Số liệu kĩ thuật ghi trên bàn là điện là gì

Nêu ý nghĩa các số liệu kĩ thuật nghi trên bàn là điện

Bài 41.5 trang 85 Sách bài tập Công nghệ lớp 8: Có hai chiếc bàn là điện với số liệu kỹ thuật sau:

Bàn là 1: 127V-1000W

Bàn là 2: 220V-1000W

Giải thích ý nghĩa các thông số trên. Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 127V thì bàn là nào nóng hơn? Tại sao?

Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 220V thì chọn loại bàn là nào? Tại sao?

Lời giải:

Đáp án:

Giải thích ý nghĩa các thông số:

Bàn là 1 có điện áp định mức 127V, công suất định mức 1000W

Bàn là 2 có điện áp định mức 220V, công suất định mức 1000W

Nếu nối vào nguồn điện có điện áp 127V thì bàn là 1 nóng hơn. Vì điện áp 127V là điện áp định mức của bàn là 1, bàn là 2 không đủ điện áp nên nóng yếu.

Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 220V thì chọn bàn là 2. Vì điện áp 220V là điện áp định mức của bàn là 2 nên bàn là 2 nóng bình thường, còn bàn là 1 điện áp lớn hơn điện áp định mức sẽ bị cháy, đứt dây đốt.

Bài 41: Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện

Tóm tắt lý thuyết

  • Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện-nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

Số liệu kĩ thuật ghi trên bàn là điện là gì

Nguyên lí hoạt động của đồ dùng loại điện - nhiệt

2. Dây đốt nóng

a. Điện trở của dây đốt nóng:

  • Công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • Trong đó:

    • R là điện trở của dây đốt nóng. Đơn vị : \(\Omega \) (Ôm)

    • \(\rho \) là điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng

    • l là chiều dài. Đơn vị: m (Mét)

    • S là tiết diện của dây đốt nóng. Đơn vị: mm2 (milimét vuông)

  • Lưu ý: Đổi đơn vị tiết diện 1mm2=10-6m2.

b. Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng:

  • Dây đốt nóng làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn ( Ví dụ: Niken crôm có điện trở suất r = 1,1. 10-6 Ωm) chịu được nhiệt độ cao

II. Bàn là điện

1. Cấu tạo

Có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và vỏ bàn là.

Số liệu kĩ thuật ghi trên bàn là điện là gì

a. Dây đốt nóng:

  • Làm bằng hợp kim niken - crom chịu được nhiệt độ cao.

  • Được đặt trong rãnh (ống) của bàn là và cách điện với vỏ.

b. Vỏ bàn là:

  • Vỏ gồm:

    • Đế làm bằng gang đánh bóng hoặc mạ crôm.

    • Nắp: làm bằng nhựa hoặc thép, trên có gắn tay cầm bằng nhựa và đèn báo, rơle nhiệt, núm điểu chỉnh nhiệt độ ghi số liệu kỹ thuật

    • Ngoài ra còn có đèn tín hiệu, rờ le nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ, bộ phận điều chỉnh nhiệt độ và phun nước.

2. Nguyên lý làm việc

  • Dựa vào nguyên lí làm việc chung của đồ dùngloại điện-nhiệt, nguyên lí làm việc của bàn là điện là khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.

3. Số liệu kĩ thuật

  • Điện áp định mức: 127V, 220V

  • Công suất định mức: 300W đến 1000W.

4. Sử dụng

  • Sử dụng đúng điện áp định mức.

  • Khi là không để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo …

  • Điều chỉnh nhiệt độ của bàn là phù hợp với loại vải cần là.

  • Giữ gìn mặt đế bàn là luôn sạch và nhẵn.

  • Đảm bảo an toàn khi sử dụng

Bài tập minh họa

Nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện bằng nhiệt là gì?

Hướng dẫn giải

  • Nguyên lý làm việc.

    • Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

Bài 2:

Các yêu cầu kỹ thuật đối với dây đốt nóng là gì?

Hướng dẫn giải

  • Dây đốt nóng :

    • Điện trở của dây đốt nóng.

    • Phụ thuộc vào điện trở suất ρ của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng, tỉ lệ thuận với l và tỉ lệ nghịch với tiết diện S cảu dây đốt nóng. 

  • Công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng.

    • Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở xuất lớn; dây Niken – crom ρ = 1,1.10-6Ώm

    • Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao ,dây niken – crom 1000oC đến 1100oC.

Bài 3:

Cấu tạo bàn là điện gồm các bộ phận chính nào nêu chức năng của chúng?

Hướng dẫn giải

  • Bàn là điện.

    • Cấu tạo.

      • Dây đốt nóng:

        • Làm bằng hợp kim niken- Crom chịu được nhiệt độ cao 1000oC đến 1100oC.

      • Vỏ bàn là:

        • Đế làm bằng gang hoặc đồng mạ crom.

        • Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt.

        • Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh.

    • Nguyên lý làm việc.

      • Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng, làm toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.

Bài 4:

Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý những điều gì? 

Hướng dẫn giải

  • Không dùng quạt, máy lạnh khi ủi đồ 

  • Không đổ nước máy, nước giếng, nước có mùi vào bàn ủi hơi nước 

  • Điều chỉnh độ ủi, lượng hơi nước với từng loại vải 

  • Sau khi bàn ủi nóng mới chỉnh chế độ ủi hơi nước 

  • Vệ sinh bàn ủi thường xuyên .

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt.

  • Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện

Giải vở bài tập công nghệ 8 – Bài 43. Thực hành : Bàn là điện , bếp điện , nồi cơm điện giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Công Nghệ Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Công Nghệ Lớp 8
  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 8
  • Giải Công Nghệ Lớp 8 (Ngắn Gọn)

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 8

    I. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH (Trang 97-vbt Công nghệ 8)

    – Đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của các loại bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện sau:

    Lời giải:

    Tên đồ dùng điện Số liệu kĩ thuật Ý nghĩa
    Bàn là điện 220V; 1000W

    Điện áp định mức trong khoảng 220~240 vôn

    Công suất 1000W

    Bếp điện 220V; 1000W

    Điện áp định mức trong khoảng 220~240 vôn

    Công suất 1000W

    Nồi cơm điện 220V, 600W; 2,5 lít

    Điện áp định mức 220V

    Công suất 600W

    Dung tích 2,5 lít.

    – Trả lời các câu hỏi về an toàn:

    Lời giải:

    + Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì?

    Sử dụng với đúng điện áp định mức của bàn là.

    Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.

    Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa … cần là, tránh làm hỏng vật dụng được là.

    Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn.

    Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt.

    + Khi sử dụng bếp điện cần chú ý điều gì?

    Sử dụng đúng với điện áp định mức của bếp điện.

    Không để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng và thường xuyên lau chùi bếp điện sạch sẽ.

    Đảm bảo an toàn về điện, về nhiệt đặc biệt với bếp hở.

    + Khi sử dụng nồi cơm điện cần chú ý điều gì?

    Sử dụng đúng điện áp định mức.

    Bảo quản nơi khô ráo.

    II. BÁO CÁO THỰC HÀNH (Trang 98-vbt Công nghệ 8)

    BÀN LÀ ĐIỆN, BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN

    1. Các số liệu kĩ thuật và giải thích ý nghĩa:

    Lời giải:

    Tên đồ dùng điện Số liệu kĩ thuật Ý nghĩa
    Bàn là điện 220~240V, 4.68A, 1200W

    Điện áp định mức trong khoảng 220~240 vôn

    Dòng điện đinh mức 4.68A

    Công suất 1200W

    Bếp điện 1600W Công suất 1600W
    Nồi cơm điện 220V, 780W, 2L

    Điện áp định mức 220V

    Công suất 780W

    Dung tích 2 lít.

    2. Tên và chức năng của các bộ phận chính

    Tên đồ dùng nhiệt điện Tên các bộ phận chính Chức năng
    Bàn là điện

    Dây đốt nóng

    Vỏ: đế và nắp

    Dòng điện chạy trong dây rồi tỏa nhiệt

    Đế: tích nhiệt để tỏa ra

    .

    Nắp: tay cầm điều khiển bàn là.

    Bếp điện

    Dây đốt nóng

    Thân bếp

    Dòng điện chạy trong dây rồi tỏa nhiệt

    Là nơi tỏa ra nhiệt

    Nồi cơm điện

    Dây đốt nóng

    Vỏ nồi

    Xoong

    Dòng điện chạy trong dây rồi tỏa nhiệt

    Chứa đựng nồi, là thân nồi, cách điện

    Chứa cơm để nấu và chịu nhiệt từ dây đốt nóng.

    3. So sánh cấu tạo các bộ phận chính của bếp điện với nồi cơm điện

    Bếp điện Nồi cơm điện

    Dây đốt nóng

    Thân bếp

    Vỏ nồi: hai lớp, giữa hai lớp có bông cách nhiệt

    Soong: làm bằng hợp kim nhôm, phía trong được phủ một lớp men

    Dây đốt nóng giống nhau,

    4. Kết quả kiểm tra trước khi sử dụng

    Bàn là điện: tốt

    Bếp điện: tốt

    Nồi cơm điện: tốt

    5. Cách sử dụng mỗi loại đồ dùng điện

    Bàn là điện: cắm điện, chỉnh mức nhiệt và là quần áo ẩm, không để bàn là trên quần áo quá lâu.

    Bếp điện: cắm điện và chọn mức nhiệt phù hợp, tắt bếp khi không sử dụng

    Nồi cơm điện: cho gạo và mức nước phù hợp, ấn nút chọn nấu và đợi cơm chín.

    6. Nhận xét và đánh giá bài thực hành: tốt