So sánh cách uống rượu của Mị và Hồ Xuân Hương

1. Dàn ý chi tiết phân tích “Tự tình”

1.1 Mở bài

Cách 1:Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

Tác giả: Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm có đóng góp to lớn vào nền văn học dân tộc vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” bởi sự đặc sắc trong ngôn ngữ thơ và sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình.

Thơ của Hồ Xuân Hương thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ và xót thương cho những bất hạnh mà họ phải chịu.

Tác phẩm: “Tự tình” là một trong ba bài thơ trong chùm thơ “Tự tình”, thể hiện nỗi buồn tủi của thân phận người

Cách 2: Dẫn dắt từ câu thơ nói về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

(Truyện Kiều_Nguyễn Du)

Hình ảnh người phụ nữ với nét đẹp tâm hồn nhưng luôn phải chịu những bất công, số phận ngang trái đã trở thành một trong những đề tài quen thuộc trong thi ca Việt Nam. Cũng cùng đề tài ấy, “Tự tình” của Hồ Xuân Hương là tiếng lòng của người phụ nữ sống trong sự cô đơn, vắng vẻ mỗi khi đêm về.

1.2 Thân bài

Phân tích hai câu thơ đầu

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

+ Thời gian: “đêm khuya” là thời gian thường gợi buồn, gợi nhớ, khơi gợi những cảm xúc sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người.

+ Không gian: vắng lặng vì vậy có thể nghe rõ tiếng trống canh thúc giục vang lên trong đêm tối. Đảo ngữ “văng vằng” càng khiến cho tiếng trống trở nên dồn dập, gây bức xúc trong lòng người.

+ Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua từ ngữ “cái hồng nhan”. Hồng nhan là người con gái đẹp, nhưng người con gái ấy trong thơ cổ thường gắn với mệnh khổ, đúng với câu “hồng nhan bạc mệnh”, chữ “hồng nhan” được sử dụng trong câu thơ càng gợi ra sự nhỏ bé, thân phận mỏng manh của người phụ nữ.

+ Chữ “cái” đứng trước hồng nhan, là cách mà nữ sĩ dùng để chỉ thân phận mình, không những mỏng manh, nhỏ bé mà còn bạc bẽo, không được trân trọng.

+ Động từ “trơ” ám chỉ sự lẻ loi, đồng thời cũng là sự chai lì, đã quá quen với những bất hạnh, những đau khổ, tổn thương trong cuộc đời.

+ Nghệ thuật đối “cái hồng nhan” với “nước non” : một bên thì nhỏ bé, cô quạnh, mỏng manh, một bên thì rộng lớn, vĩnh cửu, trường tồn. Người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng, một mình giữa cảnh thiên nhiên, đất trời càng cảm thấy lẻ loi, cô quạnh .

=> Câu thơ vừa gợi sự cô quạnh, lẻ loi đơn chiếc của người phụ nữ đã hai lần đò nhưng tình duyên vẫn chưa lần nào cập bến. Giữa không gian đêm khuya thanh vắng càng làm nổi bật lên sự cô độc, cảm xúc dâng trào từ nỗi buồn, lẻ loi, cô đơn đến sự chai lì, rồi thách thức, đem cái hồng nhan để thách thức với nhân gian.

+ Mở rộng: Trong bài thơ “Tự tình 2” cũng trong một không gian vắng lặng như vậy, nghe tiếng gà gáy trên bom mà người nữ sĩ với tâm trạng oán hận nhìn nhận mọi sự vật của cuộc đời.

“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

Oán hận trông ra khắp mọi chòm”

*Phân tích hai câu tiếp theo

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

+ Hành động: uống rượu, nhưng uống rượu để tiêu sầu, quên đi thực tại mà càng uống lại càng tỉnh, vòng lặp “say lại tỉnh” giống như những bất hạnh trong cuộc đời người phụ nữ không thể nào thoát ra được.

+ Mở rộng: Trong thơ cổ đã từng có câu “Rút dao chém nước nước càng chảy mạnh/Sầu uống rượu càng sầu thêm” diễn tả một cách vô cùng chính xác tâm trạng của những người đang mang theo nỗi buồn sầu mà tìm đến rượu để tiêu sầu.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng từng viết về hình ảnh Kiều khi ở lầu Ngưng Bích, tự tìm đến rượu để tiêu sầu:

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa”

+ Nghệ thuật đối tài tình “Chén rượu-vầng trăng”, “hương đưa-bóng xế”, “say lại tỉnh-khuyết chưa tròn” càng làm nổi bật lên sự cô quạnh của người nữ sĩ. Giữa người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng và vầng trăng đều có những nét tương đồng, đều cô đơn, đều đẹp, nhưng lại phải chịu số phận hẩm hiu. Hình ảnh “bóng xế khuyết chưa tròn” phải chăng chính là nhận thức của tự thân nữ sĩ về số phận của mình, tuổi xuân dang dở, hạnh phúc lỡ làng.

*Phân tích hai câu thơ tiếp theo

“Xiên ngang mặt đất mây từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

+ Nếu như ở hai câu thơ đầu, điểm nhìn là ở trên cao và xa thì ở hai câu luận này, nữ sĩ đã chuyển điểm nhìn về mặt đất, để ý đến từng hình ảnh, sự vật nhỏ nhoi.

+ Hình ảnh “rêu”, “đá”, là những hình ảnh của những vật nhỏ bé, ít ai chú ý đến. Tuy nhiên, chính những sự vật nhỏ bé như vậy lại mang trong mình sức sống mãnh liệt, phá bỏ những khuôn phép và giới hạn thông thường để vươn tới một ánh sáng, vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chịu khuất phục, cam chịu.

=> Hình ảnh rêu đá, với sức sống mãnh liệt, giống như tâm trạng của người con gái ấy đang cố gắng phản kháng dữ dội với cuộc đời, muốn nổi loạn, muốn đập tan những quy định, giáo điều hà khắc trong xã hội để tự tìm hạnh phúc cho riêng mình.

* Phân tích hai câu thơ cuối

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

+ Nữ sĩ chỉ ra hiện thực của đất trời: mùa xuân của đất trời thì vĩnh hằng, tuần hoàn, “xuân đi xuân lại lại”, nhưng tuổi xuân của đời người chỉ có một lần trong đời, một khi đã qua thì không thể nào trở lại được nữa.

+ Mở rộng: Sau này, trong bài “Vội vàng”, Xuân Diệu cũng đã từng viết về tuổi trẻ của đời người:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

+ Nữ sĩ chỉ còn biết thốt lên trước thân phận mình, nhìn tuổi trẻ của mình qua đi “ngán”. Người phụ nữ ấy đã từng sử dụng nhiều từ chỉ cảm xúc để thể hiện tâm trạng của mình. Trong bài “Tự tình 2”, Hồ Xuân Hương từng viết: “oán hận trông ra khắp mọi chòm”, còn trong bài “Tự tình 1”, người nữ sĩ ấy từng viết:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu không đánh cớ sao om”

Nỗi buồn sầu trong lòng nữ sĩ dường như chỉ có đầy lên chứ không hề vơi đi, nỗi oán hận kiếp “lấy chồng chung” ấy cũng được thể hiện:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Năm thì mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không”

+ Lối chơi chữ: “mảnh tình san sẻ tí con con” là một lối nói chua chát, tình cảm đã chẳng thể vẹn nguyên mà chỉ được một “mảnh”, đã vậy lại còn phải san sẻ ra nhiều phần, chỉ còn lại “tí con con”. Đây chính là nỗi buồn khổ của người phụ nữ phải chịu cảnh lấy chồng chung, không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, phải chịu đựng sự cô quạnh trong những tháng năm thanh xuân đẹp đẽ nhất của cuộc đời.

1.3 Kết bài

Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

Giá trị nội dung: Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ trong cuộc sống đời thường nhiều lẻ loi cô quạnh trong xã hội phong kiến xưa.

Giá trị nghệ thuật: bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật, lối gieo vần, chơi chữ độc đáo đã cho thấy tài hoa của bà chúa thơ Nôm của dân tộc.

Cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo

[Văn mẫu 12] Cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ, liên hệ với quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng tỉnh rượu.
Mục lục nội dung
  • 1. Hướng dẫn cảm nhận
  • 1.1. Phân tích đề
  • 1.2. Hệ thống luận điểm
  • 1.3. Sơ đồ tư duy
  • 1.4. Chi tiết dàn ý
  • 2. Một số mẫu bài phân tích
  • 2.1. Bài mẫu số 1
Mục lục bài viết

Tài liệuhướng dẫn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo, gợi ý cách làm, phân tích đề, sơ đồ tư duy kèm một số bài văn mẫu tham khảo liên hệ quá trình thức tỉnh của Mị với nhân vật Chí Phèotrong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và nhân vật Chí Phèo

  • Dàn ý so sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo
    • Dàn ý số 1
    • Dàn ý số 2
  • Sơ đồ tư duy quá trình thức tỉnh của Mị và Chí phèo
  • So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo - Mẫu 1
  • So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo - Mẫu 2
  • So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo - Mẫu 3
  • So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo - Mẫu 4
  • So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo - Mẫu 5
  • So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo - Mẫu 6

Dàn ý so sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo

Dàn ý số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật: Cả Nam Cao và Tô Hoài trong tác phẩm của mình không chỉ xây dựng được nội dung tác phẩm sâu sắc mà còn gặp gỡ trong tinh thần nhân đạo sâu sắc. Thông qua nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo) và Mị (Vợ chồng A Phủ), hai nhà văn đã thể hiện tiếng nói cảm thông đối với những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh.

II. Thân bài

– Mị và Chí Phèo là những người có xuất thân nghèo khổ, bị cường quyền chèn ép, chà đạp đến mức tê liệt, đánh mất khả năng phản kháng.

– Bên trong những con người bất hạnh ấy lại là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

–> Họ không mãi cam chịu cuộc sống đen tối mà đã vươn lên vượt thoát ra khỏi bóng đen của cường quyền, thức tỉnh để hồi sinh.

– Nhân vật Mị:

  • Mị là người con gái xinh đẹp, yêu đời với sức sống thanh xuân căng tràn nhưng buộc trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí.
  • Sống tại gia đình thống lí, Mị bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần.
  • Mị bị tê liệt, đánh mất đi khả năng phản kháng trước thực trạng đau khổ trước mắt.
  • Trong đêm tình mùa xuân, sức sống bên trong Mị đã được đánh thức nhưng sau đó lại bị thực tại tàn nhẫn đè nén để cô trở lại đối với cuộc sống cam chịu thường ngày.
  • Giọt nước mắt của A Phủ đã khiến cho sức sống ấy bùng cháy dữ dội để thôi thúc Mị vùng lên cứu sống A Phủ cũng là giải thoát cho cuộc sống của chính mình.

– Nhân vật Chí Phèo:

  • Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện, chân chất, vì sự ghen tuông của Bá Kiến mà bị đẩy vào tù một cách vô lí, oan uổng.
  • Chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến cũng là khi Chí Phèo bước vào con đường tội lỗi, trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
  • Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức phần nhân tính bên trong con người của Chí.

–> Chí khát khao muốn làm hòa với mọi người, muốn trở về với con đường lương thiện.

+ Khi biết mình mãi mãi không thể trở về cuộc đời lương thiện được nữa, Chí Phèo thà lựa chọn cái kết bi thảm nhất cho mình chứ không chịu bắt tay với tội ác một lần nữa.

III. Kết bài

- Sự hồi sinh của Mị và Chí Phèo thể hiện sự trân trọng, niềm tin của hai nhà văn đối với những giá trị nhân phẩm, sức sống tiềm tàng bên trong con người.

Dàn ý số 2

1/ Sự thức tỉnh của Chí Phèo

- Quá trình tha hóa của Chí Phèo

  • Khi còn nhỏ với bi kịch thiếu tình thương
  • Bị đi tù --->biến đổi nhân hình và nhân tính,bi kịch tha hóa trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại(phân tích ngoại hình,tiếng chửi,cơn say triền miên,rạch mặt ăn vạ)bị xã hội đẩy ra bên lề,bị đồng loại ruồng bỏ,càng ngày Chí càng bị lún sâu vào trong tội lỗi.

- Sự thức tỉnh của Chí Phèo:

  • Vai trò của thị nở và bát cháo hành đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo.
  • Chí cảm nhận cuộc sống xung quanh và cảm nhận bản thân để rồi khao khát làm người lương thiện.
  • Khi bị từ chối quay trở lại cuộc đời và loài người Chí Phèo phản ứng dữ dội,giết Bá Kiến giết chết hình hài quỷ dữ của mình để giữ mãi hình ảnh Chí Phèo đã trở lại hoàn lương.

2/Sự thức tỉnh của Mị

- Cuộc sống của mị trước khi về làm dâu nhà thống lí.

- Cuộc sống đầy đọa về thể xác và tinh thần ở nhà Thống lí.

+ Phân tích cuộc sống bị giam hãm đầy đọa về tinh thần cuộc sống làm Mị chết dần chết mòn tê liệt ý thức phản kháng.

- Sự hồi sinh của Mị

  • Nguyên nhân của sự hồi sinh
  • Biểu hiện của sự hồi Sinh
  • Sau khi hồi sinh Mị đã phản kháng dữ dội cắt dây trói cho A phủ và bỏ trốn theo A phủ đến Phiềng Xa.

3/ So sánh

- Giống nhau:cả hai đều là nạn nhân của chế độ phong kiến cường quyền,bị dồn đẩy đến con đường cùng và bị tha hóa.

- Khác nhau :

  • Với Chí Phèo:Sự thức tỉnh chỉ có nghĩ như một sự thay đổi chứ không phải là một bước ngoặt (trong nhận thức)
  • Chí Phèo là sự lặp lại, chưa có sự thức tỉnh, chỉ mình anh đấu tranh để được làm người lương thiện.Với Mị :sự thức tỉnh thực sự là một bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời và số phận nhân vật(sau khi thây Mị phản kháng dữ dội đối với nhà thống lí đại diện cho chế độ phong kiến cường quyền để thay đổi cuộc sống của mình)
  • Ở Vợ chồng A Phủ là sự phản kháng, biết đoàn kết với những người nghèo cùng số phận.