So sánh 1936 1939 và 1939 1941

Bí quyết học thi

Trang chủ / Hướng nghiệp / Bí quyết học thi

Môn Sử: Việt Nam từ 1930 đến 1945

Đăng bởi: Vũ Quang Hiển, ngày: 22/03/2013

Trong bài này, PGS.TS Vũ Quang Hiển sẽ giúp các bạn ôn thi phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 1945 kèm một số câu hỏi và bài tập.

A. Mục tiêu

Trình bày được tình hình kinh tế xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933.

Trình bàyđược hoàn cảnh lịch sử, chủtrương củaĐảng, ý nghĩa lịch sửvàbài học kinh nghiệm của các phong trào cách mạng 1930 1931 và 1936 1939.

Trình bày vànhận xétđược nội dung các phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939.

So sánh được các giai đoạn cách mạng trong thời kì 1930 1945 (về kẻ thù, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh).

Phân tích được ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với Việt Nam trong giai đoạn 1939 1945.

Trình bày vànhận xétđược chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1939 1945.

Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất quaCương lĩnh chính trị đầu tiên,Luận cương chính trị tháng 10-1930và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).

Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng về tập hợp lực lượng cách mạng quaCương lĩnh chính trị đầu tiên,Luận cương chính trị tháng 10-1930và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).

Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương (9-3-1945).

Tóm tắtđược quá trình chuẩn bị lực lượng, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Trình bàyđược nội dung cơ bản và ý nghĩa của bảnTuyên ngôn Độc lập(2 9 1945).

Phân tíchđược ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám.

B. Nội dung

I. Phong trào cách mạng 1930 1935

1. Phong trào cách mạng 1930 1931

a.Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào

Tác động của phong trào cách mạng thế giới:

+ Những năm 1929 1933, thếgiới tưbản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tếtrầm trọng trên quy môlớn, để lại hậu quảhết sức nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xãhội tưbản phát triển gay gắt. Phong tràođấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao.

+ Trong khi đó, Liên Xôđang xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội, hoàn thành công nghiệp hóa vàđang tiến hành tập thểhóa nông nghiệp. Quảng Châu công xã(Trung Quốc) thắng lợi.

+ Sựphát triển của phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.

Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và sai phát triển gay gắt

+ Hậu quảlớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 đối với Việt Nam là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

+ Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dânđảng lãnh đạo đã bịthất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những người yêu nước.

+ Tình hình kinh tế vàchính trịtrênđây làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng.

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổchức chặt chẽ vàcương lĩnh chính trịđúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhấtđối với cách mạng Việt Nam, quy tụlực lượng và sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới.

+ Đây lànguyên nhân chủyếu vàcó ýnghĩa quyếtđịnh, bởi vìnếu không có sựlãnh đạo củaĐảng thìtựbản thân những mâu thuẫn giai cấp xãhội chỉcó thểdẫn tới những cuộcđấu tranh lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được.

b. Diễn biến

Từtháng 2 đến tháng 4/1930 làbước khởi đầu của phong trào với ba cuộc bãi công tiêu biểu của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định và 400 công nhân nhà máy Cưa và nhà máy Diêm Bến Thuỷ.

Tháng 5/1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1 5 1930 lầnđầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động. Khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh để kỉ niệm như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãi thị, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân khu vực thành phố Vinh, đòi tăng tiền lương, bớt giờ làm, chống sưu thuế

Trong nửa sau năm 1930, phong trào tiếp tục nổ ra ở nhiều nơ:

+ Bãi công của công nhân nổra ởhầu khắp các cơ sở kinh tế của tư bản Pháp.

+ Phong trào nông dân bùng nổdữdội chưa từng thấy. Ở Bắc Kì có các cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải (Thái Bình), Duy Tiên (Hà Nam). Ở Trung Kì, có các cuộc đấu tranh của nông dân Đức Phổ, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Ở Nam Kì, có cuộc đấu tranh ở Bà Chiểu (Sài Gòn Chợ Lớn).

+ Ởhai tỉnh NghệAn vàHàTĩnh, phong trào nông dân tiép tục lên cao vớinhững cuộc biểu tình lớn có vũ trang tự vệ, kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế, như nông dân các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng nguyên, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh

+ Tiêu biểu nhất làcuộcbiểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vậy lính khố xanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ.

+ Chính quyền thực dân bịtêliệt, tan rã ởnhiều nơi. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Từcuối năm 1930, khi chính quyền Xô viết ra đời, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, kết hợp sử dụng bạo lực với những thủ doạn lừa bịp về chính trị. Phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Một số cuộc đấu tranh lẻ tẻ còn kéo dài sang năm 1931 thì kết thúc.

c.Xô viết Nghệ Tĩnh

Trong các tháng 9 và 10 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động, làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà nước dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.

Tại NghệAn, Xôviết ra đời tháng 9/1930. Ở HàTĩnh, Xôviết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:

+ Vềchính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tựdo, dân chủ cho nhân dân.Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.

+ Vềkinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏcác thứthuếvô lý; chútrọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.

+ Vềvăn hóa- xã hội: mởcác lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới

Xôviết Nghệ Tĩnh làmẫu hình chính quyền cách mạngđầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 1931.

c. Nhận xét, ý nghĩa vàkinh nghiệm

Phong trào cách mạng 1930 1931 làmột phong trào cách mạngđầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.

Mặc dùcuối cùng bịkẻthùdìm trong biển máu nhưng phong trào vẫn cóýnghĩa to lớn:

+ Khẳng định đường lốiđúng đắn củaĐảng vàquyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Qua thực tiễnđấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sựlãnh đạo của Đảng.

+ Khẳng định vai trò của khối liên minh công nông. Công nhân, nông dân đã đoàn kết đấu tranh và tin vào sức mạnh của chính mình.

+ Đội ngũ cán bộ và đảng viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào đã rèn luyện lực lượng cho cách mạng về sau.

+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng sản.

+Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nếu không có phong trào cách mạng 1930 1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực cách mạng phi thường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 1939 và Cách mạng Tháng Tám.

Phong tràođể lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quýgiávềcông tác tưtưởng, vềchỉđạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

3.Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930)

Nội dung Hội nghị

+ Quyếtđịnh đổi tênĐảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ CửBan Chấp hành Trung ương chính thức, do Trần Phúlàm Tổng Bíthư.

+ Thông quaLuận cương chính trị của Đảng.

Nội dung Luận cương chính trịtháng 10 1930

Xácđịnh phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Hai nhiệm vụchiến lược của cách mạng đánh đổđế quốc vàphong kiến cóquan hệ khăng khít với nhau.

Động lực cách mạng làgiai cấp vôsản và giai cấp nông dân.

Lãnh đạo cách mạng làgiai cấp vôsản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.

Xácđịnh hình thức, phương phápđấu tranh vàmối quan hệgiữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thếgiới.

Nhận xét

Tích cực:khẳng dịnh được những vấn đề chiến lược của cách mạng.

Hạn chế:

+ Chưa nêuđược mâu thuẫn chủyếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

+ Đánh giákhông đúng khảnăng cách mạng của tiểu tưsản, khảnăng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai.

II. Phong trào dân chủ1936 1939

1. Hoàn cảnh lịch sử

Đầu những năm 30 (thếkỉXX), chủnghĩa phát xít xuất hiện vàtạm thời thắng thếở một sốnơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.

Đại hội VII của Quốc tếCộng sản (7 1935) xácđịnh nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thếgiới là chống phát xít vànguy cơchiến tranh, bảo vệ hoàbình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành những cải cách tiến bộ ở thuộc địa. Chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viên sang điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu ở các nước thuộc địa.

ỞViệt Nam, ảnhhưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế (1929 1933) vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, thực dân Pháp lại tiến hành một chiến dịch khủng bố để đàn áp phong trào cách mạng 1930 1931. Đời sống chính trị và kinh tế rất căng thẳng. Yêu cầu của của mọi tầng lớp xã hội là các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.

2.Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương

Tháng 7/1936, Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đểđịnh ra đường lối vàphương phápđấu tranh. Hội nghịxác định:

Nhiệm vụtrực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Kẻthùtrước mắt làthực dân phảnđộng Pháp vàtay sai.

Phương phápđấu tranh làkết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phảnđếĐông Dương, đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủĐông Dương.

Các Hội nghịBan Chấp hành Trungương Đảng họp năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.

3. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

Phong tràođấu tranh tựdo, đòi dân sinh, dân chủ

+ Từgiữa những năm 1936 được tin Quốc hội Pháp cửpháiđoàn điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủtrương vận động các tầng lớp nhân dân hội họp, thảo ra bản dân nguyện để gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội vào tháng 8/1936.

+ Lợi dụng sựkiện Gô-đa sang điều tra tình hình vàBrêviênhận chức toàn quyềnĐông Dương, Đảng tổchức quần chúng mít-tinh, đón rước, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ.

+ Trong những năm 1937 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi. Nhiều hình thức tổchức quần chúng ra đời nhưHội cứu tếbình dân, Hội truyền bá Quốc ngữ. Đặc biệt là ngày 1/5/1938, lần đầu tiên trong ngày quốc tế lao động nhiều cuộc mít tinh được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Phong tràođấu tranh nghịtrường1:

+ Đảng Cộng sản Đông Dương vậnđộng đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào các cơ quan: Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương (1938) và Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939).

+ Mụcđích: mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủvà vạch trần chính sách phản động của thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của đa số quần chúng nhân dân.

Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí2:

+ Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản nhiều tờbáo công khai: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức, tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

+ Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phêphánđược xuất bản: Tắt đèn, Bước đường cùng

+ Cuộcđấu tranh trên lĩnh vực báo chígiúp cho quần chúng nhân dânđược giác ngộvề đường lối cách mạng.

4.Nhận xét, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Làmột phong trào cách mạng doĐảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú; buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

Mặc dùkhi Chiến tranh thếgiới thứhai bùng nổ(9-1939), thế lực phảnđộng thuộc địa đàn áp cách mạng. Cuộc vận động dân chủ kết thúc, nhưng vẫn có ý nghĩa lịch sử to lớn:

+ Quần chúng đượctổ chức, giác ngộ và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

+Đội ngũ cán bộ, đảng viên có sự phát triển về số lượng và trưởng thành.

+ Đảng thêm trưởng thành một bước về chỉ đạo chiến lược và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quay báu.

Bài học kinh nghiệm:Phong trào dân chủ 1936 1939 để lại nhiều bài học về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; về kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu trước mắt, về sử dụng các hình thức đấu tranh

Phong trào dân chủ1936- 1939 là một bước chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

III. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 1945

1. Hoàn cảnh lịch sử

Cuộc Chiến tranh thếgiới thứhai bùng nổ vàngày càng lan rộng: ngày 1 9 1939, phát xítĐức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê tanh lên cầm quyền. Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tién sát biên giới Việt Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.

ỞĐông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.

Mâu thuẫn giữa toàn thểdân tộc Việt Nam vớiđế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

2.Chủ trương của Đảng

Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnĐông Dương tháng 11/1939:

+Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc len hang đầu; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa.

+ Phương phápđấu tranh: chuyển từđấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

+ Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phảnđếĐông Dương thay cho Mặt trận Dân chủĐông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc chống đế quốc.

+ Ýnghĩa:Đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước.

Hội nghịlần thứ8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941) do NguyễnÁi Quốc chủtrì:

+ Giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ bức thiết nhất; tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ thực hiện khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công.

+ Quyếtđịnh thành lậpởmỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng.

+Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân; chỉ rõ một cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đũng thời cơ; đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

Ýnghĩa:

+ Hoàn chỉnh chủtrương chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.

+ Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10 1930.

+ Làsựchuẩn bịvềđường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

3. Chuẩn bịlực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Trên cơ sở lực lượng cách mạng được nuôi dưỡng từ trước, bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước 1939 1945, việc chuẩn bị lực lượng mọi mặt được đẩy mạnh.

* Chuẩn bịlực lượng chính trị

+ Gắn liềnvới quá trình xây dựng và phát triển của Việt Minh (bao gồm các đoàn thể quần chúng mang tên cứu quốc). Chương trình của Việt Minh đáp ứng nguyện vọng cứu nước của mọi giới đồng bào, nên phong trào Việt Minh ngày càng phát triển mạnh.

+ Cao Bằng lànơi thí điểm cuộc vậnđộng xây dựng các hộiCứu quốctrong mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc trong đó có 3 châu hoàn toàn (Hoà An, Hà Quảng và Nguyên Bình). Trên cơ sở đó, Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời Liên tỉnh Cao Bắc Lạng được thành lập.

+ Bắc Sơn Võ Nhai cũng là một trung tâm chuẩn bị khởi nghĩa. Sự ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang Bắc Sơn làm cho các tổ chức cứu quốc được xây dựng rộng khắp.

+ Tháng 2 1943, Ban Thường vụTrung ương Đảng họpởVõng La (Đông Anh, Phúc Yên), vạch ra kế hoạch cụ thể về công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang. Ở hầu khắp các vùng nông thôn và thành thị, các đoàn thể Việt Minh, hội Cứu quốc được xây dựng và củng cố.

+ Năm 1943 bảnĐề cương văn hoáViệt Nam ra đời. Năm 1944, Đảng dân chủViệt Nam vàHội văn hoácứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong hàng ngũViệt Minh.

+ Ngoài ra, Đảng cũng chútrọng công tác vậnđộng binh lính người Việt trong quânđội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít.

+ Báo chícủaĐảng vàcủa mặt trận Việt Minh đã góp phần vào việc tuyên truyềnđường lối chính sách củaĐảng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh.

Lực lượng chính trị quần chúng là lực lượng đông đảo nhất, một lực lượng cơ bản, giữ vai trò quyết định trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Việt Minh là nơi tổ chức, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị, đồng thời tạo điều kiện để xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

Chuẩn bị lực lượng vũ trang

+ Cùng với quátrình chuẩn bịlực lượng chính trị, Đảng từng bước chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang.

+ Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (11 1940), lực lượng vũ trang Bắc Sơn được duy trì để làm vốn quân sự cho cách mạng. Bước sang năm 1941 những đội du kích ở khu căn cứ Bắc Sơn Võ Nhai lớn mạnh lên và thống nhất thành Trung đội cứu quốc quân I (14/2/1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942). Ngày 15/9/1941, Trung đội cứu quốc quân II ra đời.

+ ỞCaoBằng, trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển mạnh, các đội tự vệ cứu quốc ra đời. Cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chỉ thị thành lập đội tự vệ gồm 12 chiến sĩ, làm các nhiệm vụ: bảo vệ cơ quan đầu não, giao thông liên lạc và huấn luyện tự vệ cứu quốc. Người biên soạn nhiều tài liệu để huấn luyện cán bộ quân sự nhưCách đánh du kích,Kinh nghiệm du kích Nga,Kinh nghiệm du kích Tàu

+ Ngày 22 12 1944, thực hiện chỉ thịcủa NguyễnÁi Quốc,Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quânđược thành lập, lúc đầu có 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Ba ngày sau, đội đánh thắng hai trận liên tiếp ở Phai Khắt và Nà Ngần.

+ Tháng 4 1945, Hội nghịquân sựcách mạng Bắc Kìquyếtđịnh thống nhất lực lượng vũtrang, phát triển lực lượng bán vũ trang và xây dựng 7 chiến khu trong cả nước.

+ Ngày 15 5 1945, Cứu quốc quân vàViệt Nam Tuyên truyền giải phóng quânđược thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.

+ Lực lượng bán vũ trang cũng được xây dựng rộng khắp, ở cả nông thôn và thành thị, gồm các đội du kích, tự vệ và tự vệ chiến đấu.

Lực lượng vũ trang tuy còn ít về số lượng, thiếu thốn về trang bị, non yếu về trình độ tác chiến, nhưng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động vũ trang tuyên truyền, góp phần phát triển lực lượng chính trị; tiến công quân sự ở một số nơi gây thanh thế cho cách mạng, đồng thời là lực lượng xung kích, lực lượng nòng cốt, hỗ trợ quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

Cảlực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều là cơ sở của bạo lực cách mạng, là điều kiện để kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong tổng khởi nghĩa toàn dân, đập tan chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng.

Xây dựng căn cứđịa

+Để tiến hành khởi nghĩa phải xây dựng căn cứ địa. Đó là nơi giải quyết vấn đề tiềm lực của cách mạng.

+ Năm 1940, sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Vùng Bắc Sơn Võ Nhai được xây dựng thành một trung tâm căn cứ địa, gắn liền với sự ra đơì và hoạt động của lực lượng vũ trang Bắc Sơn.

+ Năm 1941 NguyểnÁi Quốc vềnước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người chọn Cao Bằng làm nơi đầu tiên để xây dựng căn cứ địa. Từ đó, căn cứ địa cách mạng ngày càng mở rộng, phát triển thành căn cứ Cao Bắc Lạng.

+ Năm 1943, Uỷban Việt Minh Liên tỉnh Cao Bắc Lạng lập ra 19 banxung phong Nam tiến để phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.

+ Trong những vùng căn cứcách mạng diễn ra các hoạt động sản xuất, xây dựng, chiếnđấu, hoạt động của cácđoàn thểcứu quốc vàlực lượng vũtrang. Ngày 16 4 1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp.

+ Tháng 5 1945, HồChíMinh rời Cao Bằng vềTuyên Quang. Người chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo cách mạng.

+ Tháng 6 1945, Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập, thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đó là căn cứ địa chung của cách mạng cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trong tương lai. Tân Trào là thủ đô Khu giải phóng. Uỷ ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng được thành lập.

+ Công cuộc chuẩn bịlực lượng được tiến hành chu đáo. Toàn Đảng, toàn dân sẵn sàng đón chờ thời cơ vùng dậy Tổng khởi nghĩa.

3. Khởi nghĩa vũtrang giành chính quyền

a.Khởi nghĩa từng phần (tháng 3/1945 đến giữa tháng 8/1945)

Hoàn cảnh lịch sử

+ Từkhi Nhật vàoĐông Dương (9 1940), Nhật và Pháp hoà hoãn với nhau, nhưng đó chỉ là sự hoà hoãn tạm thời, vì hai tên đế quốc không thể chung một xứ thuộc địa.

+ Đầu năm 1945, Chiến tranh thếgiới thứhai bước vào giai đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xôgiải phóng các nước Đông Âu vàtiến vào nước Đức. Quân Anh Mĩ giải phóng nước Pháp, rồi tiếp tục tiến công vào Đức từ phía Tây. Ở mặt trận châu Á Thái Bình Dương, quân Đồng minh phản công, giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. Sau khi Mĩ chiếm lại Philipin, đường biển của Nhật đi xuống các căn cứ ở phía Nam bị cắt đứt, chỉ còn đường bộ duy nhất qua Đông Dương. Vì thế Nhật cần độc chiếm Đông Dương bằng mọi giá.

+ Sau khi nước Pháp được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức, lực lượng Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng minh vào đánh Nhật, thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị của mình như trước tháng 9 1940.

+Để trừ hậu hoạ bị đánh sau lưng và giữ Đông Dương làm cầu nối đi từ Trung Quốc xuống các căn cứ phía Nam, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. Sự kiện đó tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Dương.

+ Sau khiđảo chính thành công, Nhật thi hành một loạt biện pháp nhằm củng cố quyền thống trị của chúng ở Đông Dương.

+ Ngày 9/3/1945, Ban Thường vụTrung ương Đảng họp ởTừSơn (Bắc Ninh)để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới. Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thịNhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, xác định phát xít Nhật là kẻ thù chính; thay khẩu hiệu Đánh đuổi Pháp Nhật bằng khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật; chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.

Diễn biến

+ Ởvùng rừng núi vàtrung du Bắc Kì, chiến tranh du kích phát triển mạnh. Tại Cao Bắc Lạng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị giải phóng hàng loạt châu, huyện, xã.

+ ỞBắc Kì, Trung Kì, trước thực tếnạn đói diễn ra trầm trọng do chính sách cướp bóc của Pháp Nhật, Đảng đề ra khẩu hiệu Phá kho thóc giải quyết nạn đói. Phong trào thu hút hàng triệu người tham gia. Có nơi quần chúng đã giành được chính quyền.

+ Làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng lênở nhiều nơi. Việt Minh lãnh đạo quần chúngnổi dậy ở Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên)

+ Ởcác thành phố, nhất làHàNội, Huế, Sài Gòn, hoạtđộng vũ trang truyên truyền, diệt ác trừ gian được đẩy mạnh, tạo điều kiện phát triển các đoàn thẻ cứu quốc và xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc.

+ ỞQuảng Ngãi, tùchính trịởnhà lao Ba Tơnổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa (3-1945), thành lập chính quyền cách mạng, tổchứcđội du kích Ba Tơ và xây dựng căn cứ Ba Tơ.

+ Tùchính trịtrong các nhàtùđế quốc đã đấu tranh đòi tự do hoặc nổi dậy phá trại giam, vượt ngục ra ngoài hoạt động.

+ ỞNam Kì, phong trào Việt Minh hoạtđộng mạnh nhấtởMĩTho vàHậu Giang.

+ Báo chícách mạngđều ra công khai và gây ảnh hưởng chính trị vang dội.

* Ýnghĩa

Cao trào kháng Nhật cứu nước thểhiện tinh thầnnỗ lực đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam; đồng thời góp sức cùng Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Làm cho kẻthùngày càng suy yếu, thúcđẩy thời cơtổng khởi nghĩa mau đến.

Qua cao trào kháng Nhật, lực lượng cách mạngđược tăng cường, trận địa cách mạng được mở rộng, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa.

Làmột cuộc tập dượt vĩ đại, làm cho toàn đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.

b. Tổng khởi tháng Tám năm 1945

* Điều kiện bùng nổ

Một cuộc tổng khởi nghĩa chỉcóthểthắng lợi khi cóđủ những điều kiện chủ quan, khách quan và nổ ra đúng thời cơ.

Vềchủquan:

+Đảng đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp cách mạng, thể hiện tập trung ở Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 1941)

+ Lực lượng cách mạng cũng được chuẩn bị chu đáo trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, được rèn luyện qua nhiều phong trào cách mạng.

Đến tháng 8 1945, toàn Đảng, toàn dân đã sẵn sàng, chủ động, kiên quyết hi sinh phấn đấu giành độc lập tự do.

+ Tầng lớp trung gian, khi Nhậtđảo chính Pháp mới chỉ hoang mang, dao động, nhưng đến lúc này đã thấy rõ bản chất xâm lược của Nhật, chán ngán những chính sách của Nhật, nên đã ngả hẳn về phía cách mạng.

Vềkháchquan:

+ Sau khi phát xítĐức bịtiêu diệt, Liên Xô tuyên chiến với Nhật,đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản. Ngày 9 8 1945, Hội đồng tối coa chiến tranh của Nhật họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pốtxđam. Ngày 14 8 1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, lo sợ đến cực điểm. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. Thời cơ cách mạng xuất hiện.

+ Tuy nhiên, một nguy cơ mới đang dần đến. Quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Những thế lực phản động trong nước cũng đang tìm cách thay thầy đổi chủ. Chính vì thế, vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh mà nhân dân Việt Nam không thể chậm trễ.

Đảng kịp thời phátđộng khởi nghĩa:

+ Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng vàTổng bộ Việt Minh thành lập Uỷban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờcùng ngày, Uỷban khởi nghĩa toàn quốc ban bốQuân lệnh số1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

+ Từngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghịtoàn quốc củaĐảng họpởTân Trào, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa.

+ Tiếpđó, từngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dânởTân Trào tán thành chủtrương Tổng khởi nghĩa củaĐảng, thông qua 10 chính sách của Việt minh, cử ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

* Diễn biến

Từngày 14 8 1945, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, một số cấp bộ Đảng và Việt Minh đã phát động tổng khởi nghĩa và giành được thắng lợi.

Chiều 16/8/1945, theo lệnh củaỦy ban khởi nghĩa, mộtđơn vịcủaĐội Việt Nam Giải phóng quân do VõNguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

Ngày 18/8/1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyềnởtỉnh lị sớm nhất trong cảnước.

Tại HàNội, ngày 19/8/1945, hàng vạn nhân dân đánh chiếm cơquan đầu não củađịch như Phủ Khâm sai, trại Bảo an binh, Tòa Thị chính. Tối 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

Ngày 23/8, hàng vạn nhân dân Huếbiểu tình thị uy, chiếm công sở. Chính quyền vềtay nhân dân.

Ngày 25/8, tổng khởi nghĩa thắng lợiởSài Gòn.

Khởi nghĩa thắng lợiở3 thành phốlớn: HàNội, Huế, Sài Gònđã tácđộng đến cácđịa phương trong nước, quần chúng các tỉnh còn lại nối tiếp nhau khởi nghĩa. HàTiên vàĐồng Nai Thượng lànhững nơi giành chính quyền muộn nhất (28/8).

Chiều 30/8 vua Bảo Địa thoái vị, triều đình phong kiến nhà Nguyễn hoàn toàn sụp đổ.

4. Nước Việt Nam Dân chủCộng hòađược thành lập(2/9/1945)

Ngày 25/8/1945, Chủtich HồChíMinh cùng Trung ương Đảng vàUỷban Dân tộc giải phóng Việt Nam từTân Trào vềđến HàNội.

Ngày 28/8/1945, Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủtịch HồChíMinh thay mặt Chính phủlâm thời đọc Tuyên ngônđộc lập, trịnh trọng tuyên bốvớitoàn thể quốc dân và cả thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập. Bản Tuyên ngôn đã:

+ Khẳng định quyềnđộc lập tựdo là quyền thiêng liêng bất khảxâm phạm màmọi dân tộc phảiđược hưởng trong đó cóquyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

+ Nêu rõ:Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảođại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà

+ Khẳng định ýchí sắt đá của nhân dân Việt nam quyết giữ nền độc lập tự do vừa giành được: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy3.

5. Nguyên nhân thắng lợi, ýnghĩa lịch sửvàbài học knh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

a.Nguyên nhân thắng lợi

Nguyên nhân khách quan:

Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít tạo cơ hội thuận lợi cho nhân dân Việt Nam đứng lên Tổng khởi nghĩa.

Nguyên nhân chủquan:

+ Dân tộcViệt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập, tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

+ Cósựlãnhđạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh, đã đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo. Đảng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua thực tiễn đấu tranh, đặc biệt là lãnh đạo chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng trong giai đoạn vận động giải phóng dân tộc 1939 1945. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ Trung ương đến địa phương linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

b. Ýnghĩa lịch sử

+ Đối với trong nước:

  • Mởra bước ngoặtlớntrong lịch sửdântộc, phátan xiềng xích nôlệcủaPháphơn80 nămvàNhậtgần5 năm, chấmdứtchếđộ phong kiến, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Mởđầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
  • Đảng Cộng sảnĐông Dương từchỗphải hoạtđộng bí mật, bất hợp pháp, trở thành một Đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Nhân dân Việt Nam từ địa vị nô lệ, bước lên địa vị người làm chủ đất nước.

+ Đối với thếgiới:

  • Gópphầnvàothắng lợicủacuộcchiếntranh chống chủnghĩaphátxít; chọcthủng hệthống thuộcđịa của chủ nghĩa đế quốc.
  • Cổvũcácdântộcthuộcđịa trong cuộcđấu tranh tựgiảiphóng; có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Lào và Campuchia.

c. Bài học kinh nghiệm

Về chỉ đạo chiến lược: Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt diễn biến tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương cho phù hợp; giải quyết đúng mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Về xây dựng lực lượng: Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ đế quốc và tay sai để đánh đổ chúng.

Về phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng.

Về xây dựng Đảng: Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng thành công.

C. Câu hỏiôn tập

Câu 1.Trình bày điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào cách mạng1930 1931.

Câu 2.Có thể khẳng định phong trào cách mạng 1930 1931 là một phong trào mang nội dung mới so với các phong trào yêu nước trước đó hay không? Vì sao?.

Câu 3.Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10/1930 và nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 1941.

Câu 4.Trình bày và nhận xét chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10/1930 và nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 1941.

Câu 5.Trình bày bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 1939.

Câu 6.Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng trong hai giai đoạn 1936 1939 và 1939 1945. Vì sao có sự khác nhau?

Câu 7.Phân tích chủ trương chiến lược của Đảng trong giai đoạn 1939 1945.

Câu 8.Tóm tắt nội dung các Hội nghị của Đảng trong giai đoạn 1939 1945.

Câu 9.Trình bày tóm tắt quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Câu 10.Trình bày quá trình xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang trong giai đoạn 1939 1945.

Câu 11.Phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương (9 3 1945).

Câu 12.Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa của khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.

Câu 13.Bằng sự kiện chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 14.Mặt trận Việt Minh ra đời và phát triển như thế nào? Phân tích vai trò của Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Câu 15.Phân tích điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 16.Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu17.Chứng minh Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của 15 năm chuẩn bị lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Bài tập:

Bài 1.Hãy lập bảng tóm tắt các phong trào cách mạng 1930 1931; 1936 1939; 1939 1945 theo mẫu sau:

Nội dung1930 19311936 19391939 1945
Kẻthùtrước mắt
Nhiệm vụcách mạng
Lực lượng cách mạng
Phương phápđấu tranh

Bài 2.Hãy lập bảng tóm tắt các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng tổ chức và lãnh đạo trong thời kỳ 1930 1945 theo mẫu sau:

Hình thức mặt trậnThời gianBối cảnh rađờiVai trò

Bài 3.Hãy lập bảng tóm tắt các Hội nghị của Đảng trong giai đoạn 1939 1945 theo mẫu sau:

Thời gian
(tháng, năm)
Tên hội nghịHoàn cảnh lịch sửNội dung cơ bản

____
1Phần này thuộc Chương trình nâng cao

2Phần này thuộc Chương trình nâng cao

3Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4 (1945 1946), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 3.


Các tin khác:
» Thi THPT 2020: Lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT
» Còn hơn 2 tuần nữa thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh nên làm gì và học như thế nào?
» Thời gian nhận giấy báo dự thi, cách tra cứu thông tin trên Cổng thông tin Kỳ thi tốt nghiệp THPT
» Đăng ký nguyện vọng như thế nào để cơ hội trúng tuyển đại học cao nhất
» Top 14 điều bạn cần ghi nhớ để vượt qua kì thi THPT năm 2020
» Trọn bộ bí kíp mùa thi
» Ổn định tâm lý mùa thi
» Bí quyết ôn thi tổ hợp các môn xã hội hiệu quả
» Chương trình tư vấn trực tuyến: Đồng hành cùng thí sinh ĐKDT, ĐKXT năm 2018
» Sơ đồ tư duy giúp học sinh ôn thi môn Ngữ văn lớp 12
    Tin tức
    THPT
  • Thông báo tuyển sinh
  • Bồi dưỡng kiến thức
  • Đại học
  • Thông tin tuyển sinh
  • Ngành đào tạo
  • Đào tạo ngành 2 (bằng kép)
  • Thông tin cần biết
  • Sau đại học
  • Thông tin tuyển sinh
  • Chuyên ngành đào tạo
  • Bổ túc kiến thức
  • Thông tin cần biết
  • Ngắn hạn - VLVH
  • Tuyển sinh ngắn hạn
  • Tuyển sinh VLVH
  • Tiếng Việt cho người nước ngoài
  • Thông tin cần biết
  • Hướng nghiệp
  • Chọn ngành, chọn nghề
  • Bí quyết học thi
  • Sức khoẻ mùa thi
  • Tra cứu kết quả
  • Học tại USSH
  • Tại sao chọn USSH
  • Môi trường học tập
  • Học phí - Học bổng
  • Ký túc xá

Liên kết nhanh

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021
THÔNG TIN TUYỂN SINH THẠC SĨ, TIẾN SĨ NĂM 2021
TUYỂN SINH CTĐT THỨ 2 (BẰNG KÉP) NĂM 2021
TÌM HIỂU CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THAM KHẢO ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

Tin nổi bật

  • So sánh 1936 1939 và 1939 1941
    Công bố kết quả trúng tuyển đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
    15/09/2021
  • So sánh 1936 1939 và 1939 1941
    Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2021
    28/08/2021
  • So sánh 1936 1939 và 1939 1941
    Thông báo ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
    02/08/2021
  • So sánh 1936 1939 và 1939 1941
    Thông báo kết quả thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2021
    29/06/2021
  • So sánh 1936 1939 và 1939 1941
    TRA CỨU LẠI thông tin dự thi (có điều chỉnh) kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2021
    09/06/2021

Thống kê

So sánh 1936 1939 và 1939 1941
Tổng truy cập
6988883
So sánh 1936 1939 và 1939 1941
Trực tuyến
000032