Sảy thai 4 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày

Căn cứ Điều 33 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, cụ thể như sau:

"1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần".

Lưu ý: Tất cả trường hợp đình chỉ thai nghén theo quy định tại Điều 33 Luật BHXH đều phải ghi số tuần tuổi thai để làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trên Giấy ra viện, Giấy chứng nhận  không ghi số tuần tuổi thai thì không đủ căn cứ để giải quyết hưởng và phải ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào …giờ…phút ngày …/tháng…/năm…".

Đồng thời, căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:

"2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH".

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp của bà sẽ thực hiện giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với thời gian từ ngày nhập viện đến trước ngày đình chỉ thai nghén, giải quyết hưởng chế độ thai sản theo Điều 33 Luật BHXH kể từ ngày đình chỉ thai nghén ghi trên Giấy ra viện và nếu trong tháng 5/2023 bà nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên thì bà không phải đóng BHXH và vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.

 Mang thai là điều quan trọng và rất quý giá đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không may, người mẹ gặp các rủi ro nên bị sảy thai, gây ảnh hưởng, mất mát về nhiều mặt. Chế độ nghỉ sảy thai là chính sách hỗ trợ hữu ích đối với lao động nữ trong trường hợp này nhằm bù đắp phần nào tổn thất về sức khỏe, thu nhập và các khoản chi phí y tế. Vậy thời gian nghỉ, mức trợ cấp của người lao động được hưởng, thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết chế độ như thế nào?

Sảy thai 4 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày

Chế độ nghỉ sảy thai cho lao động nữ tham gia BHXH.

I. Thời gian nghỉ khi lao động nữ bị sảy thai là bao lâu?

Đối với lao động nữ đang làm việc tại đơn vị, có tham gia Bảo hiểm xã hội mà không may bị sảy thai thì thời gian nghỉ sẽ bao gồm:

1. Thời gian nghỉ hưởng chế độ sảy thai

Căn cứ vào Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ của lao động nữ khi bị sảy thai căn cứ vào tuổi của thai nhi:

  1. Thai nhi dưới 5 tuần tuổi: Lao động nữ được nghỉ 10 này.

  2. Thai nhi từ 5 tuần - 13 tuần tuổi bị sảy thì được nghỉ 20 ngày.

  3. Thai nhi từ 13 - 25 tuần tuổi thì thời gian nghỉ là 40 ngày.

  4. Thai nhi 25 tuần tuổi trở lên thì lao động nữ được nghỉ 50 ngày.

Sảy thai 4 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày

Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014 quy định về thời gian nghỉ sảy thai 

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi bị sảy thai

Căn cứ vào Điều 41 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014, sau thời gian lao động nữ nghỉ hưởng chế độ sảy thai mà vẫn còn yếu, không thể đi làm tại đơn vị thì sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ dưỡng sức quy định là 5 ngày.

3. Lưu ý về thời gian nghỉ sảy thai của lao động nữ

Khi đơn vị có lao động nữ nghỉ sảy thai thì cần lưu ý một số quy định sau để tính thời gian nghỉ chính xác:

  • Thời gian nghỉ được tính cả ngày làm việc của đơn vị mà lao động nữ làm việc và các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của Nhà nước và ngày nghỉ tuần theo quy định riêng của đơn vị. 

  • Nếu trong tháng lao động nghỉ trên 14 ngày thì lao động và đơn vị sử dụng lao động không phải đóng BHXH của tháng đó. 

  • Tuổi của thai phải có chứng nhận hợp lệ của bệnh viện, cơ sở y tế có thẩm quyền.

  • Lao động được nghỉ dưỡng sức khi được cơ quan y tế xác nhận sức khỏe không đảm bảo, chưa hồi phục.

II. Mức hưởng chế độ nghỉ sảy thai

Khi người lao động nữ hưởng chế độ nghỉ sảy thai, do người lao động không làm việc tại đơn vị nên không hưởng mức lương. Thay vào đó, Cơ quan Bảo hiểm sẽ trợ cấp một phần hỗ trợ cho thu nhập và chi phí y tế của người lao động.

4. Mức trợ cấp khi người lao động nghỉ sảy thai

Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 59 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014, lao động nữ đang tham gia BHXH tại đơn vị mà bị sảy thai sẽ được hưởng 100% tiền lương trung bình tháng đóng BHXH và chia thành hai trường hợp:

  • Nếu người lao động đã đóng BHXH được tối thiểu 6 tháng thì hưởng mức trung bình của 6 tháng lương đóng BHXH trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ sảy thai.

  • Nếu người lao động đóng BHXH dưới 6 tháng thì được trợ cấp mức bằng bình quân của số tháng đóng BHXH trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ sảy thai.

Lưu ý: Nếu thời gian lao động nghỉ có ngày lẻ thì trợ cấp của từng ngày sẽ bằng mức hưởng của tháng chia cho 30 ngày. Cách tính trợ cấp tháng căn cứ vào thời gian đóng BHXH như hai trường hợp trên.

5. Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau khi bị sảy thai

Trường hợp sau khi hết thời gian nghỉ do sảy thai mà người lao động cần nghỉ thêm để dưỡng sức thì được hưởng thêm trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Mức hưởng theo ngày được tính bằng 30% của lương cơ sở.

III. Thủ tục hưởng chế độ nghỉ sảy thai

Người lao động cần chuẩn bị một số hồ sơ sau để hưởng chế độ sảy thai:

  • Trường hợp lao động nữ điều trị nội trú tại các cơ sở y tế, bệnh viện,... cần có giấy ra viện xác nhận tình trạng sảy thai, số ngày điều trị, tuổi của thai nhi.

  • Trường hợp lao động nữ điều trị ngoại trú thì cần làm giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Sảy thai 4 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày

Người lao động cần chuẩn bị giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH trong trường hợp điều trị ngoại trú

Phía đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thu và kiểm tra hồ sơ của người lao động để đảm bảo đầy đủ giấy tờ. Sau đó, đơn vị lập mẫu 01-HSB theo quyết định 166/QĐ-BHXH để đề nghị giải quyết chế độ nghỉ sảy thai cho người lao động.

IV. Thời gian giải quyết chế độ nghỉ do sảy thai cho người lao động

Tính từ thời điểm lao động nữ quay trở lại đơn vị làm việc, trong 45 ngày, lao động phải nộp đầy đủ hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động. Đơn vị có trách nhiệm nộp lên cơ quan BHXH trong 10 ngày. Thời gian giải quyết chế độ là 10 ngày kể từ thời điểm nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ của đơn vị. 

Trên đây là một số các thông tin mà eBH cung cấp về chế độ nghỉ sảy thai cho lao động nữ bao gồm: thời gian nghỉ, mức trợ cấp, thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết. Lao động nữ và đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý các quy định để thực hiện thủ tục hưởng chế độ đầy đủ nhằm bù đắp và hỗ trợ người lao động tốt nhất.

Thai 6 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?

Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Theo luật lao động dọa sảy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau: Thời gian nghỉ dọa sảy thai từ 30 – 70 ngày, tùy theo thể trạng sức khỏe, môi trường làm việc cũng như thời gian đóng bảo hiểm.

Phá thai bao lâu thì đi làm được?

Theo đó, sau phá thai thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức 05 ngày bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần nếu trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.

Nên phá thai ở tuần thứ bao nhiêu?

Tuy nhiên, thời điểm phá thai an toàn nhất được khuyến cáo là trong khoảng thai nhi 4-7 tuần tuổi. Nếu chấm dứt thai kỳ quá sớm khi thai nhi mới vừa hình thành hoặc mới vừa làm tổ trong buồng tử cung thì nguy cơ sót thai, sót nhau rất cao.