Số do xử lý vựng châm

Nhiều người sợ châm cứu vì “đau như bị kim đâm”, nhưng sự thật không như bạn nghĩ, thực ra kim châm cứu không giống như kim tiêm hay kim may mà nó mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. ngoài ra, còn nhiều kiến thức khác về châm cứu mà bạn chưa biết.

Châm cứu có đau không?

Một số loại kim châm cứu mỏng như sợi tóc. Bởi vì kim có đường kính rất nhỏ, cộng với thao tác châm qua da nhanh tay của thầy thuốc thì gần như bệnh nhân không cảm thấy gì, nếu có chỉ là cảm giác nhói nhẹ tại thời điểm kim đi qua da, khi kim đã đi vào dưới da thì cảm giác nhói này không còn nữa. BN nên bình tĩnh khi châm cứu, nếu có lo lắng gì nên hỏi bác sĩ trước khi điều trị. Quá căng thẳng khi châm cứu làm cho các cơ co thắt, cảm giác đau sẽ tăng lên nhiều lần, do đó khi châm sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và dễ xảy ra tai biến.

Châm cứu có tai biến gì không?

Những tai biến khi châm cứu: hiếm khi xảy ra và không quá nghiêm trọng.

Đau sau châm cứu: sau khi châm cứu một vài người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức sau khi kim châm được rút ra, có thể sẽ đau nhẹ và thường biến mất trong vòng 24 giờ.

Vựng châm: vừa châm kim xong, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy khó chịu, hoa mắt, buồn nôn, tay chân lạnh, toát mồ hôi, trụy tim mạch, có khi bị ngất. Nguyên nhân có thể do suy nhược, quá sợ hãi, yếu tim, dễ kích động, mới đến chưa được nghỉ, đói hoặc do bị châm quá đau, kích thích quá mạnh… Đề phòng: đối với người mới châm, sức yếu quá, mệt, đói… nên cho nghỉ 10 - 15 phút trước khi châm, không nên để quá đói hoặc quá no khi châm. Với người yếu tim, dễ xúc động, thần kinh nhạy cảm, thầy thuốc cần giải thích trước khi châm để bệnh nhân an tâm.

Chảy máu hoặc bầm tím: khi có chảy máu thầy thuốc sẽ cầm máu ngay, thường ít khi chảy máu trong châm cứu hoặc nếu có thì rất ít nếu thầy thuốc phát hiện và cầm máu ngay. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý về đông máu cần thông báo trước cho thầy thuốc. Vết bầm tím thỉnh thoảng xuất hiện tại vị trí châm kim, bệnh nhân không nên quá lo lắng, chỉ cần chườm ấm sẽ mau hết.

Phỏng hoặc nóng rát khi cứu: do sức nóng của ngải cứu, sự cẩn thận trong điều trị của thầy thuốc sẽ hạn chế được tình trạng này. Bệnh nhân cần nằm im hạn chế cử động khi được điều trị bằng ngải cứu. Nếu bị phỏng, sơ cứu, làm mát vết bỏng.

Có thai có châm cứu được không?

Phụ nữ đang có kinh, đang mang thai chưa thật cần thiết không nên châm. Cần thông báo cho thầy thuốc nếu bệnh nhân đang có kinh hoặc mang thai.

Châm cứu có gây nhiễm trùng không?

Ngày nay, các bác sĩ thường sử dụng loại kim châm cứu tiệt trùng chỉ dùng 1 lần rồi bỏ để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho người bệnh. Trước khi châm thầy thuốc sát trùng trước bằng cồn tại vị trí sẽ châm. Sau khi châm, rút kim ra, sẽ sát trùng lại vết châm lần nữa, như vậy đảm bảo sạch sẽ an toàn. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được châm cứu đúng, an toàn và giảm thiểu những tai biến đáng tiếc của phương pháp điều trị này.

Bị bệnh đái tháo đường thì không nên châm cứu?

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cho rằng châm cứu không tốt cho mình vì dễ gây nhiễm trùng. Trong châm cứu thường thực hiện sát trùng trước và sau khi châm nên vấn đề nhiễm khuẩn được kiểm soát tốt. Bệnh nhân nên yên tâm.

Khi nào không nên châm cứu?

Không châm cứu chữa bệnh đối với các trường hợp cấp cứu và các cơn đau bụng ngoại khoa. Người có sức khỏe yếu, người bị thiếu máu, mắc bệnh về tim mạch và những người đang có trạng thái tinh thần không ổn định tuyệt đối không nên châm cứu. Ngoài ra, những người vừa lao động nặng nhọc, mệt mỏi, vừa ăn no hay cơ thể đang quá đói cũng được chống chỉ định châm cứu. Tuyệt đối không châm cứu ở các vùng như núm vú, rốn và không châm sâu vào các huyệt vùng ngực bụng.

môt số huyệt nhạy cảm và kích thích quá mạnh, hoặc người bệnh châm trong lúc bụng đói, hoặc no quá,hay mệt quá. Châm đứng hay ngồi cũng dễ gây vựng châm.

III/- XỬ TRÍ:

1/ Nên bình tỉnh rút hết kim ra để bệnh nhân nằnm ngửa, đầu thấp, nhẹ thì cho uống

nước ấm, nằm nghĩ một lúc thì người bệnh sẽ khoẻ.

2/ Trường hợp nặng, bệnh nhân bất tỉnh:

- Châm vê kim mạnh huyệt Nhân trung

- Châm nặn máu huyệt Thập tuyên

- Tiếp theo cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao.

- Ủ ấm, nằm đầuthấp.

- Theo dõi: Mạch, Huyết áp 10 – 15 phút/lần.

3/ Nếu tình trạng vẫn nặng: mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo

được.

XỬ TRÍ BAN ĐẦU:

- Adrenalin 1mg = 1ml tiêm 0,5 – 1 ống dƣới da ở ngƣời lớn. không quá 0,3ml

ở trẻ em. (pha 01ống 1mg = 1ml + 9ml nƣớc cất = 10ml, sau đó tiêm0,1ml/kg)

- Kêu gọi đồng nghiệp hổ trợ xử trí tiếp.

- Gọi Cấp Cứu 115

 MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 33/16 Lý Văn Phức, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0778 899 207

Email: [email protected]

Website: Phongkhamhoasen.com

Fanpage: https://www.facebook.com/dongyhoasen

#chamcuu #phongkhamdongyhoasen #chamcuuchuabenh #chamcuuquan1 #phongkhamchamcuu #chamcuuuytin #chamcuutainha #chamcuudongyhoasen #bamhuyet #bamhuyetmassage #bamhuyetquan1 #massagequan1 #chamcuuodau #bamhuyetodau #massageodau