So sánh khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng tư sản

So sánh khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng tư sản
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

b) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến tiêu biểu là
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, hoạt động tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. (Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm 1896 mới kết thúc. Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.)
KN Ba Đình (1881-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo, diễn ra tại Thanh Hóa
KN Bãi Sậy (1883-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, diễn ra ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình
KN Hương Khê (1885-1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, diễn ra ở địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Kn nông dân Yên Thế (1885 – 1913) do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn Nắm lãnh đạo, diễn ra tại Bắc Giang. KN đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn thiệt hại nhưng đến năm 1913 thì bị dập tắt.
* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng:
+ Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu ( 1867-1941)-quê Nghệ An với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc - Phát động phong trào Đông Du đưa du học sinh Việt Nam sang Nhật học tập. Chọn Nhật vì đây là quốc gia “đồng văn, đồng chủng”, nền kinh tế phát triển mạnh, hùng mạnh về quân sự.
+ Đại diện cho khuynh hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước cho nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang cầu viện nước ngoài, cầu xin Pháp đến khai hóa cho VN.
Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt nam còn nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào “tẩy chay Khách trú”(1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do dân chủ…
c) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
o Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
o 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người
o 18-6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
o Vào tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam.
o Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo cách mạng vô sản
Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.

(Quá trình chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam thông qua những bài viết đăng trên các báo Người cùng khổ (le Paria), Nhân đạo (L’Humanite), Đời sống công nhân và xuất bản các tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủnghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”. Từ đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.)
o 6-1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế.
o Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
o Từ năm 1925 – 1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho 75 cán bộ cách mạng Việt Nam.
o Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh”
o 6/1 – 7/2/1930, . Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của ĐCSVN
(- Nội dung tác phẩm Đường cách mệnh: -
Đường cách mệnh chỉ rõ: tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải việc một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công- nông và phải
luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. –
-Về vai trò của Đảng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng muốn thắng lợi thì phải có một đảng lãnh đạo. Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt. Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.
-Về vấn đề đoàn kết quốc tế, Người nói: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. - -Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân…
- Như vậy: Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cấp những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam.)
- Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:
Phong trào công nhân những năm 1919-1925 đã có bước phát triển mới so với trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn. Tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định ngày 30/4/1925, đòi chủ tư bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giảm đuổi thợ…
Trong những năm 1926 - 1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ năm 1929. Từ năm 1928 đến năm 1929, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trong toàn quốc.
Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929 mang tính chất chính trị rõ rệt. Mỗi cuộc đấu tranh đã có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành và các địa phương. Phong trào công nhân có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
Cũng vào thời gian này, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào nông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, dân cày cũng đã tỉnh dậy, chống đế quốc và địa chủ rất kịch liệt. Năm 1927, nông dân làng Ninh Thanh Lợi ( Rạch Giá) đấu tranh chống bọn thực dân và địa chủ cướp đất, đòi chia ruộng công… Phong trào nông dân và công nhân đã hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
=> KL: ptcn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có tổ chức lãnh đạo, có tính chất chính trị rõ rang, sự kết hợp giữa pt cn và pt yêu nước. Đặc biệt, các pt đấu tranh chuyển từ tự phát sang tự giác
- Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:
+ Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội quyêt định thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
+ Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản đảng.
+ Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Mặc dù giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam.

So sánh khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng tư sản

DinhThuyEpu
Tổng số bài gửi : 14
Join date : 09/08/2012
Đến từ : Ninh Bình

LikeDislike

So sánh khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng tư sản
So sánh khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng tư sản