So sánh giữa nhận thức cảm tính và lý tính

Nhận thức là gì? Nhận thức nghe thật quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Vậy chúng ta đã hiểu rõ về nhận thức chưa? Trong bài viết này, Isinhvien sẽ chia sẻ đến các bạn nhận thức là gì, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như giúp các bạn phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.


Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

So sánh giữa nhận thức cảm tính và lý tính
Ảnh minh họa – Nhận thức là gì?

Nhận thức suy cho cùng là sự chú ý, là những chi tiết bạn thu thập được từ nhận thức của bạn về thế giới. Đó là ý thức tích cực thu thập và xử lý thông tin từ môi trường của bạn. Đó là cách bạn trải nghiệm cuộc sống.

Nếu “nhận thức” là để ý đến mọi thứ trên thế giới, thì “tự nhận thức” là tập trung nhận thức của bạn vào bản thân.

Nhận thức bản thân là khả năng chúng ta nhận thấy những suy nghĩ, cảm xúc và cách chúng ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Khi làm như vậy, tự bản thân có thể giám sát vì tự bản thân có thể hiểu rõ hơn về sở thích bên trong của mình là gì. Về cốt lõi, nhận thức bản thân là khả năng chúng ta hiểu được bản thân và cách chúng ta hòa nhập với thế giới.


Tự nhận thức bản thân cũng có nghĩa là nhận ra những gì bạn có thể và không thể kiểm soát. Nhiều người trong chúng ta dựa vào thế giới bên ngoài để cho chúng ta biết cách sống. Kết quả là, chúng ta mất đi khả năng xác định sự thật của chính mình. Chúng ta cũng không thể khám phá đầy đủ các giá trị, ước mơ và khuôn mẫu của mình. Tất cả những chìa khóa quan trọng có thể giúp đưa ra quyết định của chúng ta trong việc tạo ra cuộc sống mà chúng ta mong muốn xuất phát từ tự nhận thức bản thân.

Nói một cách dễ hiểu:

  • Nhận thức cảm tính là những cảm nhận ban đầu về bề ngoài của một sự vật nào đó. Nhận thức được đánh giá bằng trực quan.
  • Nhận thức lý tính là nhận thức đã được suy nghĩ, tư duy từ nhận thức cảm tính. Để có những đánh giá chính xác hơn, khách quan hơn về sự vật.

Giống nhau:


Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều phản ánh:

  • Chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào con người mới xuất hiện nhận thức.
  • Mang những đặc điểm riêng của mỗi người với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
  • Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch sử, xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.
  • Đều có ở động vật và con người.

Khác nhau:

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa 2 loại nhận thức này, mời bạn xem qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chíNhận thức cảm tínhNhận thức lý tính
Bản chất về giai đoạnLà giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 
Đặc điểm– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mỗi quan hệ lẫn nhau: Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.


Ví dụ: Cả công ty rủ nhay đi ăn ở nhà hàng bình dân. Trong lúc đợi, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.

Nhận thức cảm tính: Đĩa thức ăn này thật ngon, rất muốn ăn.

Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn xào nấu rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức góp phần quan trọng. Thực tiễn đóng vai trò vừa là cơ sở vừa là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức, Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó để ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.


Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tất yếu phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.

Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logich không ngừng được củng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nổi dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.

Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tỉnh chân lý của quá trình nhận thức. Điều này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.


Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức, Tóm lại thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn về nhận thức là gì, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Isinhvien mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập vào Isinhvien để xem những bài viết hữu ích mỗi ngày nha.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

C1

* Giống nhauCả hai quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình ảnh về chúng.Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là quá trình tâm lý có mở đầu, có diễn biến và kết thúc.

* Khác nhau


Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
- Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

C2

- Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.* đặc điểm: + Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng. + Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

* VD:Để cải thiện tình hình giao thông vận tải người ta đã chế tạo ra nhiều loại phương tiện để giúp con người ta di chuyuển dễ dàng và nhanh chóng hơn như máy bay, ô tô,xe máy...

C3

- Chủ nghĩa duy vật:

Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế.

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy

- Chủ nghĩa duy tâm:

Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..

Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.

Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.

Cùng với nguồn gốc nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm ra đời còn do nguồn gốc xã hội. Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của nhân tố tinh thần. Các giai cấp thống trị và những lực lượng xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị - xã hội của mình.

Một học thuyết triết học thừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc tinh thần) là nguồn gốc của thế giới được gọi là nhất nguyên luận (nhất nguyên luận duy vật hoặc nhất nguyên luận duy tâm).

Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học xem vật chất và tinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế giới; học thuyết triết học của họ là nhị nguyên luận. Lại có nhà triết học cho rằng vạn vật trong thế giới là do vô số nguyên thể độc lập tạo nên; đó là đa nguyên luận trong triết học (phân biệt với thuyết đa nguyên chính trị). Song đó chỉ là biểu hiện tính không triệt để về lập trường thế giới quan; rốt cuộc chúng thường sa vào chủ nghĩa duy tâm.

C4

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những qui luật khách quan vốn có của nó.

Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.