũng không được thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.
  • Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón. Sau khi đi vệ sinh nên dùng nước rửa sạch sau đó lau khô. Cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì môi trường ẩm ướt cũng dễ bị viêm nhiễm.
  • Nếu bí tiểu ( thường gặp ở các ca sinh khó), sản phụ có thể chườm nóng, xoa nhẹ bụng dưới.
  • Sau sinh chỉ nên nằm bất động trên giường từ 8-10 giờ sau đó nên tập ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng theo khuyến cáo chuyên môn để giúp cơ thể thích nghi dần với cuộc sống và hạn chế đau sau sinh. Tuy nhiên, ban đầu lưu ý ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, chậm rãi đứng thẳng lên để tránh bị choáng. Nếu thấy chóng mặt cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh bị ngất, ngã.
  • Tuyệt đối không giao hợp trong 2 tháng đầu sau sinh vì cơ quan sinh dục chưa kịp phục hồi sẽ rất dễ tổn thương.
  • Nếu âm đạo đau nhức có thể dùng nước đá chườm trong thời gian vài ngày sau sinh. Nếu vẫn không khỏi thì phải báo cho bác sĩ.
  • Nếu được may lại tầng sinh môn sau sinh thì vết may cần được kiểm tra ( xem có sưng nề, bầm tím, tụ máu, có mủ… hay không) và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng. Sản phụ nên tự vệ sinh vùng kín khi đi tiêu tiểu. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ và ngày thứ 5 sau sinh.
  • Sau 7-10 ngày sau sinh cần đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Video liên quan

Chủ đề